Chuẩn bị cho phẫu thuật trị các biến chứng tiểu đường

(3.93) - 19 đánh giá

Phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường không phải là điều dễ dàng. Nồng độ đường (glucose) trong máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng trong hoặc sau phẫu thuật.

Đôi khi người bệnh tiểu đường cần phải trải qua phẫu thuật để điều trị một số bệnh lý khác. Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng trong khi hoặc sau khi phẫu thuật, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng sau phẫu thuật
  • Vết mổ lành chậm
  • Các vấn đề về tim mạch

Vậy bạn nên chuẩn bị những gì cho cuộc phẫu thuật này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Trước khi phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường

Hãy trao đổi với bác sĩ để đề ra kế hoạch phẫu thuật an toàn nhất cho bạn.

Kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn chặt chẽ hơn nữa trong những tuần trước khi phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ khám lại lần nữa và trao đổi về những vấn đề sức khỏe bạn đang mắc phải có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật như thế nào. Hãy thông báo với bác sĩ những điều sau:

  • Báo cho bác sĩ về bất cứ loại thuốc bạn đang dùng.
  • Nếu bạn dùng metformin, hãy hỏi bác sĩ có nên ngưng dùng nó hay không. Thông thường, bệnh nhân ngưng dùng thuốc 48 giờ trước cho đến 48 giờ sau khi phẫu thuật để làm giảm nguy cơ nhiễm axit lactic.
  • Nếu bạn dùng insulin, hãy hỏi bác sĩ liều lượng nên dùng vào đêm trước phẫu thuật và trong ngày phẫu thuật.

Bạn có nguy cơ cao bị các biến chứng do phẫu thuật nếu bạn đã xuất hiện các biến chứng bệnh tiểu đường. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc kiểm soát bệnh tiểu đường và các biến chứng bạn có từ bệnh tiểu đường. Báo cho bác sĩ biết nếu có bệnh tim mạch, thận, hoặc mắt, hoặc nếu bạn bị mất cảm giác ở bàn chân. Các bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng của những vấn đề trên.

Trong khi phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường

Hãy trao đổi với bác sĩ về việc duy trì lượng đường trong máu trong quá trình phẫu thuật. Lượng đường trong máu của bạn nên từ 80–150 mg mỗi decilít (mg/dL) trong khi phẫu thuật. Bạn sẽ ít gặp biến chứng khi phẫu thuật và lành bệnh nhanh hơn nếu lượng đường trong máu được kiểm soát trong mức cho phép trong quá trình phẫu thuật.

Các bác sĩ có thể sử dụng insulin và glucose truyền tĩnh mạch để giữ cho đường huyết ổn định trong quá trình phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường

Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Thường thì lượng đường trong máu sau khi phẫu thuật rất khó kiểm soát vì:

  • Thay đổi thói quen ăn uống
  • Nôn mửa
  • Bị stress sau phẫu thuật
  • Ít hoạt động hơn bình thường

Thông thường, bạn sẽ mất thời gian dài hơn để hồi phục so với những người không bị bệnh tiểu đường. Có thể bạn cần phải nhập viện nếu bạn phải trải qua phẫu thuật lớn. Người bị tiểu đường thường phải ở lại bệnh viện lâu hơn so với những người không bị tiểu đường.

Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt, hoặc vết mổ có sưng đỏ, nóng hoặc rỉ mủ ra.

Phòng tránh biến chứng loét do nằm lâu. Bạn nên thường xuyên xoay trở trên giường và ra khỏi giường để vận động. Một số trường hợp bạn bị mất cảm giác ở ngón chân hoặc ngón tay do bệnh tiểu đường, bạn sẽ không cảm thấy cảm giác đau đớn do vết loét gây ra. Tốt nhất là bạn nên vận động thường xuyên.

Khi nào thì bạn nên gọi cho bác sĩ?

Hãy gọi cho bác sĩ để hỏi thêm thông tin liên quan đến phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường nếu:

  • Bạn có bất kỳ thắc mắc nào về phẫu thuật hoặc gây mê
  • Bạn muốn hỏi về những thuốc nào nên dùng hoặc nên dừng lại trước khi phẫu thuật
  • Bạn nghĩ rằng bạn đang nhiễm trùng

Chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư phụ khoa trước khi quá muộn

(26)
Cơ thể phụ nữ thường có nhiều thay đổi như mệt mỏi, sút cân, đầy hơi… nhưng đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư mà bạn lại bỏ ... [xem thêm]

Hãy khuyến khích con uống đủ nước mỗi ngày

(25)
Nước là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Uống nhiều nước giúp các cơ và não hoạt động hiệu quả. Vì vậy, hãy nhắc nhở con uống đủ nước mỗi ... [xem thêm]

5 điều các đấng mày râu nên biết về thuốc cương dương

(42)
Khi muốn dùng thuốc cương dương nhằm cải thiện cuộc yêu, bạn hãy tìm hiểu những tác dụng phụ và cách phòng tránh để không ảnh hưởng sức khỏe nhé. ... [xem thêm]

Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

(88)
Đau bụng dưới bên trái đột ngột là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người từng gặp, nhất là phụ nữ. Những cơn đau này có thể chỉ là chứng bệnh ... [xem thêm]

Dùng mật ong trị mụn trứng cá thế nào cho hiệu quả?

(75)
Mật ong là loại nguyên liệu dưỡng da rất phổ biến vì những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Kể cả khi bị mụn trứng cá, bạn vẫn có thể dùng mật ... [xem thêm]

Meal prep là gì mà dân tình đổ xô hỏi bác Google?

(72)
Không chỉ những ai ăn kiêng mà cả những người bận rộn với công việc cũng đang tìm hiểu xem meal prep là gì để cải thiện chế độ dinh dưỡng. Cách nấu ... [xem thêm]

4 nguyên nhân hàng đầu gây chướng bụng ở trẻ nhỏ

(87)
Tình trạng chướng bụng ở trẻ thường làm cho các bậc phụ huynh lo lắng, nhất là khi bạn không biết được nguyên nhân của nó là gì, trong khi các bé lại ... [xem thêm]

Bạn có biết vi khuẩn Hp sống được bao lâu?

(99)
Việc ước tính thời gian vi khuẩn Hp sống được bao lâu có thể giúp bạn cải thiện kết quả điều trị cũng như phòng ngừa chủng vi sinh này.Theo thống kê ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN