Xơ nang ở trẻ nhỏ: Căn bệnh di truyền nguy hiểm mà cha mẹ cần lưu ý

(3.66) - 98 đánh giá

Xơ nang ở trẻ nhỏ là một bệnh di truyền có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị kịp thời có thể giúp trẻ có một cuộc sống khỏe mạnh và hạn chế phần nào các biến chứng của bệnh.

Xơ nang là một bệnh khó chữa, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Hiện vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này nhưng vẫn có cách giúp trẻ sống chung với bệnh.

Xơ nang là bệnh gì?

Xơ nang là một căn bệnh di truyền kéo dài suốt đời có liên quan đến tuyến bài tiết. Bệnh này khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi và dịch nhầy, làm ảnh hưởng đến phổi, hệ tiêu hóa và các cơ quan khác. Thông thường, dịch nhầy trong phổi chỉ là một lớp lót rất mỏng và khá trơn. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh xơ nang, dịch nhầy sẽ trở nên dày và dính bất thường, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hệ tiêu hóa và phổi. Xơ nang ở trẻ nhỏ là một rối loạn di truyền nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân gây ra bệnh xơ nang ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân khiến trẻ bị xơ nang là do nhận gen di truyền xơ nang từ cả bố và mẹ. Nếu trẻ chỉ nhận được một gen bệnh từ mẹ hoặc từ bố thì trẻ chỉ mang mầm bệnh chứ không mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ nhận được gen di truyền xơ nang từ cả bố và mẹ thì trẻ sẽ bị bệnh. Xơ nang có thể di truyền trong gia đình. Do đó, nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do rối loạn di truyền.

Triệu chứng của bệnh xơ nang ở trẻ nhỏ

Các triệu chứng của bệnh xơ nang sẽ khác nhau ở từng trẻ. Tuy nhiên, đa phần bạn có thể phát hiện khi trẻ còn rất nhỏ. Dưới đây là một số triệu chứng thường thấy của bệnh xơ nang:

  • Nhiễm trùng phổi, khó thở, thở khò khè và ho kéo dài
  • Tắc nghẽn ruột do phân su ở trẻ sơ sinh
  • Da và mồ hôi của trẻ có vị mặn
  • Chậm tăng cân và chiều cao
  • Mũi hoặc xoang phát triển bất thường
  • Sưng trực tràng hoặc sa trực tràng.

Chẩn đoán xơ nang ở trẻ nhỏ?

Các xét nghiệm để chẩn đoán xơ nang có thể được thực hiện ở bất cứ độ tuổi nào nhưng đa phần bệnh xơ nang sẽ được phát hiện ngay sau khi sinh hoặc 2 năm sau đó. Nếu nghi ngờ trẻ bị xơ nang, bác sĩ có thể đề nghị bạn cho trẻ thực hiện các thử nghiệm di truyền và thử nghiệm mồ hôi.

Thử nghiệm mồ hôi được sử dụng khá phổ biến trong việc xác định xơ nang. Đây là một xét nghiệm đơn giản, không đau và nhanh chóng. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mồ hôi của trẻ và đo lượng muối trong mồ hôi. Mồ hôi của người bị xơ nang thường có nồng độ muối cao hơn bình thường.

Ngoài thử nghiệm mồ hôi, bác sĩ còn có thể đề nghị bạn cho trẻ thực hiện những thử nghiệm khác như chụp X-quang phổi, xét nghiệm chức năng phổi, chụp X-quang xoang và xét nghiệm đờm.

Biến chứng của bệnh xơ nang ở trẻ nhỏ

Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của xơ nang:

  • Gây viêm phổi, viêm xoang hoặc viêm phế quản
  • Gây tổn thương đường hô hấp, gây giãn phế quản, làm cản trở lưu thông khí trong phổi
  • Gây hỏng mô phổi, dẫn đến suy hô hấp
  • Các thành ống dẫn khí có thể bị mỏng, dẫn đến ho ra máu
  • Gây viêm và sưng ở niêm mạc mũi, gây polyp
  • Làm tăng nguy cơ đái tháo đường
  • Các ống tiết men tiêu hóa của tuyến tụy bị bít kín khiến enzyme không thể xuống được ruột non, dẫn đến việc thức ăn không thể được tiêu hóa hoàn toàn, gây thiếu dinh dưỡng
  • Bít ống dẫn mật, gây sỏi mật và các vấn đề về gan
  • Gây loãng xương.

Điều trị xơ nang ở trẻ nhỏ

Những trẻ bị xơ nang cần được chăm sóc liên tục. Cách điều trị cho từng trẻ sẽ khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn di truyền và cách mà cơ thể đối phó với nó. Bác sĩ sẽ cho trẻ khuyên dùng thuốc, liệu pháp dinh dưỡng, liệu pháp hô hấp và các biện pháp điều trị khác:

  • Thuốc: Bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc kháng sinh để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen có thể được sử dụng để giúp giảm sốt, đau và sưng. Các loại thuốc giúp làm loãng chất nhầy và giãn phế quản cũng có thể được dùng.
  • Enzyme tiêu hóa: Bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thêm các loại enzyme tiêu hóa và vitamin để hỗ trợ cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Insulin: Bác sĩ có thể cho trẻ dùng insulin để điều hòa lượng đường trong máu nếu trẻ mắc phải bệnh đái tháo đường.
  • Chế độ dinh dưỡng và các loại thực phẩm bổ sung phù hợp: Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp trẻ phát triển bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể được khuyên cho trẻ dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung để đối phó với căn bệnh này.
  • Tiêm ngừa cúm: Bạn nên đưa trẻ đi tiêm ngừa cúm hàng năm để giúp trẻ tránh khỏi các biến chứng phát sinh do bệnh xơ nang.

Một số biện pháp điều trị bệnh xơ nang tại nhà

Bệnh xơ nang nên được điều trị ở bệnh viện dưới sự theo dõi của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thử thực hiện một vài biện pháp để giúp giảm các triệu chứng của bệnh:

  • Cho trẻ uống trà thảo mộc như cây mã đề, cây tầm ma và cỏ ba lá đỏ. Các loại thảo mộc sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch của trẻ.
  • Sử dụng cỏ cà ri hoặc bạc hà vào khẩu phần ăn để giúp trẻ cải thiện chức năng tiêu hóa.
  • Sử dụng các loại thảo mộc như rễ cây ngưu bàng để làm loãng chất nhờn.
  • Nghệ có đặc tính chống viêm. Cho trẻ dùng nghệ để điều trị bệnh viêm phổi. Bạn có thể thêm nghệ vào thực phẩm hoặc thêm vào sữa.
  • Đu đủ có đặc tính kháng khuẩn và chống nhiễm khuẩn. Do đó, bạn có thể cho trẻ dùng đu đủ thường xuyên.
  • Cho trẻ uống nước trà xanh với một ít mật ong và quế để chống nhiễm khuẩn.
  • Cùng trẻ thực hiện các bài tập tại nhà để cải thiện chức năng phổi. Giữ nhà cửa sạch sẽ để trẻ tránh tiếp xúc với bụi và các chất gây dị ứng. Quan trọng hơn, bạn nên đảm bảo cho trẻ có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng.

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất cứ loại thảo dược nào vì không phải loại thảo mộc nào cũng phù hợp với trẻ.

Bí quyết giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn

Bệnh xơ nang ở trẻ nhỏ có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Nếu trẻ khó thở, bạn có thể thử một số phương pháp dưới đây để giúp trẻ thở dễ dàng hơn:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để tăng độ ẩm không khí vì không khí khô có thể khiến trẻ khó thở và ho có đờm.
  • Không hút thuốc gần trẻ. Khói thuốc có thể ảnh hưởng xấu việc hô hấp của trẻ và khiến những cơn ho trở nên tồi tệ hơn.
  • Kê gối để nâng đầu trẻ cao lên khi ngủ. Đầu cao giúp trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, không nên dùng gối.
  • Nhờ bác sĩ hướng dẫn một vài bài tập để giúp trẻ hít thở dễ dàng và loại bỏ chất nhầy ra khỏi cơ thể.

Xơ nang là một căn bệnh có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, tuổi thọ của những trẻ bị xơ nang đã tăng lên đáng kể. Trẻ bị xơ nang có thể sống đến 30, 40 hoặc thậm chí là 50 tuổi.

Mặc dù xơ nang không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng vẫn có nhiều biện pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về tình trạng của trẻ và lựa chọn phương pháp tốt nhất cho bé. Ngoài ra, hãy luôn tuân theo lời khuyên của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đối phó với căng thẳng khi bệnh tiểu đường

(95)
Bạn có biết căng thẳng và bệnh tiểu đường cũng có mối liên hệ với nhau không? Tình trạng căng thẳng cho dù là tinh thần hay thể chất đều có thể tác ... [xem thêm]

Những loại thuốc trị thâm mụn hiệu quả

(84)
Thâm mụn là nỗi ám ảnh của hầu hết các cô gái. Không giống như điều trị mụn, việc điều trị các vết thâm mụn thường rất khó khăn và tốn nhiều ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường khó kiểm soát

(67)
Đái tháo đường hay tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mạn tính khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Để hiểu rõ hơn bệnh tiểu ... [xem thêm]

Lên kế hoạch rèn con ngoan hơn chỉ trong 1 tuần

(22)
Trẻ nhỏ dường như luôn hiếu động và thường có những cách thể hiện cảm xúc quá đáng khiến bố mẹ bực bội, tức giận. Thế nhưng, bố mẹ không nên ... [xem thêm]

3 loại vitamin của nước ép cà chua tốt cho sức khỏe

(66)
Nước ép cà chua chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta. Ngoài mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, vitamin của nước ép cà chua còn rất cần thiết cho cơ thể. Theo trang ... [xem thêm]

Buồn ngủ sau khi ăn: Chuyện bình thường!

(22)
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao mình lại buồn ngủ sau khi ăn no? Đâu là những nguyên nhân và có biện pháp nào hạn chế điều này không? Hiện tượng buồn ... [xem thêm]

Tập cơ bụng 6 múi với 28 bài tập đỉnh cao

(33)
Các bài tập cơ bụng 6 múi luôn là lựa chọn hàng đầu cho những quý ông yêu thể thao, thích phong cách mạnh mẽ và muốn có một ngoại hình vạm vỡ.Bài tập ... [xem thêm]

4 lý do khiến bạn muốn bỏ hút thuốc lá ngay!

(43)
Có thể bạn đã từng nghe vô vàn người khuyên nhủ bạn hãy bỏ thuốc lá. Chắc hẳn bạn cũng đã biết vì sao. Người ta đã chứng minh rằng hút thuốc lá là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN