Đau núm vú, đi tìm nguyên nhân trước khi muốn điều trị hiệu quả

(4.33) - 55 đánh giá

Đau núm vú lần đầu làm mẹ khiến bạn rất lo lắng và sợ hãi mỗi lần cho bú. Tìm ra nguyên nhân gây đau nhức sẽ giúp bạn có hướng giải quyết dễ dàng.

Khi nhắc đến chuyện chăm con sau sinh thì sẽ có hàng trăm vấn đề xuất hiện trong đầu bạn. Trong đó, núm vú đau nhức khi cho con bú là một nỗi ác mộng mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Vậy nguyên nhân vì đâu và giải pháp cho vấn đề này là gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Núm vú bị đau khi cho con bú có đáng lo không?

Đau núm vú là tình trạng rất đỗi quen thuộc ở những người lần đầu cho con bú. Trong một vài tuần đầu, bạn cảm thấy đau hay dễ chịu lúc trẻ mới ngậm núm là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau ngực hầu hết thời gian hoặc suốt quá trình cho con bú thì nên xem xét vấn đề này nghiêm túc hơn.

Hãy để tâm đến cảm nhận của bản thân và tìm gặp bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng đau nhức ngực. Nếu bạn lơ là vấn đề này, núm vú có thể bị xước và chảy máu, đến lúc đó thì việc cho con bú có thể trở thành một cực hình đấy!

7 nguyên nhân gây ra hiện tượng núm vú đau

Dưới đây là những nguyên nhân gây đau núm vú ở nhiều chị em khi cho con bú:

1. Bé ngậm, bắt vú không đúng cách

Do con chỉ ngậm ở đầu núm vú nên mẹ sẽ đau và tổn thương núm vú. Nếu quan sát thấy núm vú có hình dạng như đầu thỏi son mới hay có một đường chạy dọc núm vú thì khi cho con bú, bạn nên đưa bầu vú sâu hơn vào miệng bé.

2. Dùng máy hút sữa

Việc sử dụng máy hút sữa không đúng cách có thể làm đau núm vú thậm chí gây tổn thương sâu cho núm vú. Nguyên nhân có thể là do vành máy hút sữa quá nhỏ so với núm vú hay một số mẹ chỉnh cho mức hút của máy quá cao.

3. Nhiễm nấm

Nếu bé mắc bệnh tưa miệng hay có hạt nấm trong miệng thì nó sẽ lây sang núm vú mẹ trong quá trình cho bé bú. Dấu hiệu khi mẹ bị nhiễm khuẩn là ngứa, mẩn đỏ, đau núm vú, nhức đầu ti dẫn đến đau bầu vú trong hoặc sau khi cho con bú. Bạn nên gặp bác sĩ ngay để được chữa trị nếu triệu chứng không thuyên giảm.

4. Líu lưỡi

Khi phần da giữa lưỡi và sàn miệng dưới (thắng lưỡi) quá ngắn và dính gần đầu lưỡi thì bé sẽ bị líu lưỡi. Vấn đề này gây khó khăn trong quá trình mẹ cho con bú.

5. Nốt mụn sữa dưới da đầu ti

Mẹ sẽ bị mụn sữa khi lớp da mỏng phát triển che lấp miệng ống dẫn gây tắc sữa. Nốt mụn sữa trông giống một nốt màu trắng hoặc vàng trên núm vú và gây ra cơn đau. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự khỏi sau vài tuần.

6. Rộp núm vú

Đây là tình trạng mụn nước màu vàng hay mụn huyết mọc trên núm vú gây đau núm vú dữ dội khi cho bú. Ma sát hay ngậm núm vú không đúng cách có thể là nguyên nhân đằng sau hiện tượng này. Lý do phổ biến gây ra rộp núm vú nữa là bé không ngậm trọn bầu sữa hay dùng máy hút sữa sai cách.

Bạn hãy ngưng sử dụng kem hay các bài thuốc giảm đau núm vú cho đến khi có chẩn đoán của bác sĩ da liễu. Cho đến khi bệnh khỏi hẳn, bạn nên vắt sữa bằng tay cho con bú để tránh bị cương sữa. Nếu chỉ bị nổi rộp một bên ngực thì bạn vẫn có thể cho con bú bằng bầu sữa còn lại.

7. Co thắt mạch

Nếu núm vú đau dữ dội và trông tái nhợt trong một vài giây hay vài phút sau khi cho bú rồi trở lại sắc thái bình thường, đó có thể là hiện tượng co thắt mạch máu ở núm vú. Những chấn thương, sự chèn ép núm vú hay vi nấm có thể là nguyên nhân gây ra co thắt núm vú.

Trường hợp xảy ra ít phổ biến hơn chính là tình trạng co thắt do hội chứng Raynaud gây ra. Ở trường hợp này, bạn sẽ cảm thấy đau núm vú ở cả hai bên cùng một lúc, cơn đau do gặp lạnh thường kéo dài vài phút. Hãy tìm gặp bác sĩ để biết cách điều trị và cho con bú khi gặp phải tình trạng này.

Bạn có nên tiếp tục cho con bú khi bị đau núm vú?

Bạn vẫn có thể cho con bú nhưng nếu quá đau đớn thì không nên chịu đựng. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ để mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Khi cảm thấy đau đớn đến nỗi bạn sợ phải cho con ngậm núm vú, bạn nên nghỉ ngơi khoảng nửa ngày đến một ngày. Trong khi đó, hãy dùng máy hút sữa phù hợp hay vắt sữa bằng tay để có sữa cho bé nhé.

Hy vọng qua bài viết này, các chị em sẽ biết nguyên nhân gây đau núm vú và có cách điều trị thích hợp để việc cho con bú trở nên nhẹ nhàng hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Con đường lây lan của bệnh thủy đậu

Con đường lây lan của bệnh thủy đậu

(100)
Bệnh thủy đậu có lây không? Câu trả lời là rất dễ lây. Nếu bạn chưa được tiêm phòng và chưa bao giờ bị thủy đậu, nguy cơ nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc ... [xem thêm]
Nhu cầu calo của bạn có tầm quan trọng như thế nào?

Nhu cầu calo của bạn có tầm quan trọng như thế nào?

(86)
Nhu cầu calo của bạn có tầm quan trọng như thế nào? Bài viết sẽ giúp xác định nhu cầu calo phù hợp, đặc biệt là khi bạn đang bị cao huyết áp.Khi chọn ... [xem thêm]
Lòng biết ơn – Chìa khóa của hạnh phúc

Lòng biết ơn – Chìa khóa của hạnh phúc

(83)
Vì sao khi nói về hạnh phúc chúng ta lại nghiên cứu về lòng biết ơn? Có một nguyên tắc bất di bất dịch của cuộc sống đó là: cho đi để được nhận. ... [xem thêm]

6 thắc mắc về sex mà nhiều phụ nữ thường ngại ngần hỏi

(22)
Việc trao đổi thẳng thắn với bạn đời về chuyện tình dục còn là vấn đề nhạy cảm đối với phụ nữ Việt Nam. Có một số câu hỏi về tình dục mà ... [xem thêm]

Làm rõ mối liên hệ giữa giãn tĩnh mạch thừng tinh với vô sinh

(31)
Nhiều nam giới có các tĩnh mạch ở bìu. Các bác sĩ gọi tình trạng này là giãn tĩnh mạch thừng tinh. Xuất hiện ở vị trí nhạy cảm, vậy giãn tĩnh mạch ... [xem thêm]

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai: căn bệnh ít người biết rõ

(34)
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai, còn được gọi là viêm dính bao khớp vai, là nguyên nhân gây đau và cứng vai, dần dần vai sẽ trở nên khó vận động. ... [xem thêm]

Trẻ bị tim bẩm sinh cần chế độ chăm sóc đặc biệt

(42)
Trẻ em nên được chăm sóc về y tế thường xuyên, đặc biệt là những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ tim mạch nhi khoa thường sẽ yêu cầu các bác sĩ nhi ... [xem thêm]

10 lợi ích của củ dền đối với phụ nữ mang thai

(21)
Từ lâu, củ dền đã nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng cao và những lợi ích thần kỳ đối với sức khỏe con người. Đối với bà bầu, một chế độ ăn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN