Cà phê là thức uống phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Khi nói đến tác dụng của cà phê, hầu hết mọi người đều cho rằng công dụng lớn nhất là chống buồn ngủ, làm tinh thần hưng phấn hơn.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, cà phê là nguồn chất chống oxy hóa chính trong chế độ ăn uống của người phương Tây. Nó cũng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh gan.
Tuy nhiên, tác dụng của cà phê có thật sự mang lại lợi ích cho trí não của bạn? Hãy cùng tìm hiểu!
Thành phần hoạt tính trong cà phê
Sở dĩ cà phê được xem là thức uống tốt cho sức khỏe vì nó chứa hàng trăm hợp chất sinh học có lợi cho các bộ phận trong cơ thể. Nhiều trong số các hợp chất này là chất chống oxy hóa, chống lại tác hại do gốc tự do gây ra.
Những hoạt chất quan trọng của cà phê bao gồm:
Caffeine
Đây là hoạt chất chính trong cà phê. Nó có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương. Caffeine trong cà phê là chất làm hưng phấn được phép tiêu thụ phổ biến trên toàn thế giới.
Axit chlorogrn (CGA)
Nhóm CGA là những chất chống oxy hóa polyphenol có lợi cho việc kiểm soát hoạt động của một số bộ phận trong cơ thể. Ví dụ như quá trình chuyển hóa đường huyết, điều hòa huyết áp. Cả 2 yếu tố này, nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nguy cơ suy giảm chức năng tim mạch, trí não liên quan đến tuổi tác.
Cafestol và kahweol
Hai hợp chất này có trong tinh dầu cà phê nguyên chất. Chúng tốt cho gan và chống lại các tế bào ung thư. Tuy nhiên, nếu hấp thu quá nhiều hợp chất này, bạn có thể gặp phải chứng cholesterol cao.
Trigonelline
Khi rang cà phê, hoạt chất này sẽ tạo thành axit nicotinic, còn được gọi là niacin (vitamin B3). Trigonelline cũng có khả năng ngăn ngừa sâu rằng bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn răng miệng.
Hàm lượng các hoạt chất này có thể khác nhau trong mỗi tách cà phê. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại hạt cà phê, cách rang xay và số lượng tiêu thụ mỗi ngày.
Cà phê là đồ uống tốt cho sức khỏe với hàng trăm hợp chất có lợi bao gồm: caffeine, axit chlorogenic, trigonelline, cafestol và kahweol.
Tác dụng của cà phê tác động đến trí não như thế nào?
Caffeine tác động đến hệ thống thần kinh trung ương theo nhiều cách. Tuy nhiên, những tác dụng chủ yếu của nó xuất phát từ cách tương tác với các thụ thể adenosine.
Adenosine là một chất dẫn truyền thần kinh trong não thúc đẩy tâm trạng hưng phấn. Caffeine và adenosine có cấu trúc phân tử tương tự nhau. Vì vậy, khi hợp chất caffeine được đưa vào cơ thể, nó cạnh tranh với adenosine để liên kết với các thụ thể tự nhiên trong não. Từ đó, nó thúc đẩy hệ thần kinh trung ương, làm cho bạn cảm thấy tỉnh táo.
Caffeine là chất làm tăng chức năng não. Nó ức chế adenosine – chất khiến bạn buồn ngủ để giúp bạn tỉnh táo.
Cà phê giúp tăng cường chức năng não
Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng caffeine có thể tăng cường chức năng hoạt động của não trong thời gian ngắn. Điều này phần lớn là do nó ngăn chặn adenosine liên kết với các thụ thể của nó.
Bên cạnh đó, caffeine cũng kích thích hệ thần kinh trung ương bằng cách thúc đẩy quá trình giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh khác như noradrenaline, dopamine, serotonin.
Caffeine cũng có thể cải thiện các chức năng khác của trí não, bao gồm:
- Điều chỉnh tâm trạng
- Tăng tốc độ phản ứng
- Tăng mức độ tập trung và các chức năng tâm thần khác.
Điều đáng nói là theo thời gian, khả năng dung nạp caffeine của cơ thể bạn sẽ tăng lên nếu bạn uống cà phê mỗi ngày. Điều này có nghĩa là trong tương lai, bạn sẽ cần uống cà phê nhiều hơn hiện tại để có được những hiệu quả tương tự.
Caffeine giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh để cải thiện tâm trạng và tăng tốc độ phản ứng, tập trung của não.
Tác dụng của cà phê đối với khả năng ghi nhớ
Cà phê và caffeine cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của bạn. Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng caffeine có khả năng tăng cường trí nhớ ngắn hạn.
Tuy nhiên, tác dụng của cà phê đối với trí nhớ dài hạn của con người vẫn còn đang là điều gây tranh cãi.
Ở một khía cạnh nào đó, cà phê là thức uống có khả năng tăng cường khả năng ghi nhớ của bạn.
Tác dụng của cà phê đối với cơn mệt mỏi
Có thể nói, lý do khiến nhiều người thích uống cà phê là nó giúp họ cảm thấy tràn đầy năng lượng và tỉnh táo hơn. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng cà phê có tác dụng ngăn chặn cảm giác mệt mỏi.
Tuy nhiên, tác dụng tăng năng lượng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, bạn sẽ cần một ly cà phê khác để duy trì.
Bạn không nên uống nhiều cà phê vào buổi chiều hoặc buổi tối vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn vào ban đêm. Nếu cà phê làm tăng chất lượng giấc ngủ của bạn, nó có thể sẽ có tác dụng ngược lại và làm suy giảm chức năng tổng thể của bộ não.
Nên sử dụng cà phê để chống lại cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu uống cà phê vào cuối ngày, nó sẽ làm bạn mất ngủ và khiến bạn mệt mỏi hơn.
Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ
Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ trên toàn thế giới. Nó thường bắt đầu chậm nhưng tiến triển nghiêm trọng dần theo thời gian.
Bệnh Alzheimer gây mất trí nhớ và những vấn đề khác về suy nghĩ và hành vi. Hiện tại vẫn chưa có cách chữa trị triệt để cho căn bệnh này.
Điều đáng mừng là thói quen uống cà phê thường xuyên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải bệnh Alzheimer và những vấn đề liên quan đến trí nhớ đến 65% (thông tin từ Healthline).
Đã có nghiên cứu khoa học chứng minh việc uống cà phê với số lượng vừa phải sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Ở mức độ tiêu thụ hợp lý, tác dụng của cà phê không chỉ tốt cho não mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn.