Điều trị bệnh cao huyết áp không cần uống thuốc

(4.29) - 57 đánh giá

Điều trị bệnh cao huyết áp có thể dùng các phương pháp bổ sung và thay thế thay vì phải uống thuốc. Bạn có thể uống thảo mộc, thực phẩm chức năng và ứng dụng các liệu pháp thư giãn. Bài viết này sẽ cho bạn những thông tin cơ bản về từng phương pháp điều trị.

Các phương pháp bổ sung và thay thế

Liệu pháp bổ sung và thay thế (Complementary and alternative medicine – viết tắt là CAM) là loại hình điều trị bệnh không nằm trong nền y học chính thống. Một số nghiên cứu cách chữa trị bằng CAM cho thấy hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính thức về độ an toàn cũng như hiệu quả của phương pháp này nên vẫn cần phải chờ nhiều nghiên cứu nữa được thực hiện.

Phương pháp điều trị CAM có thể giúp chống lại và kiểm soát bệnh cao huyết áp. Nó có thể được sử dụng như là một biện pháp bổ sung, không phải là biện pháp thay thế, bên cạnh các phương pháp điều trị của y học chính thống và những thay đổi lối sống đã được chứng minh là có hiệu quả, ví dụ như từ bỏ hút thuốc lá. Nếu bạn đang nghĩ tới phương pháp này, bạn hãy hỏi bác sĩ để được bác sĩ tư vấn. Một số loại thuốc trong phương pháp CAM có tương tác với các loại thuốc huyết áp bạn đang uống, vì vậy bạn phải báo cho bác sĩ biết bạn đang dùng những loại thuốc gì.

Các loại thảo mộc và thực phẩm chức năng

Có một số bằng chứng cho rằng một số thực phẩm chức năng có thể giúp kiểm soát huyết áp. Những thực phẩm chức năng này có thể mua được ở những cửa hàng hoặc nhà thuốc.

Axit béo omega-3 (Dầu cá)

Chất béo loại omega-3 (thường được tìm thấy ở cá, một số loại hạt, rau quả và một số thực phẩm chức năng) đã được chứng minh là tốt cho hệ tim mạch. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nghiên cứu cho thấy rằng chúng có thể:

  • Làm giảm lượng tryglycerides
  • Làm chậm việc tích tụ chất béo bên trong động mạch
  • Làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim
  • Giúp giảm nhẹ huyết áp.

Coenzyme Q10

Coenzyme Q10 được sản xuất bởi chính cơ thể con người và có sẵn trong những thực phẩm chức năng. Nó hỗ trợ cho các hoạt động cơ bản của tế bào. Theo Mayo Clinic, một số nghiên cứu đã cho thấy rằng có các bằng chứng khoa học cho thấy coenzyme Q-10 có thể làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, hiện nay họ vẫn chưa tìm ra được lượng thuốc lý tưởng nhất để điều trị.

Tỏi

Tỏi là một loại thực phẩm phổ biến và cũng được bán ở dạng thực phẩm chức năng. Nó có chứa các hợp chất sulfur có tác dụng tích cực đến nồng độ cholesterol. Theo Viện Y tế Quốc gia, một số nghiên cứu cho thấy nó có thể làm huyết áp giảm nhẹ.

Ca cao

Được tìm thấy trong các sản phẩm ca cao, sô-cô-la đen và trong một số thực phẩm chức năng, ca cao chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, được gọi là flavonoid. Trong một nghiên cứu từ Trung tâm Quốc gia về Liệu pháp bổ sung và thay thế (NCCAM), khi những người có huyết áp cao tiêu thụ ca cao hai lần mỗi ngày, nó sẽ cải thiện khả năng thư giãn ở các thành động mạch nhưng không làm giảm huyết áp ngay.

Những kỹ thuật thư giãn

Những kỹ thuật này sẽ giúp bạn cách đối phó với những tình huống căng thẳng để có thể kiểm soát được huyết áp.

Thiền

Thiền là một phương pháp tập trung sự chú ý. Nó làm dịu nhẹ tâm trí, thư giãn cơ thể và làm giảm căng thẳng. Những nghiên cứu gần đây của NCCAM, trong một nhóm sinh viên có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp, thiền có thể làm giảm huyết áp.

Yoga

Ngồi thiền định kết hợp với những bài tập về tư thế, kỹ thuật thở và tập trung sự chú ý. Nó có thể cải thiện sự linh hoạt và làm đẹp dáng, cũng như làm giảm mức độ căng thẳng. Theo NCCAM, nghiên cứu cho thấy yoga có thể giúp giảm nhịp tim và huyết áp.

Phản ứng sinh học

Phản ứng sinh học là một kỹ thuật mà trong đó bạn có thể kiểm soát chức năng cơ thể bằng não bộ. Trong suốt quá trình tập luyện phương pháp này, bạn được kết nối với bộ cảm biến để thu thập thông tin về những gì đang diễn ra trong cơ thể bạn. Thông tin này sau đó được đưa trở lại cho bạn thông qua tín hiệu thị giác hoặc thính giác. Ví dụ, bạn được kết nối với một cảm biến thu thập thông tin từ nhịp tim của bạn và gửi nó về một đồ thị trong máy tính, đồ thị thay đổi khi nhịp tim bạn thay đổi. Mục đích của bài tập này thông qua việc kiểm soát biểu đồ, bạn có thể kiểm soát được nhịp tim của bạn theo ý muốn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thực đơn rau củ và trái cây dành cho con yêu

(26)
Rau củ và trái cây có tầm quan trọng như thế nào đối với chế độ ăn uống của bé? Bố mẹ nên cho con ăn bao nhiêu trái cây mỗi ngày là đủ?Rau củ và ... [xem thêm]

6 kiểu đau đầu bạn cần biết để phòng ngừa

(19)
Tình trạng đau đầu thường xuyên khiến bạn mất năng lượng và làm việc kém hiệu quả. Hãy xác định các kiểu đau đầu để có cách xử lý hiệu quả ... [xem thêm]

Ung thư vú âm tính với thụ thể nội tiết

(17)
Mọi người thường ngạc nhiên khi biết rằng ung thư vú có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại ung thư có một thụ thể với các hormone khác nhau trên bề mặt. Một ... [xem thêm]

Người Hàn khỏe đẹp trẻ lâu nhờ ăn kim chi mỗi ngày!

(43)
Thật ra, món ăn ít chất béo và giàu chất xơ này rất nổi tiếng và xuất hiện khá phổ biến ở các cửa hàng bách hóa cũng như các quán ăn tại các quốc gia ... [xem thêm]

Giảm cân với phương pháp water fasting liệu có tốt?

(82)
Water fasting hay nhịn ăn với nước là phương pháp giảm cân đang trở thành trào lưu trong thời gian gần đây. Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng song hành với nó là ... [xem thêm]

Phát hiện thú vị về việc nuôi con bằng sữa mẹ và sự phát triển của bé

(40)
Ngày càng có nhiều phụ nữ chọn phương pháp sinh mổ nhưng lại không rõ tác hại của sinh mổ đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ.Dù sinh mổ là do bạn đã ... [xem thêm]

Mặc đồ lót thế nào là đúng khi tập thể thao?

(97)
Liệu bạn đã mặc quần lót đúng cách khi tập thể thao hoặc tham gia các hoạt động mạnh? Khi chơi thể thao có nên mặc quần chip bên trong quần legging bó sát? ... [xem thêm]

Vi khuẩn đường ruột của bạn nói gì về bạn?

(50)
Dinh dưỡng góp phần không nhỏ trong việc khắc phục tình trạng đau dạ dày khó chịu. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết bị đau dạ dày nên ăn gì mới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN