Điều trị viêm xoang và những điều bạn cần biết

(3.62) - 41 đánh giá

Viêm xoang là một tình trạng rất phổ biến, nhưng điều trị bệnh thường mất nhiều thời gian. Có rất nhiều cách để chữa hoặc cải thiện bệnh, bao gồm các thuốc trị viêm xoang và các phương pháp điều trị tại nhà. Hiểu rõ các biện pháp điều trị viêm xoang sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh.

Viêm xoang là tình trạng viêm các mô lót các khoang trong mũi. Trong một số trường hợp, các khối sưng làm tắc nghẽn các xoang, chứa đầy chất nhầy và không khí bên trong chúng. Điều này có thể gây ra đau đớn và tăng áp lực, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm khuẩn.

Tình trạng tổn thương lâu ngày sẽ dẫn đến sự ứ đọng các dịch nhầy bẩn, chất dịch này lại bám vào thành hốc xoang, lấp đầy hốc xoang, làm hẹp, tắc lỗ thông xoang, dẫn đến viêm nhiễm nhiễm tạo mủ.

Đặc biệt là ở Việt Nam, do đặc điểm khí hậu, thời tiết cộng với tình trạng ô nhiễm không khí nặng khiến cho rất nhiều người mắc căn bệnh khó chịu này.

Có hai dạng viêm xoang là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính:

  • Viêm xoang cấp tính: bệnh có thể kéo dài 4 tuần, do cảm lạnh thông thường gây ra, gây khó thở ở khu vực xung quanh mắt và mũi bị sưng lên.
  • Viêm xoang mạn tính: bệnh có thể kéo dài vài tuần hoặc vài năm và có khả năng tái phát. Bệnh thường do nhiễm trùng gây ra hoặc do vách ngăn mũi bị lệch (bẩm sinh). Người bị viêm xoang mạn tính có thể cảm thấy khó thở, sưng mặt và nhức đầu.

Khi nhận thấy mình có dấu hiệu của bệnh viêm xoang, bạn cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời đúng và đúng cách. Thông thường, các nguyên nhân gây viêm xoang là do cảm lạnh hoặc dị ứng. Để cải thiện bệnh và điều trị viêm xoang, bạn cần phải kết hợp giữa việc sử dụng thuốc trị viêm xoang với các biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây.

Thuốc trị viêm xoang

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh nếu là viêm mũi xoang do vi trùng. Với những trường hợp nặng hơn như viêm mũi xoang do cảm cúm nên dùng thuốc cảm thông thường như paracetamol, chlorpheniramine, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng.

Khi điều trị nội khoa bằng thuốc không bớt, bác sĩ sẽ chọc xoang hàm để rút mủ hoặc phẫu thuật để cắt polyp mũi, chỉnh hình vách ngăn, nạo xoang… Trong trường hợp viêm mũi xoang do răng, cần phải nhổ răng gây bệnh.

Một số thuốc trị viêm xoang phổ biến mà bạn có thể được bác sĩ chỉ định như:

  • Kháng sinh: nếu bác sĩ cho rằng viêm xoang là do nhiễm khuẩn, họ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh. Đối với viêm xoang cấp tính, bạn cần uống thuốc từ 10–14 ngày. Đối với viêm xoang mạn tính, liệu trình điều trị có thể lâu hơn. Kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, chúng sẽ không có tác dụng nếu viêm xoang do virus hoặc các vấn đề khác. Một số nghiên cứu cho thấy các trường hợp viêm xoang do vi khuẩn khá ít và kháng sinh thường bị lạm dụng.
  • Thuốc giảm đau: nhiều người bị viêm xoang uống thuốc giảm đau không cần toa (OTC – Over the counter), như ibuprofen hoặc acetaminophen, để giảm bớt sự khó chịu. Bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc và không uống hơn 10 ngày. Tuy nhiên, trước khi dùng, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để lựa chọn thuốc phù hợp.
  • Thuốc chống nghẹt mũi: những thuốc trị viêm xoang này làm giảm lượng chất nhầy trong xoang. Một số có sẵn ở dạng thuốc xịt mũi. Ngoài ra còn có dạng viên. Nếu bạn sử dụng thuốc xịt thông mũi kéo dài hơn 3 ngày, chúng có thể làm cho tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hơn. Bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn trên nhãn thuốc.
  • Thuốc dị ứng: nhiều trường hợp viêm xoang là do dị ứng không kiểm soát. Nếu chưa từng được chẩn đoán bị dị ứng, bạn có thể cần thực hiện một số xét nghiệm dị ứng để tìm ra nguyên nhân. Nếu bị dị ứng, bạn nên dùng các thuốc kháng histamine và tránh tác nhân gây dị ứng để điều trị viêm xoang. Một lựa chọn khác là tiêm dị nguyên được sử dụng để điều trị dài hạn. Phương pháp này làm cho bạn ít nhạy cảm dần với các tác nhân gây ra các triệu chứng.
  • Steroid: trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc steroid dạng hít để làm giảm sưng ở màng xoang. Đối với các trường hợp viêm xoang mãn tính dai dẳng, bạn có thể cần uống corticoid.
  • Phẫu thuật: thỉnh thoảng, nếu bạn bị viêm xoang mãn tính hoặc viêm xoang cấp tính tái phát, phẫu thuật có thể là lựa chọn tốt nhất. Bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ tắc nghẽn và mở rộng những đoạn xoang, làm cho dịch trong xoang dễ dàng được dẫn lưu.

Các biện pháp điều trị viêm xoang tại nhà

Mặc dù các loại thuốc trị viêm xoang có thể điều trị bệnh, nhưng nhiều trường hợp viêm xoang tự biến mất mà không cần bất kỳ điều trị y tế nào. Nếu bạn thường gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà sau:

  • Cung cấp độ ẩm: bạn luôn giữ nhà, phòng ngủ có nhiều độ ẩm, có thể dùng các máy tạo độ ẩm.
  • Hít hơi nước: bạn có thể hít hơi nước từ một bát nước ấm (nhưng không quá nóng). Hơi nước ấm giảm bớt tắc nghẽn đường mũi và giảm sưng.
  • Sử dụng nhiệt ấm: dùng khăn ấm chườm xung quanh vùng mũi, trán, má, mắt, và đầu để giảm bớt áp lực, đau nhức và giúp chất nhầy dễ thoát hơn.
  • Nhỏ mũi bằng nước muối: bạn bơm nước muối vào mũi để làm sạch chất nhầy (và các mảnh vụn khác) và giữ ẩm xoang. Bạn có thể sử dụng ống tiêm bóng đèn hoặc bình bơm. Sử dụng nước cất, nước vô trùng hoặc nước đun sôi để nguội để tạo dung dịch làm sạch. Rửa sạch các dụng cụ sau mỗi lần sử dụng và để nơi khô ráo.
  • Uống nhiều nước: bao gồm nước lọc, nước thảo dược, nước ép trái cây… Uống nhiều nước giúp làm loãng chất nhầy vì chúng chính là nguyên nhân chính khiến bạn khó thở, khó chịu và mệt mỏi, đồng thời giúp giảm sự tắc nghẽn trong xoang. Bạn cũng nên hạn chế uống rượu vì rượu làm cho tình trạng sưng nghiêm trọng hơn.
  • Nghỉ ngơi. Khi bạn bị nhiễm trùng xoang, hãy nghỉ ngơi. Ngủ nhiều và cho cơ thể có thời gian để hồi phục.
  • Ăn uống đủ chất, cân bằng cơ thể: nghỉ ngơi, tập luyện điều độ để cơ thể khỏe mạnh và có một sức đề kháng tốt giúp cơ thể chống lại có viêm nhiễm và phục hồi nhanh chóng
  • Xông mũi bằng tinh dầu: Nhỏ một vài giọt tinh dầu bạch đàn trong một bát nước nóng. Trùm một chiếc khăn phủ đầu bạn và cái bát, sau đó hít hơi nước bằng mũi. Điều này giúp bạn làm sạch chất nhầy và cảm thấy dễ chịu ngay

Phương pháp điều trị tại nhà có thể có tác dụng cho một số người. Tuy nhiên, bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng viêm xoang kéo dài hơn vài ngày hoặc nếu nặng lên. Điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ giúp bạn nhanh hồi phục bệnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bé đổ mồ hôi quá nhiều là triệu chứng của bệnh gì?

(58)
Bé đổ mồ hôi quá nhiều khiến bạn cảm thấy lo lắng vì sợ rằng bé đã mắc phải căn bệnh nào đó. Đừng quá lo, vì đó là chứng tăng tiết mồ hôi ở ... [xem thêm]

Tuổi trung niên đột quỵ vì uống rượu

(32)
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng việc uống quá nhiều rượu ở tuổi trung niên có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ tương đương với huyết áp cao và tiểu ... [xem thêm]

Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(85)
Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành ở các tĩnh mạch nằm bên ngoài hậu môn. Người bệnh có thể thấy chảy máu, nứt và ngứa hậu môn. Thế ... [xem thêm]

Bệnh ghép chống chủ: Con dao hai lưỡi đến từ ghép tủy

(75)
Bệnh ghép chống chủ là một trong những biến chứng phổ biến của ghép tủy. Chúng có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư tái phát, nhưng cũng có khả năng đe dọa ... [xem thêm]

Thuốc chống thải ghép, bạn đã biết tác dụng phụ của chúng?

(47)
Tương tự như những loại thuốc khác, thuốc chống thải ghép cũng có tác dụng phụ. Tùy theo thể trạng mà mỗi người có khả năng phản ứng với thuốc hoàn ... [xem thêm]

Bố mẹ cần nhận diện dấu hiệu tiền dậy thì ở trẻ để hỗ trợ con kịp thời

(50)
Khi trẻ có dấu hiệu tiền dậy thì, bạn biết con sắp bước vào giai đoạn phát triển mới. Lúc này, bạn cần ở bên cạnh hỗ trợ, động viên và hướng dẫn ... [xem thêm]

Tìm hiểu về chứng thoát vị khi mang thai để mẹ con cùng khỏe

(69)
Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc phải chứng thoát vị khi mang thai từ những lý do hết sức đơn giản như mang vác vật nặng cho đến phức tạp hơn bao gồm di ... [xem thêm]

Nhìn mặt đoán bệnh để kiểm tra sức khỏe

(44)
Bạn có thể nhìn mặt đoán bệnh mỗi khi soi gương để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe như viêm gan, herpes, lupus… Bạn đừng nghĩ soi gương chỉ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN