Dinh dưỡng góp phần không nhỏ trong việc khắc phục tình trạng đau dạ dày khó chịu. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết bị đau dạ dày nên ăn gì mới tốt.
Hầu hết mọi người đều từng trải nghiệm cảm giác đau dạ dày ở một số thời điểm. Lúc này, bạn có xu hướng chán ăn bởi các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi… khiến vị giác thay đổi và mất cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng trong bất kỳ tình huống nào, cơ thể luôn phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu để duy trì sự sống.
Vậy, người bị đau dạ dày nên ăn, uống gì? Hãy để Chúng tôi giới thiệu cho bạn 7 loại thực phẩm hữu ích cho trường hợp này nhé.
Người bị đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau?
1. Nghệ
Nghệ là phương thuốc dân gian với khả năng hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe nói chung và các tình trạng liên quan đến hệ tiêu hóa nói riêng. Curcumin, một hoạt chất thường thấy ở nghệ, đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động này.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất khi dùng curcumin là bạn phải sử dụng liều lượng cao trong thời gian dài mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân là do curcumin khó tan trong nước. Do đó, độ hấp thu của hoạt chất này thường không cao.
2. Gừng: vị thuốc dân gian tốt cho dạ dày
Bên cạnh là một gia vị phổ biến, gừng còn được biết đến như một vị thuốc ở Việt Nam. Từ lâu, mọi người đã dùng gừng để đối phó với buồn nôn và nôn, hai triệu chứng thường thấy khi bạn bị đau dạ dày.
Bạn có thể trực tiếp sử dụng gừng tươi hoặc nấu chín hay pha trà để dùng như một hoạt chất bổ sung. Dù ở hình thức nào, vị thuốc này đều có thể phát huy tốt công dụng của mình.
Gừng là một vị thuốc an toàn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không lạm dụng cách chữa đau dạ dày này vì nếu dùng quá nhiều gừng, bạn có nguy cơ đối mặt với:
- Ợ nóng
- Tiêu chảy
- Cơn đau dạ dày kéo dài
3. Cam thảo
Một phương án khác dành cho câu hỏi “Người bị đau dạ dày nên ăn gì?” là cam thảo. Đây là một phương thuốc phổ biến cho chứng khó tiêu và cũng có khả năng ngăn ngừa loét dạ dày.
Ngày nay, mọi người thường dùng cam thảo dưới dạng chế phẩm không chứa glycyrrhizin (DGL), một hoạt chất tự nhiên trong loại thảo dược này có nguy cơ gây nên một số vấn đề sức khỏe cho người dùng khi tiêu thụ số lượng lớn, bao gồm:
- Mất cân bằng chất lỏng
- Tăng huyết áp
- Giảm nồng độ kali
Chế phẩm cam thảo không chứa glycyrrhizin còn có thể giúp giảm đau dạ dày và khó tiêu do loét dạ dày gây nên bởi sự phát triển quá mức của vi khuẩn H. pylori.
Nhìn chung, cam thảo là một loại thảo mộc làm dịu đường ruột và có thể giúp giảm viêm cũng như tình trạng nhiễm trùng góp phần gây khó chịu cho dạ dày.
4. Bị đau dạ dày nên ăn gì? Đừng xem thường đu đủ!
Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Nhờ vào khả năng hoạt động như một phương thuốc tự nhiên cho chứng khó tiêu, đu đủ trở thành một lựa chọn ưa thích của những người vẫn chưa biết khi bị đau dạ dày nên ăn gì.
Papain là một loại enzyme có khả năng phân giải protein trong thực phẩm bạn dùng, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ chúng hơn. Một số người có thể không sản xuất đủ enzyme tự nhiên để tiêu hóa hoàn toàn thức ăn của họ. Vì vậy, việc tiêu thụ thêm enzyme như papain sẽ giảm thiểu đáng kể triệu chứng khó tiêu. Papain là hoạt chất chính trong đu đủ.
5. Thực phẩm giàu pectin: giải pháp cho người chưa biết bị đau dạ dày nên ăn gì
Khi nguyên nhân gây đau dạ dày bắt nguồn từ thực phẩm ô nhiễm, bạn có thể dùng chất bổ sung pectin để hỗ trợ tăng tốc độ phục hồi ở dạ dày.
Pectin là một loại chất xơ được tìm thấy với số lượng lớn trong táo và trái cây họ cam, chanh. Bạn có thể tìm mua pectin ở dạng thực phẩm chức năng.
Pectin cũng làm giảm đau dạ dày bằng cách thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong đường tiêu hóa.
6. Chuối xanh
Đau dạ dày do nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm thường đi kèm với tiêu chảy. Hiện nay, một số chuyên gia đã phát hiện, trẻ bị tiêu chảy có thể kiểm soát tình trạng này nếu ăn chuối xanh nấu chín.
Chuối xanh có tác dụng chống tiêu chảy mạnh nhờ vào tinh bột đề kháng, một loại tinh bột không được tiêu hóa khi đi qua hệ thống ruột non. Bởi vì không được tiêu hóa, tinh bột đề kháng sẽ đến thẳng phần ruột kết. Tại đây, vi khuẩn đường ruột sẽ men hóa loại tinh bột đặc biệt này, tạo ra axit béo chuỗi ngắn, từ đó kích thích ruột hấp thụ nhiều nước hơn và làm cứng phân.
7. Người bị đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau? Không thể không nhắc đến thực phẩm giàu lợi khuẩn!
Một nguyên nhân phổ biến khác của đau dạ dày là rối loạn sinh lý do mất cân bằng về chủng loại hoặc số lượng vi khuẩn đường ruột. Vì vậy, nếu bạn vẫn đang tìm hiểu khi bị đau dạ dày nên ăn gì mới tốt, hãy chọn những thực phẩm giàu men vi sinh. Chúng có thể giúp điều chỉnh sự mất cân bằng này và giảm bớt các triệu chứng đầy bụng hoặc đi ngoài không đều.
Thực phẩm chứa men vi sinh có lợi cho sức khỏe đường ruột bao gồm:
- Sữa chua: các lợi khuẩn có trong sữa chua có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, giảm bớt nguy cơ táo bón hoặc tiêu chảy.
- Buttermilk: buttermilk là một trong các sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất bơ. Nó có khả năng giúp bạn giảm thiểu tình trạng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ xảy ra táo bón.
- Kefir: Uống hai ly (khoảng 500ml) kefir, một loại thực phẩm (nấm) lên men lactic, mỗi ngày trong một tháng có thể giúp những người bị táo bón kinh niên đi ngoài dễ dàng và đều đặn hơn.
Đau dạ dày nên uống gì?
Tình trạng tiêu chảy và nôn khi đau dạ dày diễn ra là tác nhân trực tiếp khiến bạn mất nước. Kèm theo đó, một lượng lớn chất điện giải cũng sẽ thất thoát. Chúng là các khoáng chất duy trì sự cân bằng dịch trong cơ thể bạn, đồng thời giữ cho hệ thần kinh hoạt động nhanh nhạy và chính xác.
Mất nước nhẹ và mất chất điện giải thường có thể được phục hồi bằng cách uống nhiều nước khoáng. Bạn cũng có thể chọn trà để thay thế. Trong trường hợp này, các loại trà được ưa chuộng có thể kể đến như:
- Trà hoa cúc: các hoạt chất trong hoa cúc có khả năng hỗ trợ đối phó với các vấn đề về đường ruột, bao gồm đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
- Trà bạc hà: có thể đem lại một số lợi ích sức khỏe cho người bị đau dạ dày do hội chứng ruột kích thích.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn