Những lợi ích của củ hành đối với sức khỏe bạn không nên bỏ qua

(4.48) - 12 đánh giá

Ngoài là một loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn, củ hành còn chứa nhiều dưỡng chất và có vô vàn những lợi ích đối với sức khỏe con người. Hành củ tốt cho răng miệng, cải thiện hệ miễn dịch, kiểm soát bệnh tiểu đường…

Hành củ từ lâu đã là món gia vị quen thuộc trong các bữa ăn gia đình Việt. Vị cay cay, nồng nồng của hành củ giúp món ăn thơm ngon và hấp dẫn hơn. Không những thế, hành củ còn chứa rất nhiều dưỡng chất và cực kì có ích với sức khỏe.

Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của hành củ và lợi ích của loại gia vị này nhé!

Giá trị dinh dưỡng của hành củ

Hành củ có nhiều ứng dụng y học có giá trị vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và các hợp chất hữu cơ, bao gồm: các hợp chất lưu huỳnh và quercetin. Hành cũng chứa các thành phần khoáng chất như canxi, magiê, natri, kali, selen, phốt pho và là một nguồn cung cấp vitamin C, vitamin B6 và chất xơ rất tốt.

Công dụng của hành củ đối với sức khỏe

Hành là một nguồn tuyệt vời cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết tối đa cho cơ thể chúng ta. Dưới đây là những lợi ích về sức khỏe có giá trị và nổi tiếng nhất của củ hành:

1. Tốt cho sức khỏe răng miệng

Hành thường được sử dụng để ngăn ngừa sâu răng và nhiễm trùng miệng. Nhai hành trong vòng 2–3 phút có thể giúp bạn giết chết tất cả mầm bệnh trong vùng miệng và những nơi xung quanh như cổ họng và môi.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Các chất phytochemicals có hàm lượng đáng kể trong củ hành là chất kích thích cơ thể hấp thu vitamin C. Nhờ vậy, hệ miễn dịch của bạn sẽ được tăng cường khi bạn ăn hành. Có thể bạn sẽ bất ngờ nhưng sự thật là những chất trong hành có thể giúp bạn thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, chống lại độc tố và các tác nhân ngoại lai khác nhau có thể dẫn đến bệnh tật.

3. Điều trị các bệnh về tim

Hành củ có tác dụng như: thuốc chống đông máu, còn được gọi là chất làm loãng máu, giúp ngăn ngừa các tế bào hồng cầu hình thành cụm. Những khối và cục máu đông này có thể dẫn đến các dạng rối loạn tim mạch hoặc các bệnh tim mạch.

4. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Củ hành có chứa crom, là một khoáng chất tương đối khó tìm thấy trong các loại thực phẩm tự nhiên. Crom giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu và đảm bảo sự phóng thích glucose chậm, chậm dần đến cơ và tế bào cơ thể. Do đó, ăn hành củ có thể giúp bạn điều chỉnh lượng đường trong máu. Điều này rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.

5. Có tác dụng như thuốc chống côn trùng

Chắc bạn không lạ lẫm gì với mẹo bôi nước ép hành tây mỗi lần bị ong chích để giảm bớt sưng đau. Bạn biết đấy! Nước ép hành tây tươi có thể được sử dụng cho các trường hợp bị các loại côn trùng khác cắn và đốt ngoài da. Mùi hành củ rất đặc biệt nên có thể giúp bạn xua đuổi côn trùng. Đó là lý do tại sao hành củ thường được sử dụng làm chất chống côn trùng và thuốc điều trị côn trùng cắn.

6. Ngăn ngừa mắc bệnh ung thư

Hành củ khá giàu các hợp chất có tác dụng ngăn cản sự phát triển và lan truyền của các tế bào ung thư. Quercetin là một hợp chất rất mạnh mẽ và liên quan đến việc ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của ung thư.

Hành củ có một lượng đáng kể quercetin. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể làm giảm sự hiện diện và tác động của các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do là các sản phẩm phụ hóa học của quá trình trao đổi chất tế bào và chúng có thể khiến các tế bào khỏe mạnh đột biến thành các tế bào ung thư. Do đó, bất kỳ thực phẩm nào giàu chất chống oxy hóa, có khả năng làm trung hòa các gốc tự do, đều có lợi cho mọi người, vì mỗi người đều dễ bị bệnh tấn công do stress oxy hóa.

7. Giảm đau tai

Một vài giọt nước hành củ thực sự vô cùng có lợi đối với những người bị đau tai dữ dội. Ngoài ra, bạn cũng có thể chữa bệnh ù tai bằng cách thấm nước ép hành tây qua một miếng bông bôi vào tai.

8. Giúp da đẹp hơn

Nước ép hành củ trộn với mật ong hoặc dầu ô liu được coi là cách điều trị tốt nhất để điều trị các triệu chứng hoặc dấu hiệu của tình trạng mụn trứng cá. Hành củ cũng là một trong những loại gia vị có đặc tính chống viêm nhiễm, vì vậy các hợp chất hoạt tính trong củ hành có thể làm giảm chứng đỏ và sưng liên quan đến các bệnh về da như mụn trứng cá. Loại gia vị này cũng giúp làm giảm đau và viêm do các bệnh như bệnh gout và viêm khớp.

9. Điều trị ho

Ngoài những tác dụng trên, hành củ còn được sử dụng để điều trị ho bằng cách pha nước ép hành củ với mật ong theo tỷ lệ 1/1.

10. Tăng cường ham muốn tình dục

Củ hành được cho là “chất xúc tác” cho cuộc sống tình dục lành mạnh. Bạn có thể dùng một muỗng canh nước ép hành củ cùng với một muỗng canh nước gừng, dùng ba lần một ngày để làm tăng ham muốn tình dục.

11. Điều trị chứng thiếu máu

Bạn có thể ăn hành cùng với nước cháo và nước để điều trị chứng thiếu máu vì nó sẽ làm tăng hàm lượng khoáng chất trong cơ thể, đặc biệt là sắt, là một phần quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu mới. Do đó, thiếu máu, hay còn được gọi là thiếu chất sắt, có thể được ngăn ngừa bằng cách bổ sung một lượng hợp chất hành trong chế độ ăn uống của bạn.

12. Giảm đau dạ dày

Hành có tính chống viêm và kháng khuẩn giúp giảm đau bụng và các hội chứng dạ dày liên quan khác. Điều này là do hành có chứa chất saponin có khả năng chống co thắt để đảm bảo rằng những rối loạn dạ dày không tiếp tục và ruột hoạt động bình thường và thông suốt.

13. Điều trị chứng rối loạn nước tiểu

Đối với những người bị cảm giác nóng rát khi đi tiểu, củ hành có thể là cứu cánh rất hữu ích. Nếu bị bệnh này, bạn nên uống 6–7g hành pha với nước đun sôi mỗi ngày.

Theo Peace Health, hành củ từ lâu đã được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau của con người như khối u, ho dai dẳng và cảm lạnh. Các bác sĩ y khoa xem loại cây này là một phương thuốc chữa bệnh hoàn hảo để giảm bớt các rối loạn chuyển hóa và hội chứng bệnh. Peace Health tuyên bố thêm rằng tiêu thụ hành củ thậm chí còn có thể giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư vú.

Không ngờ loại gia vị mà nhà nhà người người đều biết và sử dụng hàng ngày lại có quá nhiều lợi ích đến như vậy. Còn lý do gì mà không thêm hành củ vào các món ăn để có sức khỏe tốt hơn chứ!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tự tìm ra loại yoga dành riêng cho bạn

(71)
Mọi người đều đã biết đến xu hướng rèn luyện cơ thể mới mang tên yoga, đây là một bộ môn đã có từ lâu đời, nhưng mới được biết đến gần đây ... [xem thêm]

14 điều mẹ bầu nên biết khi sử dụng phương pháp giục sinh

(78)
Trong một số trường hợp, bác sĩ yêu cầu thai phụ phải áp dụng phương pháp giục sinh. Hãy trang bị những kiến thức về giục sinh để chuẩn bị tâm lý ... [xem thêm]

Nội tiết tố nữ và ảnh hưởng không ngờ đến làn da

(24)
Nội tiết tố là hormone tham gia vào hầu hết quá trình sinh hóa, trao đổi chất trong cơ thể. Nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và ... [xem thêm]

6 bước giúp bạn học cách hít thở khi ngồi thiền

(95)
Bạn có thể từng ao ước mình sẽ có những giây phút cho tâm trí nghỉ ngơi để cân bằng lại cuộc sống và đẩy lùi mọi suy nghĩ tiêu cực ra khỏi cơ thể. ... [xem thêm]

Những điều cần biết về sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ

(70)
Sứt môi là một dạng dị tật bẩm sinh khi các bộ phận trên khuôn mặt hình thành nên phần môi bị hở thay vì khép kín với nhau lại như những người khác. ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về bựa sinh dục

(88)
Bựa sinh dục thường không nghiêm trọng nhưng nếu bạn không vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì có thể gây ra một số tình trạng bệnh lý khá nghiêm trọng. Vậy ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên lập kế hoạch sinh con để chuẩn bị tốt nhất cho ngày vượt cạn

(34)
Trong thời gian mang thai, có rất nhiều việc cần quan tâm. Trong đó, việc lập kế hoạch sinh con của mẹ bầu rất cần thiết. Lập kế hoạch này như thế nào? ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về tá dược trong vắc xin

(90)
Chất bổ trợ, hay còn gọi là tá dược, là thành phần thường xuất hiện trong vắc xin bên cạnh kháng nguyên, chất phụ gia, chất bảo quản… với công dụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN