Phẫu thuật nâng xoang và tái tạo sống hàm

(3.88) - 86 đánh giá

Nâng xoang

Giới thiệu

Một chìa khóa cho sự thành công của implant chính là khối lượng và số lượng xương nơi implant được đặt vào. Xương hàm trên phía sau luôn được xem là một trong những vị trí đặt implant khó khăn nhất. Vì khối lượng, chất lượng xương không đủ và quá gần kề với xoang hàm. Nếu xương bị mất ở vùng đó vì một số lý do như: bệnh viêm nha chu hoặc mất răng, phần xương còn lại có thể không đủ để đặt implant.

Hình 1: Phẫu thuật nâng xoang.

Quy trình thực hiện

Phẫu thuật nâng xoang có thể giúp giải quyết vấn đề này bằng cách nâng cao xoang hàm và tạo xương thay thế cho implant nha khoa. Một vài kỹ thuật có thể được sử dụng để nâng xoang hàm và cho phép xương mới tạo thành. Sau đây là một kỹ thuật phổ biến.

Thực hiện một đường rạch để bộc lộ xương. Sau đó cắt bỏ một phần xương bộc lộ, theo dạng hình tròn. Vị trí tương ứng với phần xương được cắt bỏ này sau đó được nâng vào trong xoang hàm, đóng vai trò như một cửa sập và khoảng trống bên dưới được lấp đầy bởi vật liệu ghép xương. Nha sĩ chuyên ngành implant có thể giải thích nhiều chọn lựa khác nhau đối với vật liệu ghép xương, những loại có thể tái tạo phần xương và mô đã mất.

Cuối cùng, đường rạch ban đầu được đóng lại và quá trình lành thương sau đó được phép diễn ra. Tùy thuộc vào mỗi cá nhân, quá trình phát triển xương sau đó diễn ra từ 4 đến 12 tháng trước khi đặt implant. Sau khi implant được đặt, cần thiết nên dành một thời gian cho quá trình lành thương diễn ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần đặt implant cùng lúc với phẫu thuật nâng xoang.

Phẫu thuật nâng xoang cho thấy sự phát triển đáng kể khả năng thành công cho sự lâu bền của implant. Nhiều bệnh nhân trải qua rất ít sự khó chịu trong suốt quá trình điều trị này.

Tái tạo sống hàm

Giới thiệu

Sự biến dạng của xương hàm trên và xương hàm dưới có thể dẫn đến việc không đủ xương để đặt implant. Khiếm khuyết này có thể xảy ra do bệnh nha chu, đeo hàm giả, các khiếm khuyết trong quá trình phát triển và chấn thương. Những biến hình này không những gây rắc rối trong việc đặt implant, mà còn tạo ra những vết lõm mất thẩm mỹ trên đường sống hàm gần vị trí mất răng gây khó khăn trong việc chải răng và duy trì sức khỏe răng miệng.

Hình 2: Tái tạo sống hàm.

Quy trình thực hiện

Để giải quyết vấn đề này, mô nướu được tách ra khỏi sống hàm để bộc lộ phần khiếm khuyết xương. Phần khiếm khuyết này sau đó được bao phủ bởi xương hoặc vật liệu thay thế xương để tạo hình nên sống hàm. Nha sĩ chuyên ngành implant có thể giải thích cho bạn nhiều chọn lựa khác nhau về vật liệu ghép, những loại có thể giúp tái tạo mô xương và mô bị mất.

Cuối cùng, đường rạch được đóng lại và quá trình lành vết thương lúc này được phép bắt đầu. Tùy thuộc vào mỗi cá nhân, quá trình phát triển xương sau đó diễn ra từ 4 đến 12 tháng trước khi đặt implant. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, implant nên được đặt cùng lúc với phẫu thuật tái tạo sống hàm.

Tái tạo sống hàm cho thấy sự cải thiện đáng kể về thẩm mỹ cũng như tăng khả năng thành công cho sự lâu bền của implant. Tái tạo sống hàm làm tăng khả năng phục hồi cả về thẩm mỹ lẫn chức năng.

Tài liệu tham khảo

  • http://www.perio.org/consumer/sinus-augmentation
  • http://www.perio.org/consumer/ridge-modification
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Nguyễn Võ Ngọc Trang - TS.BS. Lâm Đại Phong
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng

    (73)
    Sealant nha khoa là lớp nhựa mỏng phủ trên mặt nhai các răng sau (răng hàm) để bảo vệ răng không bị sâu. Các bề mặt gồ ghề trên mặt nhai được sealant ... [xem thêm]

    Từ bỏ thói quen hút thuốc

    (53)
    Mark Twain, một nhà văn nổi tiếng của Hoa Kỳ, đã từng nói: “Bỏ hút thuốc thì dễ dàng. Tôi đã thực hiện nó một ngàn lần.” Để từ bỏ thói quen hút ... [xem thêm]

    Những điều cần biết khi răng rơi khỏi ổ xương

    (54)
    Hiện nay, ở nước ta chưa có nghiên cứu về tỉ lệ trẻ bị chấn thương răng. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo tỉ lệ này ở các nước khác như theo một ... [xem thêm]

    Mang lại nụ cười bằng hàm răng giả

    (16)
    Khi bị mất răng, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi ăn nhiều loại thực phẩm hoặc phát âm không rõ ràng. Thậm chí, bạn có thể mất tự tin khi cười ở ... [xem thêm]

    Các bệnh trong khoang miệng thường gặp

    (44)
    Sức khoẻ răng miệng không chỉ giới hạn ở răng. Bệnh đau và sưng tấy có thể phát triển trong và xung quanh miệng. May mắn là các bệnh này sẽ thường tự ... [xem thêm]

    Thuốc điều trị loãng xương và sức khỏe răng miệng

    (68)
    Khi chúng ta ngày càng già đi, xương bắt đầu mất dần độ đậm đặc và sức bền, đặc biệt là sau 50 tuổi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ ... [xem thêm]

    Chẻ lưỡi và đeo trang sức trong miệng

    (10)
    Một vài người thích tạo dựng hình ảnh cá nhân bằng cách chẻ lưỡi và xỏ lỗ trong miệng, tuy nhiên cách tạo dựng phong cách như thế này có thể đưa ... [xem thêm]

    Giải quyết sâu răng

    (26)
    Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN