Dầu nụ tầm xuân – bí quyết đánh thức vẻ đẹp của bạn

(4.15) - 37 đánh giá

Dầu nụ tầm xuân (rosehip oil) đã và đang tạo nên cơn sốt trong chị em phụ nữ Việt bởi những lợi ích kỳ diệu của nó trong việc chăm sóc da. Công dụng của loại dầu này là trẻ hóa và làm sáng da. Vậy dầu nụ tầm xuân chính xác là gì và chúng có xuất xứ từ đâu?

Dầu nụ tầm xuân là gì?

Dầu nụ tầm xuân, hay vẫn được gọi là dầu hạt quả tầm xuân, được chiết xuất từ bụi cây hồng dại, được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Châu Âu và Nam Phi.

Bạn đừng nhầm lẫn loại dầu này với chiết xuất hoa hồng. Quả cây tầm xuân là những quả nhỏ li ti được tìm thấy trong những bông hoa. Khi bông tầm xuân nở rộ và những cánh hoa rơi xuống sẽ còn sót lại những quả này.

Dầu nụ tầm xuân có mùi hương phảng phất và dịu nhẹ. Màu sắc của dầu nụ tầm xuân có thể biến đổi đa dạng từ sắc màu vàng sậm, màu đỏ cam đến một màu vàng nhạt.

Màu sắc cũng chính là thang đo chất lượng dầu. Dầu có màu vàng đậm hoặc đỏ là loại hảo hạng vì chúng được ép nguội, trong khi dầu có màu vàng nhạt là loại đã được pha chế nhiều hoặc được lấy từ những nguồn có chất lượng kém hơn.

Dưỡng chất nào có trong dầu nụ tầm xuân?

Dầu nụ tầm xuân chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu bao gồm vitamin A, C, và E, các axit béo ví dụ như omega 3, omega 6 và omega 9. Ngoài ra, còn có một số loại axit béo như axit stearic, axit palmitic, carotenoids hợp chất phenon và axit trans-retinoic (một dạng axit của vitamin A có tính năng chữa bệnh).

Công dụng dưỡng da và dưỡng tóc của dầu nụ tầm xuân?

Hãy thử tiến hành một cuộc tìm kiếm thông tin về dầu nụ tầm xuân trên Internet và chắc chắn rằng bạn sẽ rất ngạc nhiên bởi số lượng những bằng chứng cho thấy những hiệu quả mà sản phẩm này đem lại trên da và tóc. Sau đây là một số những lợi ích phổ biến nhất của sản phẩm này:

  • Thúc đẩy sự khỏe mạnh và trẻ trung của làn da. Dầu nụ tầm xuân được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da. Nó giúp chống lại những dấu hiệu lão hóa da và hỗ trợ loại bỏ các kích ứng da do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời;
  • Nuôi dưỡng tóc hư tổn và ngăn ngừa gàu trên da đầu. Thoa nhẹ dầu nụ tầm xuân còn ấm lên da đầu của bạn, để trong vòng một tiếng rồi sau đó xả lại với nước sạch. Việc này sẽ giúp nuôi dưỡng mái tóc của bạn thêm chắc khỏe và đánh bay gàu trên da đầu;
  • Làm cứng móng tay. Bằng cách xoa dầu nụ tầm xuân lên những chiếc móng tay khô và dễ gãy, bạn có thể dưỡng ẩm và làm chúng chắc khỏe hơn;
  • Làm lành vết thương do trầy xước và bỏng, làm mờ sẹo. Dầu nụ tầm xuân có thể làm vết thương do trầy xước và bỏng lành nhanh hơn. Sản phẩm này còn giúp giảm vết thâm, đồi mồi, sẹo và tàn nhang;
  • Làm dịu da bị rám nắng. Thoa sản phẩm này lên vùng bị rám nắng có thể làm dịu mát và làm lành vùng da đó cũng như giảm thiểu sự bỏng rát.

Điều làm cho dầu nụ tầm xuân nổi bật hơn các sản phẩm làm đẹp khác là nó chứa vitamin A, giúp gắn kết các tế bào da lại với nhau giống như một chất làm se khít lỗ chân lông. Sử dụng sản phẩm này giúp bạn loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, làm cho làn da căng mịn và đem lại cho bạn một nét đẹp trẻ trung.

Những axit béo thiết yếu cũng đóng một vai trò tương tự, có tác dụng gắn kết các tế bào da, giúp da bạn được cải thiện một cách rõ rệt. Vì sản phẩm này dễ dàng thẩm thấu qua làn da nên cách tốt nhất là bạn nên dùng nó như một số sản phẩm làm đẹp sau đây:

  • Dầu xả: Hãy thêm sản phẩm này vào loại dầu gội mà bạn thích hoặc thoa trực tiếp vào da đầu và ủ qua đêm;
  • Kem dưỡng da mặt: Bạn nên thoa nhẹ nhàng hai đến ba giọt dầu lên mặt và rửa mặt 2 lần một ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.
  • Dầu xoa bóp: Trộn đều sản phẩm với một loại dầu dẫn an toàn khác về chất lượng và sử dụng hỗn hợp này để xoa bóp;
  • Thuốc bôi ngoài da: Bạn chỉ cần thoa dầu lên vùng da bị tổn thương và vết thương sẽ tự lành. Một lưu ý là bạn cần thoa đều lên da để da có thể dễ dàng hấp thụ được các dưỡng chất. Vì loại dầu này có cấu trúc liên kết hóa học chặt chẽ và nhẹ hơn những loại dầu khoáng khác nên nó dễ dàng được hấp thu một cách nhanh chóng qua da mà không làm bít lỗ chân lông của bạn.

Dầu nụ tầm xuân có an toàn cho sức khỏe không?

Dầu nụ tầm xuân nhìn chung rất an toàn khi sử dụng, miễn là bạn đảm bảo chỉ dùng một lượng vừa phải mỗi ngày và chỉ dùng để bôi ngoài da. Bạn không được phép uống sản phẩm này mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Mặc dù dầu nụ tầm xuân có thể xóa và ngăn ngừa vết thâm, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú vẫn nên thận trọng khi dùng sản phẩm này và chỉ nên dùng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng nên hạn chế sử dụng sản phẩm này.

Hơn nữa, dầu nụ tầm xuân chứa hàm lượng vitamin C cao nên sản phẩm này có thể gây hại đối với những bệnh nhân đái tháo đường. Sự hấp thụ chất sắt từ dầu nụ tầm xuân có thể tác động xấu đến người mắc các bệnh thừa chất sắt, thiếu máu và một số bệnh khác tương tự. Ngoài ra, việc sử dụng sản phẩm này có thể gây ra dị ứng đối với da nhạy cảm.

Cũng giống như trước khi sử dụng các loại tinh dầu khác, bạn nên thử một lượng dầu nụ tầm xuân trên một vùng da nhỏ và theo dõi xem có bất kì dấu hiệu dị ứng da nào xuất hiện hay không. Tốt hơn hết là bạn nên pha loãng tinh dầu với một loại dầu dẫn an toàn về chất lượng chẳng hạn như dầu dừa hoặc dầu ô liu, đặc biệt là khi bạn sở hữu một làn da nhạy cảm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm sao để bạn chăm sử dụng chỉ nha khoa hơn?

(57)
Là bậc phụ huỵnh, hẳn bạn luôn quan tâm đến vấn đề răng miệng của con mình và luôn tìm cách bảo vệ răng cho trẻ. Vậy đâu là những cách hữu hiệu ... [xem thêm]

10 lý do khiến kinh nguyệt ra ít bạn không nên xem thường

(29)
Hiện tượng kinh nguyệt ra ít hơn bình thường đôi khi chỉ do stress, tăng cân hay mãn kinh. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận vì đây cũng là dấu hiệu của những ... [xem thêm]

Biến chứng suy tim: Lưỡi dao vô hình dẫn đến cái chết thầm lặng

(68)
Nếu không theo dõi bệnh thường xuyên, những biến chứng suy tim thường xảy ra đột ngột có thể đẩy người bệnh vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Làm sao ... [xem thêm]

Nhận biết ngay các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nếu không muốn con mãi còi cọc

(75)
Khi nhận ra các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ, bố mẹ cần đưa con đi đến bác sĩ khám ngay. Thiếu kẽm là nguyên nhân khiến trẻ em còi cọc và chậm phát ... [xem thêm]

Mách bố mẹ cách điều trị khi bé yêu bị kiến ba khoang tấn công

(45)
Kiến ba khoang rất có hại đối với trẻ. Chúng có thể gây ra tình trạng phỏng da hoặc ảnh hưởng đến mắt nếu chạm phải. Phỏng da Paederus là một kích ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên làm bơ cho bé ăn dặm?

(53)
Bằng cách làm bơ cho trẻ ăn dặm, bạn sẽ nhận thấy nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của bé như tiêu hóa tốt, ngon miệng…Sau những tháng đầu ... [xem thêm]

Bạn có nên mang bầu sau tuổi 30?

(13)
Ngày trước, dân gian thường có quan niệm vợ chồng lấy nhau nên “sớm sanh quý tử” để gia đình có tiếng trẻ em, ông bà có cháu bế bồng. Ngày nay, cuộc ... [xem thêm]

Xoài và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời

(30)
Chắc hẳn xoài là loại trái cây quen thuộc với mỗi chúng ta. Hãy cùng khám phá xem “vua của các loại trái cây” này có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN