9 mẹo làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ

(3.86) - 79 đánh giá

Nhiều điều kiện, bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, rung nhĩ, hoặc đái tháo đường sẽ làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não (đột quỵ) hoặc đau tim. Chúng tôi sẽ mách bạn các mẹo làm giảm nguy cơ đau tim ngay sau đây!

1. Tập thể dục mỗi ngày

Việc tập thể dục vừa phải giúp làm giảm nguy cơ đau tim từ 30% đến 50%. Hãy đặt mục tiêu 30 phút tập thể dục aerobic vào ít nhất 5 ngày trong một tuần. Vào 2 ngày còn lại, hãy luyện tập sức khỏe. Nếu cảm thấy quá sức, hãy chia thành các giai đoạn nhỏ và tăng thêm thời gian. Hãy thử đi bộ 15 phút vào buổi sáng và trước khi ăn trưa.

2. Thiết lập một mục tiêu giảm cân hợp lý

Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, bạn không cần phải trở nên gầy để giảm nguy cơ đau tim và tai biến mạch máu não. Việc giảm 5% đến 10% trọng lượng sẽ giúp bạn cải thiện mức cholesterol, làm giảm huyết áp và lượng đường trong máu.

3. Dùng thuốc trợ tim

Một nghiên cứu cho thấy đã có 130.000 người Mỹ tử vong mỗi năm do không dùng thuốc trợ tim đúng với chỉ dẫn của bác sĩ. Tìm ra những nguyên do khiến bạn không dùng thuốc, chẳng hạn như các tác dụng phụ, chi phí, hay do sơ ý quên đi và hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được giúp đỡ.

4. Ăn uống đầy đủ

Hãy nỗ lực thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và bạn sẽ có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim đến 25%. Hãy bổ sung vào thực đơn của bạn nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc, cá và các loại thịt nạc.

5. Uống một ít rượu, nhưng không quá nhiều

Nếu bạn là một người nghiện rượu, tin vui là bất kỳ loại rượu nào cũng có ích cho tim của bạn. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao, đau tim, tai biến mạch máu não và các triệu chứng khác từ bệnh rung tâm nhĩ. Để có được lợi ích và tránh rủi ro, hãy hạn chế lượng rượu là 1 ly nếu bạn là phụ nữ và hai ly nếu bạn là nam giới.

6. Ăn một ít sô cô la

Một số nghiên cứu cho thấy những người ăn sô cô la nhiều hơn một lần một tuần sẽ giảm nguy cơ bệnh tim khoảng gần 40%, bệnh tiểu đường khoảng 30% và tai biến mạch máu não khoảng 30%. Cho đến khi các nhà nghiên cứu xác định lượng sô cô la hợp lý giúp làm giảm nguy cơ, hãy ăn một ít để bạn không bị tăng cân và giúp bảo vệ tim mạch.

7. Không hút thuốc

Hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Kể cả khi bạn không phải là một người hút thuốc. Mỗi năm, có khoảng 46.000 người chết vì bệnh tim có liên quan đến tiếp xúc với khói thuốc lá.

8. Đến nha sĩ

Làm vệ sinh răng sạch sẽ mỗi 6 tháng có thể làm giảm 24% nguy cơ đau tim và 13% nguy cơ đột quỵ. Một nha sĩ cũng có thể phát hiện dấu hiệu của bệnh tim, như nướu sưng hoặc răng lỏng lẻo khi bạn có triệu chứng trên, tạo điều kiện cho việc điều trị sớm.

9. Chú ý đến các triệu chứng và báo ngay với bác sĩ

Đừng chỉ hy vọng các triệu chứng sẽ tự khỏi. Đi khám bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường, như khó thở, thay đổi nhịp tim hoặc kiệt sức. Bác sĩ có thể làm rất nhiều cách để có thể điều trị cho tình trạng tim mạch của bạn khi bạn cần sự giúp đỡ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 cách trị mụn đầu đen tại nhà bằng mặt nạ tự nhiên

(97)
Mụn đầu đen là vấn đề về da mà rất nhiều chị em gặp phải. Để có một làn da tươi sáng và không còn mụn đầu đen đáng ghét, bạn đã biết đến cách ... [xem thêm]

Ngủ ngáy là bệnh gì và tác động như thế nào đến sức khỏe?

(73)
Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được ngủ ngáy là bệnh gì cũng như những nguy cơ kèm theo khi ngủ ngáy. Thực chất, ngủ ngáy đôi khi là dấu hiệu của tình ... [xem thêm]

Virus HIV sống được bao lâu và 11 điều lầm tưởng về HIV/AIDS

(42)
Virus HIV sống được bao lâu? Tuy HIV/AIDS là bệnh tình dục phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều người mơ hồ. Bạn có nằm trong số đó? Theo báo cáo của WHO năm ... [xem thêm]

Tại sao các vết thương thường ngứa khi chúng đang lành lại?

(20)
Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc rằng tại sao chúng ta thường cảm thấy rất ngứa khi các vết thương ngoài da bắt đầu lên da non và dần lành lại. Đâu ... [xem thêm]

Tắc ống dẫn trứng

(69)
Tìm hiểu chungTắc ống dẫn trứng là gì?Ống dẫn trứng kết nối buồng trứng và tử cung. Mỗi tháng, trong thời kỳ rụng trứng, ống dẫn trứng sẽ mang trứng ... [xem thêm]

Danh sách 10 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em mà Bộ Y tế bắt buộc tiêm chủng

(28)
Bệnh truyền nhiễm ở trẻ đang ngày một diễn biến phức tạp. Mới đây, Bộ Y tế đã ra Thông tư mới nhất về việc trẻ em dưới 5 tuổi cần bắt buộc tiêm ... [xem thêm]

3 mẹo hữu ích để có được nhiều lợi ích hơn khi làm vật lý trị liệu

(73)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên lắng nghe nhiều hơn khi yêu?

(56)
Nếu bạn biết lắng nghe nhiều hơn khi yêu, tình cảm của cả hai sẽ ngày càng sâu sắc hơn khi có thể thấu hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của đối ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN