Điều trị bệnh uốn ván ở trẻ em ngay khi phát hiện con có vết thương nhiễm bẩn

(3.58) - 27 đánh giá

Uốn ván là bệnh nghiêm trọng ở trẻ em. Nếu không điều trị bệnh uốn ván ở trẻ nhanh chóng, bệnh có thể dẫn đến tử vong khi cơ hô hấp ngưng hoạt động.

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng do một loại vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Các bào tử của vi khuẩn uốn ván ở khắp nơi trong môi trường, bao gồm đất, bụi và phân. Các bào tử sẽ phát triển thành vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Vi khuẩn này tạo ra chất độc gây tổn thương thần kinh gọi là tetanospasmin. Các cơ bắp được điều khiển bởi những dây thần kinh này sẽ bị cứng và tê liệt. Các loại uốn ván bao gồm toàn thân, cục bộ và sơ sinh. Bệnh uốn ván không lây nhiễm và có vắc xin phòng ngừa.

Các đường để vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể của trẻ

Các bào tử có thể xâm nhập vào cơ thể từ vết thương hở trên da, thông thường là vết thương do các vật bị nhiễm khuẩn. Một số vết thương trên da có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn uốn ván hơn, bao gồm:

  • Các vết thương bị nhiễm bẩn, phân hoặc nước bọt
  • Các vết thương do đạp đinh hoặc kim
  • Vết bỏng
  • Thương tổn nghiền nát (bị giập, nát một bộ phận nào đó)
  • Thương tích ở chỗ mô chết.

Trong vài trường hợp hiếm, uốn ván cũng có liên quan đến:

  • Làm sạch các vết thương trên bề mặt
  • Quy trình phẫu thuật
  • Côn trùng cắn
  • Nhiễm trùng răng
  • Gãy xương hở (gãy phần xương bị lòi ra ngoài)
  • Nhiễm trùng mạn tính
  • Dùng thuốc tiêm tĩnh mạch (IV)
  • Tiêm bắp thịt (mũi tiêm trong cơ).

Tuy uốn ván không lây nhiễm từ người sang người nhưng lại phổ biến ở khắp nơi toàn thế giới. Bệnh thường tập trung ở các nước có khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ, những khu vực đông dân cư cũng tạo điều kiện cho trực khuẩn uốn ván sinh sôi nảy nở.

Thời gian phát bệnh uốn ván ở trẻ

Thời kỳ ủ bệnh là từ khi tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván – thường là từ 3 đến 21 ngày (trung bình 10 ngày) dù có thể dao động từ một ngày đến vài tháng tùy thuộc vào loại vết thương. Hầu hết các trường hợp phát bệnh xảy ra trong vòng 14 ngày. Nói chung, thời gian ủ bệnh ngắn hơn thường là các vết thương bị nhiễm trùng nặng, bệnh trở nặng và có tiên lượng xấu.

Những phương pháp giúp điều trị trẻ bị uốn ván

Bác sĩ sẽ điều trị bệnh uốn ván bằng cách loại bỏ nguồn độc tố, kháng độc tố, ngăn chặn và điều trị những cơn co giật cơ cho bé, chẳng hạn như:

  • Rửa sạch tất cả các vết thương và loại bỏ mô chết. Dùng thuốc kháng sinh để diệt khuẩn
  • Bé sẽ được tiêm phòng loại thuốc kháng độc tố uốn ván được gọi là SAT (1 loại globulin miễn dịch với uốn ván người) để giải độc
  • Thuốc diazepam và thuốc an thần sẽ giúp kiểm soát những cơn co giật
  • Trẻ em cần được tiêm vắc xin uốn ván, thường là tiêm bốn mũi bắt đầu từ trước 2 tuổi cho đến lớn theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Sau khi bị thương có nguy cơ bị uốn ván, bạn nên cho trẻ tiêm ngay liều thuốc điều trị dự phòng
  • Trẻ sơ sinh cần được ở môi trường vệ sinh sạch sẽ và được chăm sóc dây rốn cẩn thận
  • Cha mẹ nên nhớ kỹ lịch tiêm phòng của trẻ để trẻ được miễn dịch kịp thời
  • Nếu bé bị cứng hàm, khó nuốt và co giật cơ thì cần đến máy thở.

Bệnh uốn ván có thể kéo dài 2 đến 3 tháng. Việc hồi phục hoàn toàn có thể mất 4 tháng. Vật lý trị liệu sẽ giúp cơ bị ảnh hưởng khỏe mạnh lại.

Uốn ván là bệnh khá nguy hiểm có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, nếu con bị các vết thương kể trên, bạn hãy đưa con đi khám ngay để bé được điều trị kịp thời nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chuẩn bị cho phẫu thuật trị các biến chứng tiểu đường

(19)
Phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường không phải là điều dễ dàng. Nồng độ đường (glucose) trong máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng trong hoặc sau ... [xem thêm]

5 thực phẩm bổ sung tăng cơ giúp bạn vạm vỡ hơn

(32)
Cơ bắp của bạn được xây dựng bằng mồ hôi và công sức qua những buổi tập luyện chăm chỉ ở phòng gym. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thực phẩm bổ sung tăng ... [xem thêm]

12 tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến núi đôi của bạn

(15)
Bạn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng đến núi đôi như mụn trứng cá, chàm da, vẩy nến, zona, phát ban… Để tránh dẫn đến những ... [xem thêm]

Mẹ nên hoặc kiêng ăn gì khi đang cho con bú?

(65)
Cho con bú kiêng ăn gì và nên ăn gì là vấn đề khiến nhiều mẹ khá đau đầu bởi ở giai đoạn này, mẹ luôn sợ những gì mình ăn sẽ ảnh hưởng đến nguồn ... [xem thêm]

9 dấu hiệu chứng tỏ đã đến lúc bạn nên cắt tóc

(33)
Bạn thấy mái tóc mình dạo này có vẻ xơ rối, bị chẻ ngọn hoặc rơi rụng khắp phòng? Đã đến lúc bạn nên cắt tóc để cải thiện các vấn đề này rồi ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về mụn rộp sinh dục

(45)
Mụn rộp sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến trên toàn thế giới. Tính riêng ở Hoa Kỳ, cứ 6 người thì sẽ có 1 người nhiễm ... [xem thêm]

Bạn nên chuẩn bị gì khi muốn có con sau 30?

(28)
Ngày nay, có rất nhiều người nổi tiếng làm mẹ ở độ tuổi trên 45. Không ai nói rằng phụ nữ cuối độ tuổi 40 và 50 không thể thụ thai, thế nhưng việc ... [xem thêm]

6 món ngon theo chế độ ăn eat clean cho dân công sở

(49)
Công việc quá bận rộn khiến bạn không có thời gian nấu nướng thường xuyên? Hãy thử làm các món theo chế độ ăn eat clean không những duy trì vóc dáng mà ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN