Những gì bố mẹ nên biết về bệnh béo phì ở trẻ em

(4) - 85 đánh giá

Việc thiếu các hoạt động rèn luyện thể chất cũng như chế độ ăn uống bất hợp lý dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em ngày càng nhiều. Rèn luyện các thói quen lành mạnh để ngăn ngừa tình trạng này luôn là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.

Ngày nay, trẻ em đứng trước nhiều nguy cơ mắc bệnh béo phì. Sự phát triển của công nghệ khiến trẻ ngày càng trở nên thụ động, cùng với chế độ ăn uống nhiều calo từ các loại sữa béo, thức ăn nhanh phần nào khiến cha mẹ đau đầu trong việc kiểm soát cân nặng của con mình. Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn những nguyên nhân gây bệnh béo phì cũng như liệu pháp để ngăn chặn tình trạng này một cách hiệu quả.

Những nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em

Trẻ em bị thừa cân và béo phì vì nhiều lý do. Các yếu tố liên quan đến di truyền, hoạt động thể chất, chế độ dinh dưỡng là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến sức khỏe như rối loạn hormone cũng có nguy cơ gây thừa cân, béo phì. Bạn có thể cho trẻ xét nghiệm máu và khám lâm sàng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh béo phì.

Mặc dù cân nặng chịu tác động một phần từ yếu tố di truyền, nhưng không phải tất cả trẻ em có bố mẹ mang tiền sử béo phì đều mắc phải tình trạng thừa cân. Việc phụ huynh có tiền sử béo phì thường ảnh hưởng đến những đặc điểm khác về thói quan ăn uống, nghỉ ngơi của trẻ nhiều hơn.

Chế độ ăn uống và vui chơi của trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cân nặng. Bên cạnh đó, lười vận động cũng là một yếu tố góp phần nên bệnh. Thay vì ra ngoài chạy nhảy và vui chơi, trẻ thường có xu hướng dán mắt vào màn hình tivi hoặc các thiết bị di động để chơi game hoặc xem phim hoạt hình nhiều hơn. Sự phát triển của công nghệ vô hình chung ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cân nặng của trẻ.

Trẻ béo phì có nguy cơ mắc các bệnh nào?

Trẻ bị béo phì có nguy cơ cao mắc phải các tình trạng bệnh như:

  • Cholesterol cao;
  • Cao huyết áp;
  • Bệnh tim giai đoạn đầu;
  • Tiểu đường;
  • Các vấn đề về xương, khớp;
  • Những tình trạng da như phát ban, nhiễm trùng nấm và mụn.

Làm sao để biết trẻ em mắc phải tình trạng thừa cân, béo phì?

Để biết được con có mắc phải tình trạng thừa cân, béo phì hay không, bạn nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán đúng đắn. Bác sĩ sẽ đo chỉ số BMI (chỉ số cơ thể) của trẻ, để xem lượng cân nặng của trẻ với tiêu chuẩn có sự chênh lệch như thế nào. Trong quá trình xác định BMI, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc đến các yếu tố như độ tuổi và mức tăng trưởng của trẻ.

Làm thế nào để ngăn ngừa béo phì ở trẻ em?

Có rất nhiều cách để bố mẹ kiểm soát bệnh béo phì ở trẻ em, bao gồm:

  • Tôn trọng sự thèm ăn của con. Tuy nhiên, không cần ép con ăn hết phần ăn khi con đã no;
  • Hạn chế cho con dùng thức ăn nhanh và các loại thực phẩm quá nhiều đường;
  • Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng cho trẻ với lượng calo thấp;
  • Cho trẻ hấp thu đủ chất xơ;
  • Hạn chế mua và sử dụng các loại thực phẩm có lượng calo cao;
  • Tích cực cho con tham gia các hoạt động thể chất (như đi bộ, chơi trò chơi vận động ngoài trời,…);
  • Hạn chế cho con xem tivi quá nhiều giờ;
  • Đừng thưởng bánh kẹo, đồ ngọt cho con;
  • Cố gắng tập cho bé thói quen uống sữa không đường.

Làm thế nào để tập cho trẻ và gia đình thói quen lành mạnh ngăn ngừa béo phì?

Có nhiều cách để giúp gia đình hình thành nên các thói quen lành mạnh, ngăn ngừa thừa cân, béo phì. Tích cực cho gia đình tham gia các hoạt động thể chất là một trong số đó. Thay vì động viên trẻ tham gia hoạt động thể chất một mình, bạn hãy tổ chức các chuyến đi dã ngoại, leo núi cùng với gia đình để con cảm thấy mình không đơn độc và quá trình rèn luyện thể chất trở nên dễ dàng, vui vẻ hơn.

Ngoài ra, bạn hãy hạn chế thời gian xem tivi của gia đình, thay vào đó cả nhà hãy cùng nhau tản bộ sau khi ăn xong, trò chuyện về những gì xảy ra trong ngày.

Việc rèn luyện các thói quen lành mạnh cho gia đình không những giúp ngăn ngừa béo phì mà còn tạo cơ hội cho gia đình bạn xích lại gần nhau hơn nữa. Vì vậy, đừng ngần ngại bắt đầu từ bây giờ bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mụn trứng cá ở nam giới: Hiểu rõ để điều trị hiệu quả hơn

(42)
Mụn trứng cá ở nam giới là mối quan tâm của rất nhiều người. Bạn đã biết nguyên nhân và cách điều trị hợp lý?Mụn trứng cá có nguy cơ xảy ra ở cả ... [xem thêm]

Dạy trẻ sử dụng Internet an toàn để không hối hận vì lơ là việc này

(18)
Cuộc sống ngày càng hối hả và bận rộn khiến nhiều người không còn nhiều thời gian để quan tâm đến việc dạy cho con các giá trị đạo đức. Thật ra, dù ... [xem thêm]

Bỏ túi 7 điều cần lưu ý cho người mới lần đầu làm mẹ

(36)
Nếu lần đầu làm mẹ, bạn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ. 7 điều lưu ý sau của Chúng tôi sẽ là hành trang giúp bạn vượt qua những khó khăn trong giai đoạn ... [xem thêm]

Điều gì khiến trẻ sơ sinh không tăng cân?

(99)
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra vấn đề này. Nhiều trường hợp có thể mất hàng tháng để bác sĩ có thể thực hiện các cuộc xét nghiệm và nghiên cứu ... [xem thêm]

19 món ăn vặt văn phòng vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe

(60)
“Ăn gì để khỏe mạnh?” luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong cuộc sống ngày nay. Ngoài việc quan tâm về những bữa ăn chính sao cho đầy đủ ... [xem thêm]

Biến chứng bệnh gout nguy hiểm khôn lường

(76)
Biến chứng bệnh gout nguy hiểm khôn lường. Người bệnh không chỉ bị những cơn đau dữ dội tấn công mà các khớp còn bị viêm, cứng đờ, biến dạng. Có ... [xem thêm]

Tinh trùng yếu nên uống thuốc gì để cải thiện chất lượng?

(56)
Tinh trùng yếu là một trong những vấn đề thường gặp ở nam giới. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nhiều hệ lụy đối ... [xem thêm]

8 cách tập cho bé bú bình

(80)
Khi 6 tuần tuổi, không giống với những em bé vừa chào đời, bé lúc này đã phát triển ý thức mạnh mẽ về những gì bé muốn, những gì bé không muốn và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN