Chăm sóc răng miệng khi mang thai

(3.8) - 93 đánh giá

Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng. Tình trạng răng miệng thường có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi bên trong cơ thể trong suốt thời gian này. Ví dụ như, nhiều phụ nữ bị viêm nướu nặng hơn trong thai kì. Viêm nướu là tình trạng nhiễm trùng có thể gây sưng, đỏ mô nướu. Nướu cũng trở nên dễ chảy máu hơn khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Nếu không điều trị, viêm nướu có thể ảnh hưởng đến mô nâng đỡ răng. Nha sĩ có thể sẽ khuyên nên làm sạch răng miệng thường xuyên hơn để phòng ngừa viêm nướu.

Đôi khi, nhiều khối sưng xuất hiện dọc theo đường viền nướu hoặc giữa các răng. Những khối sưng này không gây hại gì nhưng nó dễ chảy máu và có bề ngoài đỏ, giống bề mặt quả dâu tằm khi nhìn thoáng qua. Mặc dù những khối này được gọi là “u nướu thai kì” nhưng nó không phải là một khối u thật sự hay ung thư. Nó thường tự biến mất sau khi mang thai nhưng nếu gây phiền toái nhiều thì có thể được cắt bỏ mà chỉ cần gây tê tại chỗ.

U nướu thai kỳ

Phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ

Các thai phụ nên duy trì đến phòng nha trong suốt thai kì để kiểm tra răng miệng và làm sạch răng. Cần cho nha sĩ biết rằng mình đang mang thai và về những thay đổi về sức khỏe răng miệng mà mình cảm nhận được.

Ngoài ra, phải cho nha sĩ biết về tất cả thuốc y khoa và thuốc bổ đang sử dụng. Nha sĩ có thể sẽ cần phải kê đơn thuốc trong quá trình điều trị. Một vài thuốc được xem là an toàn nếu sử dụng có giới hạn trong suốt thời gian mang thai, trong khi một vài thuốc hoàn toàn không được sử dụng. Ví dụ như nếu thai phụ đang có nhiễm trùng tiến triển, nha sĩ được quyền kê toa Penicillin hoặc Amoxicillin.

Tuy nhiên, Tetracyclin lại không được dùng vì nó có thể gây nhiễm màu các răng đang phát triển trong giai đoạn phôi thai. Kết quả là khi mọc lên, răng có thể nhiễm màu nâu hoặc xám vĩnh viễn. Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể cho phụ nữ mang thai biết những thuốc an toàn khi sử dụng trong giai đoạn mang thai.

Răng bị nhiễm màu do Tetracycline

Mặc dù việc chụp phim tia X có thể được hoãn lại cho đến khi sinh em bé, nhưng đôi khi nha sĩ cần yêu cầu chụp phim trong quá trình điều trị. Để hạn chế tối đa sự tiếp xúc của thai phụ và thai nhi với tia X, nha sĩ sẽ dùng một áo chì để che chắn thai và đeo vòng che tuyến giáp xung quanh cổ.

Xem thêm bài viết Tia X, thai nhi và bạn của BS. Lê Tiểu My

Thai phụ cũng nên nói với bác sĩ hoặc nha sĩ về bất cứ lo lắng nào trong quá trình điều trị. Chăm sóc sức khỏe tốt hàng ngày là chìa khóa bảo vệ cho sức khỏe răng miệng. Để phòng ngừa sâu răng và viêm nướu, chải răng kỹ lưỡng ít nhất 2 lần mỗi ngày với kem có fluoride để loại bỏ mảng bám. Phải làm sạch vùng kẽ răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa hoặc các dụng cụ làm sạch đặc biệt cho vùng này. Hỏi nha sĩ cách chải răng và dùng chỉ đúng.

Chế độ ăn trong thai kỳ

Ăn vặt thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bị sâu răng, bệnh có nguyên nhân là do mảng bám. Mảng bám là một màng phím vi khuẩn, có tính dính và được hình thành liên tục trên răng. Vi khuẩn chuyển hóa đường và tinh bột còn lưu lại trong miệng sau khi ăn thành acid, chất có khả năng tấn công men răng. Đường tồn tại trong miệng càng lâu thì thời gian acid tấn công sẽ càng dài. Sau khi bị tấn công nhiều lần, sâu răng có thể sẽ xuất hiện.

Xem thêm bài viết Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng của Ths. Nguyễn Thị Hồng Nhung

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân

Sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng trong sức khỏe toàn thân, và những bệnh nha khoa không được điều trị có thể gây hại cho bà mẹ và em bé. Trong các hoạt động chăm sóc cơ thể hàng ngày, phải luôn ghi nhớ cả sức khỏe răng miệng và cho nha sĩ biết tất cả thay đổi của tình trạng răng miệng trong thai kỳ.

Tài liệu tham khảo

http://www.ada.org/sections/scienceAndResearch/pdfs/forthedentalpatient_may_2011.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Hoàng Sơn - TS.BS. Lâm Đại Phong
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mười vấn đề răng miệng hay gặp nhất

(82)
Đau răng Khi bạn bị đau ở răng hay đau ở xương hàm, có thể nghĩ đến việc là bị sâu răng. Đau răng thường có nguyên do là sâu răng hay có thể là biểu ... [xem thêm]

Nghệ thuật xỏ khuyên ở miệng và vấn đề sức khoẻ

(57)
Xỏ khuyên trên cơ thể nói chung và xỏ khuyên ở các bộ phận của miệng (như môi má, lưỡi, nướu răng, thậm chí lưỡi gà) đã có lịch sử từ rất lâu. ... [xem thêm]

Viêm nha chu

(94)
Viêm nha chu là gì? Mô nha chu là mô quanh răng hay các mô nâng đỡ răng bao gồm các cấu trúc nâng đỡ răng là mô mềm (nướu răng) và xương nâng đỡ (xương ổ ... [xem thêm]

Giải quyết sâu răng

(26)
Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, ... [xem thêm]

Mang lại nụ cười bằng hàm răng giả

(16)
Khi bị mất răng, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi ăn nhiều loại thực phẩm hoặc phát âm không rõ ràng. Thậm chí, bạn có thể mất tự tin khi cười ở ... [xem thêm]

Phẫu thuật chỉnh hình răng

(28)
Khái niệm phẫu thuật chỉnh hình răng Phẫu thuật chỉnh hình hay chỉnh hàm (Orthognathic surgery) là phương pháp phẫu thuật trên một hàm hoặc cả hai hàm do bác ... [xem thêm]

Chăm sóc răng miệng khi mang thai

(93)
Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng. Tình trạng răng miệng thường ... [xem thêm]

Chẻ lưỡi và đeo trang sức trong miệng

(10)
Một vài người thích tạo dựng hình ảnh cá nhân bằng cách chẻ lưỡi và xỏ lỗ trong miệng, tuy nhiên cách tạo dựng phong cách như thế này có thể đưa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN