Mẹ nên hoặc kiêng ăn gì khi đang cho con bú?

(3.9) - 65 đánh giá

Cho con bú kiêng ăn gì và nên ăn gì là vấn đề khiến nhiều mẹ khá đau đầu bởi ở giai đoạn này, mẹ luôn sợ những gì mình ăn sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và sức khỏe của bé.

Bạn đang cho con bú và mệt mỏi vì cứ phải kiêng cữ nhiều thứ dù đã sinh xong? Thế nhưng, việc ăn uống kiêng cữ khi cho con bú liệu có cần thiết? Thực tế, hàm lượng chất đạm, đường, chất béo trong sữa mẹ không phụ thuộc trực tiếp vào những gì bạn nạp vào cơ thể. Chính vì vậy, bạn vẫn có thể tự do lên thực đơn những món ăn yêu thích, giàu dinh dưỡng. Và tất nhiên, vẫn nên tránh những món ăn không tốt cho sức khỏe.

Phụ nữ cho con bú không nên ăn gì?

Mẹ cho con bú kiêng ăn gì? Bạn có thể ăn hầu hết mọi món bạn thích trong thời gian cho con bú nhưng với lượng vừa phải. Dù thức ăn và đồ uống không phải là yếu tố quyết định chất lượng sữa mẹ nhưng đang cho con bú, bạn nên vẫn nên kiêng:

  • Các sản phẩm làm từ sữa bò nếu bé bị dị ứng với thực phẩm này. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc ngưng sử dụng và những nguồn cung cấp canxi và vitamin D thay thế.
  • Rượu và các thức uống chứa cồn: Nếu không thể từ chối, bạn có thể uống và đừng cho bé bú cho đến khi cồn được thải ra khỏi cơ thể hoàn toàn.
  • Các thức uống gây kích thích. Một hoặc hai ly cà phê, trà hoặc soda sẽ không ảnh hưởng đến bé nhưng nếu dùng thường xuyên, bạn và bé sẽ trở nên cáu kỉnh, bồn chồn và mất ngủ. Ngoài ra, quá nhiều chất kích thích sẽ làm tăng nguy cơ bị trào ngược axit và khiến bé bị đau bụng.
  • Các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kình, cá thu, cá ngừ là những thực phẩm mẹ cho con bú không nên ăn. Ngoài ra, bạn chỉ nên giới hạn 180g cá mỗi tuần.
  • Thịt và sữa béo: Thuốc trừ sâu và các loại chất hóa học bảo vệ thực phẩm thường tích trữ trong mỡ động vật. Vì vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm ít béo.
  • Các loại thực phẩm có chứa phụ gia. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đọc các thông tin trên nhãn thực phẩm về tất cả những chất phụ gia chứa trong thực phẩm đó.

Phụ nữ cho con bú nên ăn gì?

Trong thời gian cho con bú, mỗi ngày, mẹ sẽ cần hơn 500calo để tạo sữa, con số này gần bằng với việc bạn chạy 5 km. Do đó, ở giai đoạn này, bạn sẽ cần duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học và đôi lúc, bạn nên ăn nhiều hơn số lượng bạn cần.

Ngoài ra, bạn không cần phải ăn bất kì loại thực phẩm đặc biệt nào mà chỉ cần duy trì chế độ ăn cân bằng với các loại thực phẩm:

  • Giàu tinh bột như bánh mì, gạo. Ngoài ra, để tăng thêm chất xơ, bạn có thể lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt
  • Giàu vitamin và khoáng chất như rau và trái cây
  • Giàu protein như thịt, trứng…
  • Chứa ít béo như sữa chua hoặc sữa
  • Giàu chất đạm như cá hồi và cá ngừ. Ngoài ra, những thực phẩm này còn cung cấp omega-3, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong thời gian cho con bú.

Khi thêm cá vào chế độ ăn, bạn cần cẩn thận với thủy ngân và một số chất có hại khác có trong cá. Tốt nhất là bạn hãy ăn khoảng 2 bữa cá mỗi tuần và chọn các loại cá ít thủy ngân như cá hồi, cá rô phi và nên tránh ăn các loại cá như cá thu, cá kình… bởi những loại cá này có hàm lượng thủy ngân khá cao.

Mẹ cần uống bao nhiêu nước là đủ?

Sau khi sinh, bạn nên uống 8 ly nước mỗi ngày để cơ thể phục hồi tốt hơn, đặc biệt là những tuần đầu. Việc cơ thể mất nước có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Dấu hiệu đơn giản để biết cơ thể đang thiếu nước là nước tiểu có màu sậm hơn. Không uống đủ nước mỗi ngày có thể khiến bạn tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, táo bón và mệt mỏi. Tốt nhất là các mẹ nên nhớ cung cấp đầy đủ nước mỗi ngày để cơ thể làm việc hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bị run tay chân do rối loạn lo âu ở người trẻ, biết cách vẫn chữa hiệu quả

(27)
Giang đã từng nghĩ cuộc đời mình chẳng còn gì nữa kể từ khi bị run tay chân do rối loạn lo âu. Thế nhưng, cha cô vẫn quyết tâm tìm kiếm cách chữa trị ... [xem thêm]

5 bài tập cơ sàn chậu tốt cho sức khỏe tình dục

(33)
Phụ nữ sau sinh sẽ nhận thấy các cơ sàn chậu của mình trở nên yếu hơn nhiều. Làm sao để cải thiện? Hello Bacsi sẽ mách bạn 5 bài tập cơ sàn chậu. Các ... [xem thêm]

5 biện pháp hiệu quả rèn tính kỷ luật cho trẻ

(29)
Trẻ nhỏ thường ương bướng, tự làm theo ý mình, có khi dẫn đến hậu quả không hay. Lúc này, bạn hãy áp dụng 1 trong 5 cách để rèn tính kỷ luật cho trẻ ... [xem thêm]

Cách phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết

(17)
Sốt rét và sốt xuất huyết đều là những bệnh cần được quan tâm do chúng có ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng. Theo ước tính của WHO, số người tử ... [xem thêm]

5 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn thiếu protein

(96)
Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất là một trong những điều kiện tiên quyết để giúp bạn duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh. Trong đó, protein là ... [xem thêm]

Tác hại khi cù lét trẻ khó lường hơn ta vẫn tưởng

(68)
Bạn có biết cù lét trẻ cũng gây hại? Tác hại khi cù lét trẻ rất khó lường và đôi khi nghiêm trọng hơn bạn tưởng.Cù lét trẻ không những không có lợi ... [xem thêm]

Đau gân cẳng chân khi chạy, nguyên nhân và cách điều trị

(79)
Đau gân cẳng chân được xem là loại chấn thương phổ biến do việc vận động quá mức tại khu vực xương chày. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp hạn chế ... [xem thêm]

7 tác dụng của nước ép dứa với sức khỏe

(99)
Tác dụng của nước ép dứa không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn có thể mang đến những lợi ích sức khỏe như cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN