6 kiểu đau đầu bạn cần biết để phòng ngừa

(3.77) - 19 đánh giá

Tình trạng đau đầu thường xuyên khiến bạn mất năng lượng và làm việc kém hiệu quả. Hãy xác định các kiểu đau đầu để có cách xử lý hiệu quả nhé!

Triệu chứng đau đầu ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, vì thế đôi khi chúng ta chỉ đơn giản là uống thuốc giảm đau và tiếp tục công việc. Nhưng bạn cần nhớ rằng, luôn có lý do cho việc cơ thể chúng ta cảm thấy không thoải mái. Do đó, chúng ta cần hiểu biết hơn để có khả năng xử lý bất kỳ cơn đau đầu nào xảy ra. Cách điều trị tốt nhất đó là hãy ngăn ngừa trước.

1. Đau đầu do stress

Kiểu đau đầu này thường biểu hiện cảm giác đau và thắt chặt xung quanh đầu, thỉnh thoảng lan rộng toàn bộ đầu. Bạn nên giảm bớt stress cũng như áp lực trong cuộc sống để hạn chế kiểu đau này. Chuyện này có vẻ không dễ dàng với nhiều người, tuy nhiên hãy cố gắng tập thói quen suy nghĩ tích cực mỗi ngày cùng với tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đó!

2. Đau nửa đầu

Chứng đau đầu migraine hay còn được biết đến là đau nửa đầu, thường có biểu hiện đau theo mạch đập ở một bên hay cả hai bên đầu, lóa mắt, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng, và có thể kèm theo nôn ói. Đa số trường hợp thì nhóm thuốc NSAIDs (thuốc giảm đau không steroid) có thể trị được migraine, nhưng nếu triệu chứng kéo dài hơn một tuần thì bạn nên đi khám, để kê đơn thuốc có tác dụng tốt hơn.

3. Đau đầu do xoang

Đau đầu này được đặc trưng bởi cơn đau và cảm giác nặng tại xoang, thường là ở trước trán. Bệnh nhân có thể trị đau đầu bằng bình rửa mũi hay thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cũng nên đến bác sĩ để chắc chắn chứng đau đầu này thực sự do xoang.

4. Đau đầu cụm

Đau đầu cụm thường được mô tả là đau nhói một bên đầu và cũng thường kèm theo chảy nước mắt, tiết mồ hôi trên mặt. Triệu chứng thường kéo dài 30 phút nhưng xảy ra khá thường xuyên. Đây là kiểu đau đầu khó dự đoán và điều trị nhất.

5. Đau đầu do hormone

Một vài phụ nữ bị đau đầu hay đau nửa đầu migraine ở những thời điểm xác định trong tháng, đặc biệt là trước, sau hay trong suốt kỳ kinh nguyệt. May mắn là, chúng có thể dự đoán trước được, do đó bạn nên có biện pháp phòng ngừa và cố ghi nhớ những yếu tố kích thích.

6. Đau đầu hồi ứng

Những cơn đau đầu này xảy ra khi bạn sử dụng một lượng thuốc quá thường xuyên. Nói cách khác, nếu bạn uống Tylenol mỗi ngày để trị đau đầu, cơn đau của bạn có thể tăng dần theo từng ngày. Khi đó, bạn nên ngừng uống thuốc trong một thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi.

Mỗi khi bị đau đầu, việc xác định kiểu đau có ý nghĩa rất quan trọng để giúp bạn có cách xử lý triệu chứng khó chịu này. Sau đây là những điều bạn nên làm:

  • Ghi lại nhật ký cơn đau đầu để theo dõi triệu chứng
  • Chăm sóc thật tốt giấc ngủ của bạn
  • Xem lại lượng chocolate, phô mai, thịt nguội, rượu đỏ và chất cồn
  • Theo dõi triệu chứng đau cổ, vì nó thường liên quan đến đau đầu
  • Đánh giá mức độ stress của bạn
  • Xem lại lượng caffeine bạn sử dụng có liên quan gì đến đau đầu không
  • Uống vitamin B tổng hợp; giải pháp này phù hợp với những người thận trọng khi sử dụng thuốc
  • Bổ sung Magne, một yếu tố ngăn cản migraine
  • Nên massage, đặc biệt là vùng thái dương
  • Kiểm soát các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, thực phẩm, bụi bẩn…

Hãy tạm ngưng công việc mỗi khi bạn bị đau đầu để thư giãn và nghỉ ngơi, đừng cố gắng quá sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn về lâu dài đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các tư thế yoga đơn giản giúp dễ “lên đỉnh”

(85)
Yoga cũng có tác dụng tương tự như Karma Sutra trong việc giúp tăng cường sức bền, sức chịu đựng, sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng kiểm soát cơ bắp toàn ... [xem thêm]

Làm thế nào để vừa nấu ăn cho con vừa làm đẹp cho mẹ?

(35)
Với những nguyên liệu thích hợp như bơ, chuối, sữa chua, bạn có thể vừa nấu ăn cho con cũng như vừa chăm sóc cho làn da của mình.Bạn nghĩ mình bận bịu ... [xem thêm]

Bạn biết gì về tái tạo bề mặt da bằng tia laser?

(41)
Chăm sóc da luôn là vấn đề được mọi người quan tâm không chỉ ở phụ nữ mà còn ở cánh mày râu. Rất nhiều người, đặc biệt là những người gặp phải ... [xem thêm]

Vật lý trị liệu, tia hy vọng mới cho bệnh nhân cơ xương khớp và nhiều bệnh lý khác

(23)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

Vàng da bệnh lý ở bà bầu nguy hiểm thế nào nếu không điều trị?

(56)
Vàng da bệnh lý ở bà bầu đại diện cho nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau mà bạn không thể xem nhẹ cũng như bỏ qua.Bạn có bao giờ xem nhẹ các cơn buồn ... [xem thêm]

6 tác dụng của rau mầm đối với sức khỏe trẻ nhỏ

(85)
Rau mầm là loại rau khá bổ dưỡng, thường được nhiều bà mẹ sử dụng để chế biến thành các món ăn ngon cho cả gia đình. Với trẻ nhỏ, tác dụng của rau ... [xem thêm]

Phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ (Phần 1)

(26)
Phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ được xem là một thách thức lớn với nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có khả năng hồi phục nếu kiên trì ... [xem thêm]

Chứng rối loạn tích trữ đáng sợ như thế nào?

(17)
Chứng rối loạn tích trữ đáng sợ như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh để có cách tiếp cận cũng như điều trị phù hợp.Chứng rối ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN