Điều trị mụn cóc sớm kẻo bệnh lây lan

(4.17) - 73 đánh giá

Làm thế nào để điều trị mụn cóc? Bài viết sẽ giúp bạn xua tan lo ngại khi gặp phải tình trạng này và tìm được cách kiểm soát hiệu quả.

Mụn cóc rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Phần lớn mụn cóc không gây đau nhưng một vài trường hợp sẽ xảy ra đau hoặc khiến người bệnh lúng túng. Không phải tất cả mụn cóc đều cần được điều trị. Một số trường hợp mụn cóc có thể tự biến mất trong vài tháng hoặc vài năm, nhưng đa số vẫn tồn tại, phát triển và lây lan trong thời gian dài. Vậy cần kiểm soát mụn cóc như thế nào?

Việc lựa chọn điều trị để kiểm soát mụn cóc hay chờ chúng tự biến mất còn tùy thuộc vào bạn. Tuy nhiên, bạn nên quyết định kiểm soát mụn cóc khi gặp các tình trạng sau đây:

  • Mục cóc gây đau
  • Mụn cóc làm ảnh xưởng đến tính thẩm mỹ, khiến bạn ái ngại khi giao tiếp
  • Dễ gây viêm
  • Mụn cóc phát triển hoặc lan sang những phần khác của cơ thể hoặc lây sang người khác.

Các biện pháp kiểm soát mụn cóc đòi hỏi sự kiên nhẫn. Trước khi quyết định điều trị, bạn nên đánh giá tình trạng mụn cóc hiện tại:

  • Nếu bạn không có mụn cóc phức tạp (chỉ một số ít trên tay hay chỉ một nốt mụn trên mặt) thì bạn có thể chờ để mụn cóc biến mất trong vài tháng hay vài năm. Bạn cũng có thể thử các biện pháp điều trị tại nhà hay nhờ bác sĩ phá nốt mụn bằng phương pháp áp lạnh, đốt điện hay đốt laser để có kết quả nhanh hơn. Những phương pháp này đơn giản và nhìn chung không để lại sẹo.
  • Với những ca phức tạp, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đôi khi, bạn cần gặp bác sĩ từ 2 lần trở nên để xử lý những nốt mụn cóc phức tạp bằng cách phá bỏ hoàn toàn.

Một biện pháp điều trị duy nhất không phải lúc nào cũng thành công. Thậm chí sau khi mụn cóc đã thu nhỏ lại hay biến mất thì chúng vẫn có khả năng quay lại hoặc lan sang những phần khác trên cơ thể. Điều này là do phần lớn các phương pháp điều trị chỉ phá bỏ mụn cóc tại chỗ mà không tiêu diệt được virus gây ra mụn.

Điều trị mụn cóc tại nhà

Để điều trị tại nhà, bạn nên sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như bôi các loại thuốc mỡ hay dung dịch có chứa axit salicylic rồi sau đó băng lại.

Trong phương pháp điều trị này, axit salicylic có tác dụng làm mềm vùng da thô ráp, còn băng sẽ ngăn không cho thuốc bôi trôi đi. Dưới đây là các bước để điều trị mụn cóc tại nhà.

  • Bước 1: Ngâm nốt mụn cóc trong nước khoảng một vài phút để làm mềm vùng da có mụn.
  • Bước 2: Dùng một miếng vải hoặc đá bọt để gột sạch tế bào da chết trên nốt mụn. Điều này sẽ giúp thuốc ngấm vào dễ dàng hơn. Bạn cần thay vải băng hay đá bọt sau mỗi lần sử dụng, do chúng có thể chứa virus và khiến vùng da bị nhiễm mụn cóc một lần nữa.
  • Bước 3: Thoa thuốc mỡ hoặc dung dịch thuốc có chứa axit salicylic. Nếu bạn không thể tìm thấy sản phẩm nào có chứa axit salicylic thì bạn cũng có thể dùng sáp dưỡng ẩm.
  • Bước 4: Băng vùng da bị mụn cóc lại, để qua đêm rồi tháo băng vào sáng hôm sau.

Điều trị mụn cóc tại phòng khám

Trong một vài trường hợp, việc điều trị mụn cóc tại nhà có thể không hiệu quả. Đây là lúc bạn nên đi gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ điều trị nốt mụn cóc bằng những phương pháp dưới đây:

  • Liệu pháp áp lạnh, làm đóng băng nốt mụn.
  • Các loại thuốc bôi như kem retinoid, cantharidin hay imiquimod.
  • Phẫu thuật, đốt điện, đốt laser CO2.
  • Lột da bằng axit glycolic, acid trichloacetid, một dạng mạnh hơn của axit salicylic.

Các nốt mụn cóc có thể gây khó chịu và phiền toái, nhưng bạn không nên quá lo lắng. Bạn cần sự kiên nhẫn và lựa chọn cho mình một phương pháp thích hợp nhất để điều trị mụn cóc hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí cách làm siro dứa siêu đơn giản cho mẹ bận rộn

(34)
Siro dứa là một món giải khát rất tuyệt vời dành cho trẻ nhỏ trong những ngày hè nóng bức. Cách làm siro dứa cũng khá đơn giản, chỉ với vài bước là bạn ... [xem thêm]

Cách xác định loại da giúp bạn làm đẹp hiệu quả hơn

(45)
Nếu biết cách xác định loại da, bạn không những lựa chọn được mỹ phẩm phù hợp mà còn có thể ngăn ngừa các vấn đề phổ biến như dị ứng, nổi ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh quai bị ở người lớn

(63)
Chúng ta thường nghĩ bệnh quai bị chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng thực tế, người lớn vẫn có nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu chưa được tiêm ngừa. Bệnh quai ... [xem thêm]

Viêm loét đại tràng và những điều cần biết

(47)
Viêm loét đại tràng ngày càng phổ biến và rất dễ nhận biết, một trong những biểu hiện rõ nhất là người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội. Bệnh có thể ... [xem thêm]

Bệnh lậu: Triệu chứng & Cách điều trị hiệu quả

(67)
Bệnh lậu khá phổ biến, cả phụ nữ và đàn ông đều có thể mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục với nhiều người thường ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh hoang tưởng tự cao?

(68)
Hoang tưởng tự cao là một niềm tin lệch lạc, bất thường về cái tôi của một người. Chẳng hạn như, người bệnh có thể tin rằng họ là người nổi ... [xem thêm]

[Infographic] Màu lưỡi tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của bạn

(79)
Bằng cách quan sát các bộ phận bên ngoài cơ thể, chúng ta đôi khi có thể biết được những căn bệnh đang diễn ra tại các bộ phận bên trong. Lưỡi cũng là ... [xem thêm]

10 bí quyết trẻ lâu, giữ gìn nhan sắc cho phụ nữ sau tuổi 25

(61)
Sau 25 tuổi, nhiều chị em bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, da có đốm nâu và thâm sạm… Có thể đó là những thay đổi nhỏ nhặt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN