Dạy con trở thành người tốt bụng từ những hành động nhỏ

(4.28) - 75 đánh giá

Cuộc sống ngày càng hối hả và bận rộn khiến nhiều người không còn nhiều thời gian để quan tâm đến việc dạy cho con các giá trị đạo đức. Thật ra, dù bận rộn, việc dạy trẻ nên người rất quan trọng. Chúng tôi sẽ giúp bạn nhận ra những giá trị đạo đức cần phải dạy và không thể bỏ qua.

Bạn nên dạy trẻ những giá trị đạo đức gì? Nếu bạn không dạy những giá trị đạo đức cho con thì trẻ sẽ học được từ môi trường sống hằng ngày. Do đó, trẻ có thể học được điều xấu và cả điều tốt. Liệu bạn có muốn con học những điều như đưa vật chất, tiền bạc lên hàng đầu, phân biệt đối xử với người nghèo, không quan tâm đến môi trường sống, hay nói dối, trộm cắp…? Nếu không muốn điều này xảy ra, bạn hãy dạy con 12 đức tính cần thiết dưới đây của Chúng tôi nhé.

1. Trung thực

Việc trẻ học cách nói dối là một điều bình thường. Thậm chí, các chuyên gia còn cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy sự phát triển trí tuệ. Mọi người đều sợ bị đau, cả thể chất lẫn tình cảm. Điều này đặc biệt đúng với trẻ nhỏ. Trẻ sợ bị phạt chẳng hạn như đánh đòn, đứng một góc… Điều này sẽ khiến trẻ nói dối để tránh bị phạt.

Vì vậy, bạn hãy khuyến khích trẻ nói cho bạn biết sự thật ngay cả khi trẻ đang sợ. Điều này rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần ôm trẻ và nói: “Cảm ơn vì con đã không nói dối”. Hãy cho trẻ biết bạn sẽ luôn lắng nghe nên con không cần phải nói dối.

2. Giá trị của cộng đồng

Bạn đánh giá cao sự độc lập nhưng đôi khi điều này có thể làm cho trẻ trở nên cô đơn hơn. Khả năng độc lập của trẻ sẽ tốt hơn khi trẻ hiểu được giá trị của cộng đồng. Điều này không có nghĩa là trẻ phụ thuộc mà là trẻ sẽ làm tốt hơn nếu có sự giúp đỡ của người khác. Giá trị này đòi hỏi trẻ phải hòa đồng, đối xử với mọi người tốt hơn.

Bạn có thể giúp trẻ hiểu được điều này bằng cách cho trẻ tham gia vào các hoạt động gia đình và yêu cầu trẻ đưa ra ý kiến về các quyết định. Đừng quên ăn mừng thành công của trẻ cùng với gia đình nhé.

3. Tự “đứng dậy” sau khi thất bại

Ai rồi cũng sẽ gặp trở ngại trong cuộc sống. Vì vậy, điều quan trọng là trẻ cần phải học cách vượt qua chúng. Dạy cho trẻ hiểu thất bại giống như những bài học. Một khi có thể vượt qua những trở ngại này, trẻ sẽ trở nên tốt hơn và mạnh mẽ hơn.

Khi trẻ gặp vấn đề, bạn hãy lắng nghe con, thể hiện sự đồng cảm với những gì trẻ đang trải qua và thảo luận với trẻ về những điều trẻ đang gặp phải. Sau đó, bạn có thể cùng con nghĩ ra giải pháp và thảo luận làm thế nào để tiến lên phía trước, thay vì nói cho trẻ biết con cần phải làm gì.

4. Nói “không” khi cần thiết

Bạn hãy dạy trẻ nói “không” khi cần thiết. Thông thường, trẻ nhỏ sẽ dễ bị cuốn vào những quyết định mà mình đang bị gây áp lực. Hãy cho trẻ biết rằng mình có thể nói “không”. Điều này nhằm khẳng định rằng nhu cầu của bản thân trẻ cũng rất quan trọng.

Hãy dạy cho trẻ cách nói “không” với những yêu cầu từ người khác và cách để tôn trọng ranh giới của cá nhân. Ví dụ, nếu trẻ phàn nàn rằng bạn bè đang bắt trẻ làm một điều gì đó khiến trẻ không thoải mái, hãy yêu cầu con nói “không” với bạn đó. Hỏi trẻ xem liệu những người bạn này có tốt không khi mà họ không quan tâm đến cảm xúc của trẻ.

5. Chính trực và có trách nhiệm

Chính trực và có trách nhiệm là hai giá trị đạo đức quan trọng mà bạn nên dạy cho con. Hãy dạy trẻ hiểu rằng mình phải cố gắng làm tốt nhất những gì mà mình đã cam kết hoặc hứa hẹn. Nếu trẻ không giữ lời hứa, hãy dạy trẻ cách xin lỗi trước. Sau đó nói với trẻ rằng xin lỗi là không đủ mà còn cần phải có sự bù đắp.

Chỉ cho con thấy điều này bằng cách nói với trẻ về những lời hứa mà trẻ đã cam kết với bạn. Trẻ hứa với bạn sẽ đi ngủ sớm nhưng trẻ không làm điều đó? Kiên nhẫn nói với trẻ rằng bạn cảm thấy hơi thất vọng. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ cảm thấy thất vọng nếu bạn không thực hiện đúng những lời hứa của mình đấy.

Tính trách nhiệm cũng được thể hiện trong công việc. Nếu trẻ thất bại, hãy để trẻ thấy tầm quan trọng của trách nhiệm bằng cách xin lỗi và nghĩ đến cách để sửa đổi.

6. Lịch sự và tôn trọng

Nơi đầu tiên mà trẻ học lịch sự và tôn trọng là ở nhà. Trẻ học được giá trị đạo đức này từ cha mẹ. Trẻ sẽ nhìn thấy điều này trong cách bạn đối xử với những người khác. Vì vậy, hãy chú ý đến cách cư xử của bạn đối với mọi người.

Tất cả những điều bạn muốn con mình nói như: “Cảm ơn”, “Xin lỗi”, “Dạ thưa”… là những điều mà bạn không bao giờ được quên khi nói chuyện. Ngay cả khi bạn đang tức giận hoặc buồn, hãy cố gắng giữ thói quen này. Và khi trẻ buồn hoặc tức giận, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ đừng bao giờ quên “Dạ thưa” và “Cảm ơn”.

Cũng đừng quên dạy trẻ cách tôn trọng ý kiến và tài sản của người khác cũng như là cách hành động phù hợp trong những tình huống nhất định.

7. Lòng biết ơn

Hãy dạy cho trẻ lòng biết ơn bằng cách tỏ lòng biết ơn với những người đã giúp đỡ bạn hoặc gia đình bạn. Dạy cho trẻ hiểu tầm quan trọng của những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, chẳng hạn như thời tiết đẹp hay một điều tốt đẹp mà ai đó nói. Nếu người nào nói hoặc làm điều gì đó tốt đẹp cho trẻ, hãy nhắc con nói lời cảm ơn.

Nói với trẻ về sự biết ơn của bạn đối với những điều nhỏ nhặt như nói cho trẻ biết bạn cảm ơn các loài thực vật vì chúng cung cấp thức ăn cho gia đình mình. Hãy cảm ơn trẻ bất cứ khi nào trẻ giúp bạn làm việc gì.

8. Sự rộng lượng

Trẻ nhỏ thường luôn muốn điều khiển tất cả mọi thứ. Vì vậy, điều quan trọng là bạn nên dạy cho trẻ về sự rộng lượng. Dạy cho trẻ giá trị của việc chia sẻ, đó có thể là chia sẻ với anh chị em, cha mẹ hoặc bạn bè. Ngoài ra, hãy làm gương cho trẻ.

9. Tha thứ và trắc ẩn

Cách tốt nhất để dạy trẻ về lòng trắc ẩn là cho trẻ thấy được lòng trắc ẩn của bạn. Điều này rất quan trọng, bởi vì sớm hay muộn trong cuộc sống, trẻ sẽ bị người khác làm làm tổn thương hoặc trẻ sẽ nhìn thấy sự đồng cảm từ họ. Hành vi của bạn sẽ là tấm gương để trẻ noi theo. Vì vậy, cách tốt nhất là không bao giờ kể cho con nghe mình đã tức giận người khác và luôn sẵn sàng tha thứ.

Khi trẻ nhìn thấy bạn chăm sóc người khác, trẻ sẽ nhận ra rằng mình cũng có thể làm điều này. Khi trẻ mắc sai lầm, hãy tha thứ cho trẻ vô điều kiện nhưng vẫn chỉ ra trẻ đã mắc sai lầm ở đâu và những hậu quả từ hành động đó để trẻ có thể học hỏi.

10. Kiên trì

Không ai làm điều gì hoàn hảo ở lần đầu tiên. Dạy trẻ thất bại là một điều bình thường đối với mọi người. Thất bại sẽ dạy cho con cách để làm điều đó tốt hơn nhưng chỉ khi con không từ bỏ và tiếp tục cố gắng.

Bạn có thể cho dạy cho trẻ điều này khi bạn xử lý những thất bại của mình. Đừng bỏ cuộc, kiên trì để trẻ thấy rằng bạn đang cố gắng. Một khi bạn thành công, trẻ sẽ ngưỡng mộ bạn đã không bỏ cuộc.

Ngoài ra, hãy dạy con đừng so sánh mình với người khác. Nói với trẻ rằng mỗi người đều khác nhau, không ai là hoàn hảo. Và trong bất kỳ trường hợp nào, đừng so sánh mình với những bạn khác. Hãy để con biết rằng bạn tự hào bởi vì con vẫn đang cố gắng. Hướng dẫn trẻ nhưng không làm giúp. Cố gắng giúp trẻ tin tưởng vào sức mạnh và khả năng của mình và yêu cầu trẻ đừng bao giờ bỏ cuộc.

11. Khiêm tốn

Khiêm tốn là điều ít được cha mẹ chú ý nhưng lại là một trong những giá trị đạo đức quan trọng nhất mà bạn nên dạy cho trẻ. Trẻ nỗ lực và thành công nhưng con cần phải có sự khiêm tốn để đảm bảo rằng mình sẽ không “ngủ quên trên chiến thắng”.

Kiêu ngạo sẽ khiến con không nhìn thấy được lỗi lầm của mình. Do đó, hãy làm gương cho trẻ. Bạn có thể chấp nhận lời khen ngợi từ người khác nhưng đừng thể hiện quá nhiều. Bạn không cần phải gây ấn tượng với ai, bạn chỉ cần làm tốt và phần còn lại sẽ tốt theo.

Khiêm tốn cũng có nghĩa là trẻ có đủ can đảm để xin lỗi khi mình làm sai. Cho trẻ thấy tầm quan trọng của lời xin lỗi chân thành bằng cách xin lỗi trẻ khi bạn làm sai như đến trường rước con muộn.

12. Tình yêu

Đây có lẽ là một trong những giá trị đạo đức quan trọng nhất mà bạn nên dạy cho trẻ. Bạn có thể dạy cho trẻ điều này thông qua những hành động đơn giản mỗi ngày. Bạn hãy quan tâm, yêu thương và con sẽ yêu thương ngược lại bạn.

Thể hiện tình yêu và tình cảm của bạn đối với mọi người, đặc biệt là đối với con. Hãy quan tâm, chăm sóc con. Sau tất cả, con sẽ học được những bài học quan trọng nhất về giá trị đạo đức từ bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tại sao phụ nữ không chịu ly hôn khi chồng ngoại tình?

(93)
Khi bạn bè, người thân hay chính bạn có chồng ngoại tình nhưng lại không đi đến quyết định ly hôn, mọi người sẽ có xu hướng nghĩ rằng phụ nữ quá yếu ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho người bị cao huyết áp cùng tiểu đường

(21)
Chế độ ăn dành cho người bị cao huyết áp DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) không chỉ giúp kiểm soát tình trạng huyết áp tăng mà còn có thể cải thiện ... [xem thêm]

Mách bạn 3 cách tự nhiên cải thiện hơi thở có mùi

(89)
Hơi thở có mùi là một trong những vấn đề sức khỏe hết sức tế nhị khiến bạn cảm thấy ngại ngùng trong khi giao tiếp. Nếu thói quen vệ sinh răng miệng ... [xem thêm]

Cảnh giác với bệnh động mạch cảnh

(67)
Định nghĩaHẹp động mạch cảnh là bệnh gì?Hẹp động mạch cảnh là tình trạng động mạch cảnh bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Động mạch cảnh là động mạch ... [xem thêm]

Can thiệp chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh sớm để đề phòng nhiều biến chứng

(80)
Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi trẻ phải trải qua một cuộc vượt cạn đầy khó khăn hoặc tư thế của bé trong bụng mẹ không đúng. Tình trạng này ... [xem thêm]

Làm thế nào khi “cậu nhỏ” bị đau?

(45)
Hẳn là bạn đã từng nhìn thấy trên phim cảnh một anh chàng bị đánh vào ngay vùng kín và lăn ra vì đau đớn. Tại sao khu vực này lại nhạy cảm đến vậy và ... [xem thêm]

4 vitamin tan trong dầu giúp bạn bảo vệ sức khỏe

(35)
Vitamin tan trong dầu gồm có 4 loại vitamin là A, E, D và K. Vitamin tan trong dầu đóng vai trò cần thiết giúp bạn bảo vệ thị lực, phát triển xương, hỗ trợ ... [xem thêm]

9 mẹo làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ

(79)
Nhiều điều kiện, bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, rung nhĩ, hoặc đái tháo đường sẽ làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não (đột quỵ) hoặc đau tim. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN