Dị ứng tinh trùng: Nguyên nhân và cách điều trị

(4.32) - 12 đánh giá

Bạn thường nghe nói dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, còn dị ứng tinh trùng thì sao? Triệu chứng của nó hay nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa hay dị ứng khác.

Cơ thể con người là một cỗ máy rất phức tạp, đặc biệt là cơ quan sinh sản của phụ nữ. Cơ quan này không chỉ phức tạp về cấu trúc mà chức năng của nó cũng rắc rối không kém. Đôi khi, cơ quan này còn phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch, dẫn đến dị ứng tinh trùng. Điều đặc biệt là ít người nhận ra mình bị dị ứng tinh trùng. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách điều trị nó thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.

Thành phần tinh dịch

Để tìm hiểu về dị ứng tinh trùng, trước tiên, bạn cần biết tinh dịch gồm những gì. Một số chất có trong tinh dịch là: axít citric, kali, kẽm, các axít amin tự do, enzyme, fructose, prostaglandin, phosphorylcholine, axít ascorbic, axít uric, natri, nitơ, axít lactic, cholesterol, protein, glycoprotein, clo, canxi, vitamin B12…

Dị ứng tinh trùng là gì?

Dị ứng tinh trùng là một tình trạng khá hiếm gặp. Hơn nữa, nếu khi “yêu”, chồng sử dụng bao cao su thì bạn sẽ không biết được mình bị bệnh. Tinh trùng phải tiếp xúc trực tiếp với cơ thể phụ nữ mới xảy ra hiện tượng dị ứng. Ngoài ra, các triệu chứng của tình trạng này thường giống với bệnh nhiễm trùng khác. Do đó, bệnh này rất dễ bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh như:

  • Viêm âm đạo
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Bệnh herpes
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Bị nấm.

Nguyên nhân gây dị ứng tinh trùng

Dị ứng với tinh dịch xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch. Trong đó, tế bào bạch cầu đã nhầm lẫn protein trong tinh dịch với những tác nhân gây bệnh có hại như vi khuẩn, virus và tấn công chúng.

Các triệu chứng của dị ứng tinh trùng

Tình trạng này xảy ra do cơ địa của mỗi người, nhưng nó cũng có thể lây lan. Sau từ 10 – 20 phút tiếp xúc với tinh trùng, các dấu hiệu dị ứng xuất hiện. Dấu hiệu này không chỉ xuất hiện ở vùng âm đạo mà còn xuất hiện ở những bộ phận khác, nơi tinh dịch tiếp xúc. Một số triệu chứng dị ứng tinh trùng phổ biến:

  • Ngứa ngáy vùng kín
  • Phát ban
  • Nóng rát
  • Đau thắt ngực
  • Bất tỉnh (nếu bị nặng). Nếu thấy choáng váng, hãy đến bệnh viện ngay.
  • Khò khè
  • Đau đầu nhẹ
  • Sưng
  • Khó thở
  • Có cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
  • Nổi mề đay hoặc mụn nước
  • Sốc phản vệ.

Chẩn đoán dị ứng tinh trùng

Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng tinh trùng hoặc có các triệu chứng bất thường, hãy đến bác sĩ phụ khoa khám. Để xác định bạn có bị dị ứng tinh trùng hay không, bác sĩ sẽ sử dụng một số kỹ thuật sau:

1. Test trong da

Bác sĩ sẽ sử dụng một kỹ thuật gọi là test trong da để xác nhận xem bạn có bị dị ứng tinh trùng hay không. Test trong da sẽ được tiến hành bằng cách tiêm vào trong da bạn một ít tinh trùng của người chồng.

2. Sử dụng bao cao su

Cách đơn giản nhất để xác định xem bạn có bị dị ứng tinh trùng không là sử dụng bao cao su. Nếu sau khi quan hệ, bạn không có các triệu chứng dị ứng như trước đây thì có khả năng bạn đã bị dị ứng tinh trùng.

3. Thử nghiệm tinh trùng cách ly

Thử nghiệm này còn được gọi là thử nghiệm lấy da. Khi làm xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiêm một số tinh trùng đã được tách ra và một ít tinh dịch vào cơ thể phụ nữ. Nếu người vợ bị dị ứng tinh trùng, cơ thể sẽ có phản ứng mạnh. Nếu không thì cơ thể sẽ không có phản ứng.

Dị ứng tinh trùng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ?

Dị ứng tinh dịch không gây vô sinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu bạn quá nhạy cảm thì bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên có thai theo cách thông thường. Trong những trường hợp này, bạn nên cần đến sự trợ giúp về y tế.

Ảnh hưởng của dị ứng tinh trùng

Ngoài việc khiến cơ thể khó chịu, dị ứng tinh trùng còn ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Phụ nữ thường ngại “yêu” khi gặp phải các vấn đề sinh lý. Và việc này sẽ dễ dẫn đến rạn nứt trong cuộc sống hôn nhân. Do đó, cả hai vợ chồng nên ngồi lại nói chuyện với nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để tìm hướng giải quyết.

Điều trị dị ứng tinh trùng

Nếu bạn bị dị ứng tinh trùng, bác sĩ sẽ đề nghị một số phương pháp điều trị sau:

1. Phương pháp giải mẫn cảm

Mỗi ngày bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ tinh dịch của chồng vào cơ thể bạn để bạn tiếp xúc dần dần. Tuy nhiên, để tăng tỷ lệ thành công, bác sĩ sẽ đề nghị bạn quan hệ tình dục thường xuyên hơn.

2. Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

Nếu cơ thể bạn vẫn phản ứng mạnh với tinh trùng dù đã được điều trị thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung để thụ thai. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm tinh trùng đã được tách ra khỏi tinh dịch vào cơ thể bạn ở thời điểm rụng trứng để tăng cơ hội mang thai.

Mục đích chính của phương pháp này là tăng khả năng chịu đựng tinh trùng. Mặc dù cơ chế chính xác của phương án điều trị này vẫn chưa rõ ràng nhưng các bác sĩ cho rằng việc bơm tinh trùng vào cơ thể thường xuyên sẽ giúp tạo ra kháng thể chống lại các protein tinh dịch. Tuy nhiên, đừng thử phương pháp này nếu không có sự đồng ý của bác sĩ vì nó có thể đưa đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa mạng sống.

Dị ứng tinh trùng là một vấn đề khó xử. Do đó, bạn và chồng phải cùng nhau vượt qua. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách điều trị nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 lý do gây ngứa tinh hoàn ở nam giới

(53)
Tình trạng ngứa tinh hoàn ở nam giới không những khiến bạn ngại ngùng mà còn là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm cần chữa sớm. Để giải quyết ... [xem thêm]

Lợi ích vàng của ánh nắng với đôi mắt

(83)
Ánh nắng mặt trời đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trẻ vị thành niên tiếp xúc nhiều với ánh nắng ... [xem thêm]

Khi người yêu im lặng, mình phải làm gì?

(27)
Chiến tranh lạnh dường như là một trong những xung đột đáng sợ nhất bởi bạn đã trở thành… “người vô hình” trong mắt đối phương. Vậy khi người ... [xem thêm]

Sữa nghệ: Thức uống bổ dưỡng từ Ấn Độ

(43)
Món sữa nghệ thơm nồng, ấm nóng đang dần phổ biến hơn nhờ có lượng dưỡng chất dồi dào giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe. Tuy nhiều lợi ích là ... [xem thêm]

Rối loạn hoang tưởng và tất cả những gì bạn cần biết

(29)
Rối loạn hoang tưởng là một dạng bệnh tâm thần nghiêm trọng. Người mắc bệnh không thể phân biệt được sự thật và những gì họ tưởng tượng. Cho ... [xem thêm]

Lợi ích tuyệt vời của trà đối với sức khỏe

(45)
Trà là một loại thực phẩm có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Các hợp chất trong trà xanh có tác động mạnh mẽ đến cơ thể. Tuy nhiên, liệu bạn đã ... [xem thêm]

Sự thật về bệnh down: Tất cả những gì bạn cần biết

(99)
Bệnh down là gì? Những sự thật về hội chứng down sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về căn bệnh chưa xác định rõ nguyên nhân này.Bệnh down (hay còn gọi là ... [xem thêm]

30 tháng

(50)
Bé 13 tháng tuổi có thể sẽ vô cùng hiếu động do con yêu muốn được khám phá thế giới xung quanh thông qua nhiều cách khác nhau.Nếu bạn đang băn khoăn liệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN