Đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ

(3.61) - 14 đánh giá

Đi ngoài ra máu tươi thường liên quan đến nhiều vấn đề về đại tràng và hậu môn. Đặc biệt, đó có thể là dấu hiệu bệnh trĩ ở những giai đoạn đầu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu tươi, có thể đơn giản là do táo bón nặng khiến hậu môn trầy xước hay nghiêm trọng hơn là liên quan đến một số tình trạng bệnh lý như trĩ, viêm đại tràng… Tốt hơn hết, bạn nên cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.

Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu xem hiện tượng đi ngoài ra máu tươi có phải là dấu hiệu bệnh trĩ hay không và những cách xử lý qua bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi

Bất kỳ ai cũng đều sẽ giật mình khi nhìn thấy máu xuất hiện sau khi đi đại tiện, trong phân hay trên giấy vệ sinh. Đây chắc chắn là một triệu chứng không nên “ngó lơ” vì nó thường là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nào đó. Tuy nhiên, bạn cần phải bình tĩnh trở lại và tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây chảy máu.

Nếu có thêm những triệu chứng khác đi kèm với đi ngoài ra máu, bạn sẽ dễ dàng xác định được nguyên nhân nhưng không có nghĩa là bạn nên tự mình suy đoán. Hãy đến gặp và thảo luận cùng bác sĩ ngay cả khi tình trạng này đã xuất hiện trước đó và được đưa ra chẩn đoán.

Một trong những nguyên nhân khiến bạn đi ngoài ra máu tươi bao gồm:

  • Bệnh trĩ. Khi mắc bệnh trĩ, các tĩnh mạch trong trực tràng đều bị sưng lên. Bạn có thể cảm thấy đau, ngứa và nhìn thấy máu xuất hiện trong phân hoặc trên giấy vệ sinh. Tuy nhiên, một số người bị trĩ không biểu hiện bất kỳ triệu chứng bên ngoài nào. Bệnh trĩ có khả năng điều trị tại nhà nhưng nếu bạn bị chảy máu nhiều khi đi vệ sinh hoặc không cảm thấy bớt đau sau khi điều trị, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Viêm túi thừa. Những người có túi thừa hình thành trên ruột già có thể không biểu hiện ra triệu chứng nào cho đến khi chúng bị nhiễm trùng, gây ra viêm túi thừa. Một số trường hợp, túi thừa bị chảy máu và bạn nhìn thấy máu trong phân hoặc ngay cả khi không đi đại tiện. Bạn có thể không cần điều trị nhưng bất cứ lúc nào bị chảy máu, bạn luôn phải đi khám cho dù điều này đã từng xảy ra trước đó.
  • Vết nứt hậu môn. Một vết nứt hậu môn có thể là biến chứng từ bệnh Crohn hay sau khi sinh nở, cũng có khi do bệnh trĩ gây ra vết lở loét hoặc bị táo bón nghiêm trọng. Nứt hậu môn gây ra những vết rách ở ống hậu môn và gây chảy máu khi đi ngoài.
  • Polyp và ung thư đại tràng. Một nguyên nhân hiếm gặp khiến bạn đi ngoài ra máu là do ung thư đại tràng. Loại ung thư này bắt đầu từ các đợt xuất huyết polyp hiện diện trên thành trong lòng đại tràng.
  • Bệnh viêm đường ruột (IBD). Đi ngoài ra máu có xu hướng là dấu hiệu đặc trưng của viêm loét đại tràng vì ở dạng này, tình trạng viêm thường bắt đầu ở cuối đại tràng. Sự viêm nhiễm từ bệnh Crohn ở đại tràng hay trực tràng cũng khiến người bệnh nhìn thấy máu trong phân.

Nhìn chung, đi ngoài ra máu là một triệu chứng thường gặp khi bạn có những bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng. Biểu hiện có thể nhẹ như dính một ít máu trên phân hay giấy vệ sinh hoặc nặng hơn là chảy máu nhỏ giọt, thành tia kèm theo những triệu chứng khác như đau rát quanh hậu môn, sờ thấy búi trĩ sa ra ngoài…

Người bệnh trĩ khi nào thì đi ngoài ra máu?

Bệnh trĩ xuất hiện do các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn giãn rộng. Ở một số người bệnh, bệnh có thể không gây ra triệu chứng gì. Ngược lại, có những người sẽ cảm thấy ngứa rát, chảy máu và khó chịu, đặc biệt khi ngồi xuống.

Có hai loại trĩ chính được phân biệt dựa vào vị trí của búi trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Cả hai loại này đều có khả năng hình thành huyết khối (cục máu đông) bên trong tĩnh mạch của búi trĩ. Cho dù mắc phải loại trĩ nào, bạn đều có thể gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu.

Khi bạn dùng nhiều sức để đi đại tiện hoặc khối phân quá cứng sẽ tác động lên bề mặt búi trĩ và khiến chúng chảy máu. Một số trường hợp, huyết khối hình thành quá nhiều có thể gây vỡ tĩnh mạch, dẫn đến chảy máu ra ngoài. Thông thường, máu từ búi trĩ sẽ có màu đỏ tươi khi nhìn thấy trên giấy vệ sinh.

Người bệnh trĩ nên làm gì khi đi ngoài ra máu?

Đi ngoài ra máu khi bị trĩ là dấu hiệu cho thấy thành tĩnh mạch trong búi trĩ đã bị kích thích hoặc tổn thương. Tình trạng này có thể tự khỏi theo thời gian nhưng có một số cách bạn có thể làm ở nhà để tăng quá trình làm lành vết thương và giảm bớt khó chịu.

Tuy nhiên, nếu bạn không biết nguyên nhân rõ ràng gây chảy máu hoặc hiện tượng này kéo dài trong vòng một tuần, hãy đi khám bác sĩ sớm nhất có thể. Bạn không nên tự chẩn đoán tình trạng bệnh vì một số bệnh lý nghiêm trọng khác như bệnh viêm đường ruột (IBD) hay ung thư cũng có thể có triệu chứng tương tự. Vì vậy, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Các biện pháp tại nhà

Nếu bạn được chẩn đoán là mắc bệnh trĩ và chúng gây đau rát hay ngứa, hãy bắt đầu làm sạch khu vực hậu môn nhẹ nhàng để giảm tình trạng viêm:

  • Tắm kiểu ngồi (sitz bath). Bạn ngồi và ngâm vùng hậu môn vào một chậu nước ấm. Để giảm đau, bạn có thể sử dụng một ít muối Epsom pha vào nước.
  • Sử dụng khăn giấy ướt. Giấy vệ sinh thông thường có thể hơi “sần sùi” và gây khó chịu cho người bị bệnh trĩ ngoại. Bạn hãy thử sử dụng khăn giấy ướt sau khi vệ sinh nhưng nên nhớ không chọn những loại có hương liệu hoặc thành phần dễ gây kích ứng da.
  • Chườm lạnh. Hãy thử ngồi lên một chiếc khăn lạnh (được cuốn lại) để giảm bớt tình trạng viêm và làm dịu khu vực hậu môn. Lưu ý, chỉ nên chườm khoảng 20 phút mỗi lần.
  • Tránh dùng sức để tống phân ra ngoài hay ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Điều này có thể làm tăng áp lực lên búi trĩ.
  • Sử dụng thuốc không kê đơn. Bạn có thể dùng một số sản phẩm ngoài da như kem bôi dùng cho bệnh trĩ ngoại hoặc thuốc đạn khi bị trĩ nội.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện các cách giúp làm mềm phân, giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt để giảm nguy cơ kích thích hoặc làm tổn thương thêm búi trĩ:

  • Uống nhiều nước. Hãy nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể để tránh táo bón.
  • Ăn nhiều chất xơ. Thực hiện chế độ ăn có nhiều chất xơ như ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi để phòng ngừa táo bón và giúp đi cầu đều đặn.
  • Dùng thuốc làm mềm phân. Bạn có thể thử dùng một số loại thuốc làm mềm phân không kê đơn để “đối phó” với tình trạng táo bón. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thuốc.
  • Dùng các thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ. Nếu cảm thấy chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ chất xơ, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm bổ sung methylcellulose hay vỏ hạt mã đề (psyllium husk).
  • Duy trì hoạt động thể chất hàng ngày. Điều này có khả năng giảm bớt nguy cơ bị táo bón.

Sau khi thử một vài cách điều trị bệnh trĩ tại nhà mà vẫn phát hiện máu khi đi ngoài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra lại.

Điều trị y khoa

Nếu các cách chữa trị tại nhà không mang lại hiệu quả, một số phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện. Một số phẫu thuật không cần thiết phải gây mê toàn thân, bao gồm:

  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su. Bác sĩ sẽ dùng một dây cao su nhỏ quấn quanh đáy búi trĩ nội. Việc này làm hạn chế lưu lượng máu đến tĩnh mạch trĩ, cuối cùng búi trĩ co lại và tiêu biến.
  • Chích xơ tĩnh mạch. Bạn sẽ được tiêm một dung dịch thuốc vào búi trĩ và kết quả xảy ra tương tự như thắt vòng cao su.
  • Đông máu lưỡng cực, laser hay tia hồng ngoại. Phương pháp này cũng ngăn chặn nguồn máu cung cấp cho búi trĩ để chúng teo dần.
  • Đốt điện. Sử dụng dòng diện để làm búi trĩ teo dần và rụng ra.

Trường hợp tình trạng bệnh trĩ nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các phẫu thuật lớn. Thông thường, bạn cần phải phẫu thuật khi búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và bác sĩ sẽ đánh giá xem phương pháp phẫu thuật nào phù hợp nhất dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Những phẫu thuật này thường sử dụng gây mê toàn thân và bạn cần phải nằm lại bệnh viện để theo dõi, chẳng hạn như:

  • Cắt bỏ búi trĩ. Bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ sa ra ngoài hoặc những búi trĩ phức tạp khác.
  • Treo búi trĩ. Phương pháp này không cắt bỏ hẳn búi trĩ mà bác sĩ sẽ khâu treo búi trĩ vào lại trực tràng. Điều này cũng làm thay đổi lưu lượng máu cung cấp cho búi trĩ và khiến chúng co lại.
  • Thắt mạch treo búi trĩ dưới hỗ trợ siêu âm (DG–HAL). Bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm giúp hiển thị lưu lượng máu đến búi trĩ để thắt các mạch này lại, khiến búi trĩ co lại. Tuy nhiên, cách thức này không triệt để, có khả năng tái phát cao ở những người bị bệnh trĩ nặng.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết “Bệnh trĩ và các phương pháp chữa bệnh trĩ“.

Tóm lại, đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu bệnh trĩ nhưng cũng có khi liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng khác. Để biết chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bạn nên đi gặp bác sĩ khi thấy máu xuất hiện trong lúc đi vệ sinh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh sởi

(48)
Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc đối phó với bệnh sởi. Nếu bạn đang không biết người bệnh sởi kiêng ăn gì và chế ... [xem thêm]

Rậm lông

(78)
Tìm hiểu chungRậm lông là bệnh gì?Bệnh rậm lông liên quan đến sự tăng trưởng quá nhiều của lông trên mặt và cơ thể ở phụ nữ. Lông dày và đen phát ... [xem thêm]

Mất nút nhầy tử cung và những điều mẹ bầu nên lưu ý (Phần 2)

(20)
Mẹ bầu phải làm sao để biết khi nào bị mất nút nhầy cổ tử cung và phải làm gì sau đó? Bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.Như thông tin ... [xem thêm]

Bạn đã biết gì về “siêu thực phẩm” dành cho da?

(11)
“Ăn gì để sống lâu, sống thọ?” luôn là câu hỏi của nhiều người. Trong lịch sử hoặc trên phim ảnh, bạn thường thấy mọi người truyền tụng về nhân ... [xem thêm]

Tầm ảnh hưởng của chứng trầm cảm sau sinh đến con

(84)
Trầm cảm sau khi sinh là tình trạng khá phổ biến ở nhiều phụ nữ ngày nay, tầm ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh đến con rất nghiêm trọng. Tình trạng này ... [xem thêm]

Có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh?

(95)
Từ lâu, phấn rôm là sản phẩm được nhiều bà mẹ ưa chuộng dùng cho con để phòng bé bị rôm sảy, hăm tã… Tuy nhiên, gần đây, có một số thông tin cho ... [xem thêm]

5 biến chứng khi mang thai mà mẹ bầu có thể phải đối mặt

(43)
Làm mẹ là một thiên chức mà tạo hóa đã ban tặng đặc biệt cho người phụ nữ. Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày không phải là ngắn ngủi. Từ lúc thụ thai ... [xem thêm]

Đau chân ở mẹ bầu và 4 vấn đề thường gặp

(38)
Bà bầu bị đau chân khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải hiện tượng phù nề, sưng hoặc giãn tĩnh mạch…, từ đó ảnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN