Tràng Vị Khang

(3.62) - 70 đánh giá

Tên hoạt chất: Dịch chiết từ ngưu nhĩ phong, la liễu

Phân nhóm: Các thuốc tiêu hóa khác

Tên biệt dược: Tràng Vị Khang

Tác dụng của Tràng Vị Khang

Tác dụng của thuốc Tràng Vị Khang là gì?

Tràng Vị Khang giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống co thắt, giảm đau, giảm tiết axit dịch vị, chống loét, điều hòa chức năng sinh lý dạ dày – ruột.

Thuốc Tràng Vị Khang được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm đại tràng mạn tính có triệu chứng miệng đắng, ăn không ngon, buồn nôn, chướng hơi, đau bụng, mót rặn, đi ngoài phân nhão, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Nhiễm trùng – nhiễm độc thức ăn do nguyên nhân ăn uống (thức ăn sống lạnh, thức ăn kém vệ sinh gây bội nhiễm đường tiêu hóa), có các triệu chứng như tức bụng, bụng chướng, tiêu chảy, phân hôi thối, buồn nôn hoặc sốt.
  • Viêm dạ dày cấp và mạn tính với biểu hiện đau bụng, nôn và buồn nôn, cảm giác chua miệng khi ăn.

Liều dùng thuốc Tràng Vị Khang

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Tràng Vị Khang cho người lớn như thế nào?

Ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 1 gói (8 gram). Thời gian sử dụng thuốc tùy vào tình trạng bệnh như sau:

  • Điều trị viêm đại tràng mạn tính: Một đợt điều trị là 12 ngày, điều trị củng cố từ 3–5 đợt tùy theo mức độ bệnh.
  • Điều trị nhiễm trùng – nhiễm độc thức ăn: uống từ 1–3 ngày.
  • Điều trị viêm dạ dày cấp và mạn tính: Một đợt điều trị là 12 ngày, điều trị duy trì từ 2–3 đợt.

Liều dùng thuốc Tràng Vị Khang cho trẻ em như thế nào?

Uống 1/2 gói một lần, ngày uống 3 lần.

Cách dùng thuốc Tràng Vị Khang

Bạn nên dùng thuốc Tràng Vị Khang như thế nào?

Bạn nên pha thuốc Tràng Vị Khang với nước ấm và uống trước bữa ăn 15 phút.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ của thuốc Tràng Vị Khang

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Tràng Vị Khang?

Tác dụng không mong muốn của Tràng Vị Khang hiếm gặp do thuốc có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên.

Nếu gặp phải tác dụng không mong muốn trong khi dùng thuốc, hãy liên lạc ngay với bác sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng thuốc Tràng Vị Khang

Trước khi dùng thuốc Tràng Vị Khang, bạn nên lưu ý những gì?

Người bệnh đái tháo đường không nên sử dụng thuốc Tràng Vị Khang.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Tràng Vị Khang trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Tràng Vị Khang dùng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Thuốc cũng không ảnh hưởng đến người đang vận hành máy móc và có khả năng lái xe.

Tương tác của thuốc Tràng Vị Khang

Thuốc Tràng Vị Khang có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Tràng Vị Khang có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc Tràng Vị Khang có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Tràng Vị Khang?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Tràng Vị Khang

Bạn nên bảo quản thuốc Tràng Vị Khang như thế nào?

Bảo quản trong gói kín, tránh ẩm, giữ ở nhiệt độ phòng (dưới 30ºC).

Dạng bào chế của thuốc Tràng Vị Khang

Thuốc Tràng Vị Khang có dạng bào chế và hàm lượng nào?

Tràng Vị Khang được bào chế dưới dạng cốm pha hỗn dịch uống, hàm lượng hoạt chất trong mỗi gói 8g như sau:

Thành phầnHàm lượng
Ngưu nhĩ phong2g
La liễu1g

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vắc-xin liên hợp Haemophilus túyp B là gì?

(54)
Tác dụngTác dụng của Vắc-xin liên hợp Haemophilus tuýp B là gì?Vắc-xin liên hợp Haemophilus thuốc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc-xin, ... [xem thêm]

Thuốc pemetrexed là gì?

(69)
Tên gốc: pemetrexedTên biệt dược: Alimta®Phân nhóm: hóa trị gây độc tế bàoTác dụngTác dụng của thuốc pemetrexed là gì?Thuốc pemetrexed được sử dụng ... [xem thêm]

Butobarbital là gì?

(66)
Tác dụngTác dụng của Butobarbital là gì?Butobarbitol được dùng để điều trị bệnh khó ngủ. Thuốc thuộc nhóm thuốc an thần gây ngủ.Bạn nên dùng Butobarbital ... [xem thêm]

Vắc-xin bệnh sởi là gì?

(72)
Tác dụngTác dụng của Vắc-xin bệnh sởi là gì?Vắc-xin sởi được sử dụng cho việc tiêm chủng phòng bệnh sởi hoạt tính. Việc tiêm chủng bệnh sởi được ... [xem thêm]

Haginat 125

(79)
Thành phần: cefuroxim (dạng cefuroxim axetil) 125mgPhân nhóm: thuốc kháng sinh – CephalosporinTên biệt dược: Haginat 125Tác dụng của thuốc Haginat 125Tác dụng của ... [xem thêm]

Calamine

(28)
Tác dụngTác dụng của calamine là gì?Calamine được sử dụng để giảm ngứa, đau và khó chịu khi da bị kích ứng nhẹ, chẳng hạn như những kích ứng gây ra ... [xem thêm]

Aloxiprin

(64)
Tác dụngTác dụng của aloxiprin là gì?Thuốc này được sử dụng cho chứng đau nhức và sưng viêm đi kèm với chứng rối loạn cơ xương và khớp. Thuốc này ... [xem thêm]

Viên bổ sung vitamin Berocca®

(17)
Tìm hiểu chungThuốc Berocca có tác dụng gì?Thuốc Berocca bao gồm các thành phần vitamin B1, vitamin B2, vitamin B5 (Ca Pantothenate), vitamin B6, vitamin B8 (Biotin), vitamin B12, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN