Giảm cân với phương pháp water fasting liệu có tốt?

(3.76) - 82 đánh giá

Water fasting hay nhịn ăn với nước là phương pháp giảm cân đang trở thành trào lưu trong thời gian gần đây. Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng song hành với nó là hàng loạt các rủi ro nguy hiểm mà bạn nên hiểu rõ trước khi thử.

Ai cũng biết, muốn giảm cân, chúng ta cần phải có một chế độ ăn lành mạnh kết hợp với việc tập luyện. Thế nhưng, dù hiểu rõ nhưng không phải ai cũng làm được, do đó phần lớn mọi người tìm đến những cách giảm cân nhanh chóng và thần tốc hơn, chẳng hạn như water fasting hay nhịn ăn với nước. Mặc dùng phương pháp này có thể có hiệu quả nhưng nếu thực hiện không đúng cách, nó không chỉ gây hại cho cơ thể trong thời gian ngắn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe trong tương lai. Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về phương pháp giảm cân này nhé.

Water fasting là gì?

Water fasting là phương pháp giảm cân bằng cách nhịn ăn và uống nước hoặc ăn các món có thành phần chủ yếu là nước như súp, rau trong một khoảng thời gian định sẵn, có thể là một tuần hoặc một tháng.

Hình thức ăn kiêng này gây khá nhiều tranh cãi và không được các bác sĩ khuyên dùng bởi nó gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể. Nếu bạn có ý định thử, đầu tiên hãy đi xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác sức khỏe của bản thân. Sau đó, hãy tham khảo ý kiến ​​một chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn.

Tại sao phương pháp giảm cân water fasting lại trở nên phổ biến?

Nhiều người quan niệm rằng việc nhịn ăn, uống nước sẽ rất có lợi cho cơ thể:

  • Giúp giảm cân nhanh
  • Cải thiện chức năng thận
  • Cải thiện sức khỏe gan
  • Giữ ẩm cho cơ thể
  • Loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể

Lợi ích của phương pháp giảm cân water fasting

Phương pháp giảm cân water fasting có thể đem đến rất nhiều lợi ích nếu được thực hiện dưới sự giám sát của các bác sĩ:

1. Giảm cân

Đây là phương pháp giúp giảm cân rất hiệu quả nếu thực hiện đúng cách. Bạn có thể nhận thấy cơ thể thay đổi rất nhanh chỉ sau 7 ngày áp dụng. Tuy nhiên, không nên giảm quá 1,1 kg mỗi tuần vì điều này có thể khiến hệ miễn dịch gặp phải nhiều vấn đề.

2. Giải độc

Uống nhiều nước có thể giúp giải độc gan, thận và bàng quang. Tuy nhiên, cách này có rất nhiều rủi ro và cần được thực hiện dưới sự giám sát của các bác sĩ.

3. Làm dịu dạ dày

Việc nhịn ăn, uống nhiều nước sẽ giúp bù nước cho cơ thể khi bạn gặp phải các vấn đề về ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh liên quan đến đường ruột.

4. Hạ huyết áp

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp nhịn ăn uống nước nếu được thực hiện dưới sự giám sát của các bác sĩ sẽ rất có lợi cho những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó cần phải cẩn thận.

5. Tăng khả năng sản xuất insulin

Nhịn ăn uống nước có thể giúp cân bằng lượng đường và làm tăng khả năng sản xuất insulin của cơ thể. Insulin rất quan trọng bởi nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp giảm cân water fasting

1. Thực hiện trong vòng 24 – 72 giờ

Đây là lượng thời gian tối đa mà bạn được phép duy trì chế độ ăn này. Sau 72 giờ, các bác sĩ khuyên bạn nên từ từ quay lại chế độ ăn uống bình thường trong khoảng 10 ngày rồi mới tiếp tục thực hiện chế độ ăn water fasting. Trước khi thực hiện, hãy hỏi ý kiến và xin lời khuyên từ bác sĩ nhé.

2. Không đốt cháy giai đoạn

Khi thực hiện chế độ ăn này, hãy nhớ kết quả sẽ tùy vào cơ địa của từng người. Đừng vì nôn nóng mà cố “đốt cháy giai đoạn” và khiến bản thân rơi vào tình cảnh nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, bạn không nên bỏ hẳn một bữa ăn lớn, thay vào đó, hãy ăn những bữa ăn nhỏ với một ly sinh tố hoặc một bữa ăn nhẹ tốt cho sức khỏe.

Rủi ro khi thực hiện chế độ ăn kiêng water fasting

Cũng giống như những chế độ ăn kiêng khác, water fasting có thể gây ra một số rủi ro nhất định nếu không được thực hiện đúng cách:

  • Dẫn đến thiếu hụt vitamin và khoáng chất
  • Làm giảm cân không lành mạnh và gây suy yếu hệ miễn dịch
  • Thiếu chất béo lành mạnh có thể ảnh hưởng đến sự phân hủy chất béo có hại
  • Thiếu lợi khuẩn và men vi sinh từ thực phẩm tự nhiên, đường ruột của bạn có thể bị mất cân bằng
  • Gây chóng mặt
  • Thiếu protein có thể gây đau cơ và chân tay
  • Thiếu các khoáng chất quan trọng để phân hủy cholesterol, gây ra các bệnh về tim
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp
  • Uống nước nhiều trong thời gian dài có thể gây áp lực lên bàng quang, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Khiến cơ thể bị mất nước do khi bạn uống quá nhiều nước sẽ thoát ra khỏi cơ thể rất nhanh. Trong khi đó, việc hấp thu nước từ chế độ ăn uống hàng ngày sẽ hiệu quả hơn.
  • Gây hạ huyết áp thế đứng, dẫn đến tai nạn tại nơi làm việc hoặc ở nhà
  • Làm tăng sản xuất axit uric của cơ thể, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh thận mãn tính
  • Khi bạn uống nước và ngừng ăn, cơ thể vẫn sản xuất các chất cần thiết để phá vỡ thức ăn, bao gồm axit dạ dày. Điều này có thể gây ra chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản
  • Mệt mỏi, kiệt sức, đau nửa đầu và rất nhiều các tác dụng phụ khác.

Một số câu hỏi thường gặp khi thực hiện chế độ ăn kiêng water fasting

Chắc hẳn trước khi thực hiện chế độ ăn kiêng water fasting, bạn sẽ có rất nhiều băn khoăn, thắc mắc nhưng không biết hỏi ai. Theo Hello Bacsi, người tốt nhất mà bạn nên chia sẻ vấn đề này chính là bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số câu trả lời từ một số câu hỏi thường gặp đã được Hello Bacsi tổng hợp dưới đây:

1. Tôi nên thực hiện chế độ ăn kiêng water fasting trong bao lâu?

Phương pháp ăn kiêng này chỉ nên được thực hiện trong vòng 72 giờ. Sau khoảng thời gian này, bạn nên quay lại chế độ ăn bình thường và cách 10 ngày mới thực hiện tiếp.

2. Những ai không nên thực hiện chế độ ăn kiêng water fasting?

Bạn nên “quên” ngay việc thực hiện chế độ ăn này nếu bạn đang bị:

  • Hen suyễn
  • Đái tháo đường
  • Các bệnh tim mạch
  • Có lượng đường trong máu thấp
  • Có lượng đường trong máu cao

3. Khi ăn kiêng với chế độ ăn water fasting, tôi có thể uống trà được không?

Theo định nghĩa, water fasting là chế độ ăn kiêng nhịn ăn và chỉ uống nước ở dạng tinh khiết nhất, tức là bạn sẽ không được sử dụng nước ép trái cây hoặc nước trà. Tuy nhiên, nếu bạn uống nước trà thì cũng không gây hại gì, không những vậy nó còn đem đến một số lợi ích nhất định vì uống nước trà có thể giúp bổ sung một số dưỡng chất tự nhiên. Tuy nhiên, bạn nên tránh uống trà sữa nhé.

4. Tôi nên uống bao nhiêu nước trong thời gian thực hiện chế độ ăn kiêng water fasting?

Bạn nên uống nhiều nước trong thời gian này để loại bỏ độc tố và duy trì năng lượng cho cơ thể. Theo các chuyên gia, một ngày, bạn nên uống khoảng 2 – 3 lít nước, nhưng mỗi lần không nên uống quá 200ml.

5. Có nên tập thể dục khi thực hiện chế độ ăn water fasting không?

Bạn nên tránh tập thể dục trong thời gian này vì lúc này cơ thể bạn đang bị thiếu dinh dưỡng, việc tập thể dục có thể khiến bạn vô cùng mệt mỏi. Bạn vẫn có thể tập nếu trong thời gian này bạn có dùng thêm các chất bổ sung. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có câu trả lời chính xác nhất.

6. Tôi nên bắt đầu thực hiện chế độ ăn water fasting như thế nào?

Đầu tiên, bạn nên lên kế hoạch ngày nào bạn muốn thực hiện chế độ ăn này. Sau đó, hãy tập dần dần cho cơ thể, bắt đầu bằng việc giảm đường, bỏ bữa sáng một ngày, bỏ bữa sáng và bữa trưa một ngày khác và bỏ cả ba bữa ăn và chỉ uống nước vào ngày mà bạn đã lên kế hoạch để nhịn ăn. Hãy nhớ không uống nhiều nước hơn so với mức khuyến nghị (2,2 lít đối với nữ và 3 lít đối với nam).

Giảm cân bằng bất cứ cách ăn kiêng nào cũng không phải là biện pháp lâu dài. Vì vậy, bạn đừng bao giờ thử bất cứ chế độ ăn nào mà không nghiên cứu kỹ và không hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu bác sĩ khuyên bạn không nên thực hiện, hãy bỏ ngay ý định này và đừng cố lấy sức khỏe ra làm trò đùa nhé.

Ngân Phạm/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn có biết bệnh đái tháo đường nên ăn gì?

(94)
Khi bạn và người thân bị đái tháo đường, vấn đề dinh dưỡng luôn được quan tâm hàng đầu. Bệnh đái tháo đường nên ăn gì? Đây là câu hỏi phổ biến ... [xem thêm]

Điều trị ung thư vú: Liệu pháp nội tiết tố và sinh học

(44)
Liệu pháp nội tiết tố và sinh học được sử dụng trong điều trị ung thư vú. Giống như các thủ thuật khác, cả hai liệu pháp này cũng có một số tác dụng ... [xem thêm]

Nước detox có thực sự thần kỳ như lời đồn?

(87)
Một vài năm gần đây, nước giải độc thanh lọc cơ thể (tên tiếng Anh là detox) đã trở thành một cơn sốt trong chế độ ăn uống mới và là chủ đề nóng ... [xem thêm]

7 dấu hiệu trào ngược dạ dày mà bạn cần nhận biết sớm

(95)
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu trào ngược dạ dày không chỉ giúp bạn điều trị nhanh chóng hồi phục, mà còn phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm. ... [xem thêm]

Trẻ bị sang chấn tâm lý, hậu quả nặng nề từ hành vi ngược đãi trẻ em

(91)
Ngược đãi trẻ em, đánh đập, bỏ bê trẻ gây ra tác động đáng kể đến sức khỏe và một loạt vấn đề khác về phát triển tâm lý và thể chất. Trong khi ... [xem thêm]

Bà bầu bị khó thở tim đập nhanh có phải là điều bình thường?

(25)
Theo các chuyên gia, bà bầu bị khó thở tim đập nhanh là một hiện tượng sinh lý bình thường. Thậm chí, đây còn dấu hiệu cho thấy bé cưng của bạn đang phát ... [xem thêm]

Những điều bạn chưa biết khi chữa ngoại tâm thu bằng Đông y

(63)
Những thách thức trong điều trị ngoại tâm thu đã làm thay đổi quan điểm của nhiều thầy thuốc và bệnh nhân trong việc kết hợp dùng Đông y chữa ngoại tâm ... [xem thêm]

7 mẹo để chống lại cơn ốm nghén

(79)
Trong giai đoạn ốm nghén, bạn rất dễ buồn nôn, bụng luôn cảm thấy nôn nao và khó chịu. Chúng tôi sẽ mách bạn 7 mẹo để chống lại cơn ốm nghén ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN