30 tháng

(3.97) - 50 đánh giá

Bé 13 tháng tuổi có thể sẽ vô cùng hiếu động do con yêu muốn được khám phá thế giới xung quanh thông qua nhiều cách khác nhau.

Nếu bạn đang băn khoăn liệu bé vừa bước qua cột mốc thôi nôi được một tháng sẽ có những đặc điểm phát triển như thế nào thì hãy cũng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Chiều cao, cân nặng của bé 13 tháng tuổi

Một em bé 13 tháng tuổi nên nặng và dài bao nhiêu? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng trung bình của một đứa trẻ 13 tháng tuổi là 9,1 kg đối với bé gái và 9,8 kg đối với bé trai. Chiều cao trung bình sẽ nằm ở mức 75,1 cm đối với bé gái và 76,9 cm đối với bé trai.

Tất nhiên, mỗi bé đều có mức phát triển khác nhau và con số trên thang đo không phải là điều quan trọng nhất. Miễn rằng bé đang tăng cân và phát triển theo cách lành mạnh thông qua các đường cong tích cực ở biểu đồ tăng trưởng.

Nếu vẫn lo lắng, bố mẹ có thể đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra kỹ lưỡng hơn.

Trẻ 13 tháng tuổi biết làm gì?

Sự phát triển của bé chạm mốc 13 tháng sẽ có những đặc điểm như sau:

Khả năng nói

Nhiều bố mẹ tự hỏi liệu trẻ 13 tháng tuổi có thể nói chuyện không thì câu trả lời sẽ là có nhưng dĩ nhiên sẽ không tròn vành rõ chữ mà giống như tiếng bập bẹ, chẳng hạn như “cha”, “ba”, “ma”, “ha”…

Một câu hỏi phổ biến khác mà các bố mẹ cũng thắc mắc nữa là trẻ 13 tháng tuổi có thể nói bao nhiêu từ? Hầu hết trẻ từ 12 tháng tuổi đến 13 tháng có thể nói một hoặc hai từ.

Bé 13 tháng tuổi cũng có những tiến bộ trong việc giao tiếp với người lớn mà không phải khóc, thay vào đó là những hành động ra dấu hiệu, chẳng hạn như chỉ ngón tay vào đồ vật con cảm thấy hứng thú.

Khả năng di chuyển

Hầu hết trẻ mới biết đi có thể tự kéo mình đứng lên và di chuyển vòng quanh phòng trong lúc bám vào đồ nội thất hoặc thậm chí có những bé còn chập chững bước đi mà chẳng cần trợ giúp.

Một số bố mẹ tỏ ra lo lắng khi bé nhà mình vẫn chưa tập đứng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, điều này là bình thường bởi vẫn có những trẻ đến tận 18 tháng mới bắt đầu đứng vững hoặc thậm chí lò dò bước đi đầu tiên.

Khả năng biểu lộ cảm xúc

Bé 13 tháng tuổi đã có thể phát triển cảm xúc khá rõ rệt thông qua việc bày tỏ các cảm xúc như thất vọng, sợ hãi, giận dữ, phản đối, bướng bỉnh, buồn bã và bối rối. Những biểu hiện này sẽ là một phần của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

Chế độ dinh dưỡng cho bé 13 tháng tuổi

Khi được 13 tháng, em bé có thể bắt đầu làm quen với những món ăn khác bên cạnh sữa mẹ, sữa bột. Do đó, bạn hãy cho con được thử qua nhiều loại thực phẩm khác nhau nhé.

Trẻ ở tháng này nên ăn bao nhiêu?

Các bác sĩ cho biết hầu hết trẻ mới biết đi cần khoảng 1.000 calo mỗi ngày. Tuy nhiên, việc cố gắng đếm lượng calo mà bé hấp thụ là thiếu thực tế. Bạn không thể mong đợi một đứa trẻ 13 tháng tuổi ăn những phần có cùng kích cỡ từ bữa ăn này đến bữa ăn tiếp theo hoặc cùng một lượng thức ăn từ ngày này sang ngày khác.

Khi tập cho bé ăn dặm, bạn hãy sắp xếp khẩu phần rơi vào khoảng 1/4 lượng thức ăn của người lớn. Sau đó, hãy để con chọn mình sẽ ăn những gì và ăn bao nhiêu dựa trên sự thèm ăn và nhu cầu của chính con.

Những em bé 13 tháng tuổi nổi tiếng là rất kén ăn và một số ngày có vẻ như con chẳng hứng thú với bất kỳ món nào mà chỉ uống sữa.

Bé 13 tháng tuổi nên ăn những gì?

Ngoài 3 bữa chính thì bé 13 tháng tuổi sẽ cần thêm hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Bạn hãy ưu tiên món ăn được chế biến từ các nhóm thực phẩm: rau, trái cây, ngũ cốc, protein và sữa.

Trẻ mới biết đi có xu hướng hấp thụ khá ít canxi, sắt và chất xơ. Ngoài các sản phẩm từ sữa, bé yêu vẫn có thể bổ sung canxi từ các loại thực phẩm như rau lá xanh, bông cải xanh và đậu phụ.

Đối với chất sắt, bạn hãy khuyến khích con nếm những món ăn làm từ ngũ cốc, thịt bò nạc. Chất xơ từ rau xanh, các loại đậu nghiền, chuối sẽ là gợi ý lý tưởng cho chế độ dinh dưỡng của bé 13 tháng tuổi.

Trẻ 13 tháng tuổi nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?

Bé 13 tháng tuổi nên uống bao nhiêu sữa là câu hỏi của rất nhiều bậc cha mẹ. Câu trả lời là lượng sữa bé uống còn tùy thuộc vào lượng canxi có trong các thực phẩm và thức uống khác mà bé tiêu thụ.

Hầu hết trẻ 13 tháng tuổi nên bổ sung 700mg canxi mỗi ngày. Vì vậy, nếu con bạn không nhận được canxi từ bất kỳ nguồn thực phẩm nào khác, bé sẽ cần khoảng 7o0ml sữa và bạn có thể gia giảm lượng sữa khi con tập ăn thêm thức ăn dặm.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách làm kẹo dẻo trái cây thơm ngon

(98)
Nếu bạn biết cách làm kẹo dẻo trái cây tại nhà, đây không những là món ăn yêu thích của trẻ nhỏ mà còn là thức ăn vặt lành mạnh của người lớn vào ... [xem thêm]

Sự thật về mãn dục nam: 5 điều mọi đàn ông cần biết

(11)
Sự thật về mãn dục nam sẽ giúp bạn biết đây không chỉ đơn thuần là tình trạng suy giảm hormone testosterone mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề khác về ... [xem thêm]

Đâu là cách hữu hiệu nhất để cải thiện da mặt?

(62)
Khi nhìn thấy một cô gái có làn da đẹp không tì vết, bạn luôn tò mò: Làm sao để sở hữu làn da khỏe mạnh và sáng hồng rạng rỡ như thế nhỉ? Để trở ... [xem thêm]

Ngộ nhận của bố mẹ khi xử trí cho con bị co giật do sốt cao

(44)
Co giật do sốt cao là loại co giật phổ biến nhất (4% trẻ mắc phải). Trẻ mắc phải chứng bệnh này thường ở độ tuổi từ 6 tháng tới 5 tuổi. Hầu hết ... [xem thêm]

6 bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ

(23)
Bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh tự nhiên tại nhà giúp bạn giảm đau. Không chỉ ... [xem thêm]

Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vacxin

(87)
Hầu hết các tác dụng phụ của vacxin thường nhẹ và sẽ biến mất trong một vài ngày. Nếu trẻ nhỏ bị sốt sau khi tiêm, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc ... [xem thêm]

Bị ngứa lông mu vùng kín: Nguyên nhân và cách khắc phục

(31)
Lông mu tại vùng kín có tác dụng bảo vệ, ngăn chặn các yếu tố từ bên ngoài tác động vào bộ phận sinh dục. Đồng thời, nó còn giúp giảm sự ma sát của ... [xem thêm]

Cảnh báo nguy cơ về bệnh tim mạch ở phụ nữ

(90)
Làm thế nào để kiểm soát được cân nặng nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đã từng gặp những vấn đề liên quan chẳng hạn như đau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN