Làm sao để bạn chăm sử dụng chỉ nha khoa hơn?

(4.48) - 57 đánh giá

Là bậc phụ huỵnh, hẳn bạn luôn quan tâm đến vấn đề răng miệng của con mình và luôn tìm cách bảo vệ răng cho trẻ. Vậy đâu là những cách hữu hiệu nhất bạn nên làm?

Bạn có thể giữ con không bị sâu răng bằng cách chăm sóc răng cho bé từ sớm. Dưới đây là những cách ngăn ngừa sâu răng giúp trẻ sở hữu hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh.

Kiểm tra răng

Bạn nên đưa con đi khám nha sĩ khi được một tuổi vì ngăn ngừa sớm sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí lâu dài về sau.

Dạy con những thói quen tốt

Đánh răng là thói quen cần thiết đầu tiên mà bé nên biết. Trước khi con mọc răng, bạn có thể chải nhẹ nhàng nướu của bé. Bạn hãy pha kem đánh răng với nước và làm sạch răng con bằng khăn lau mềm.

Khi bé mọc răng, hãy chải răng cho con 2 lần/ngày bằng bàn chải và kem đánh răng cho trẻ em. Khi con mọc 2 chiếc răng cạnh nhau, bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng, đồng thời hỏi nha sĩ về kỹ thuật và cách sử dụng.

Bạn nên nhắc nhở con đánh răng và dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần một ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Sau đó, bạn không nên cho bé ăn hay uống bất kỳ thứ gì ngoại trừ nước lọc cho tới sáng hôm sau.

Nha sĩ sẽ gợi ý cho bạn khi nào trẻ nên sử dụng nước súc miệng. Cho tới lúc đó, bạn nên đợi và không nên tự ý cho bé sử dụng nước súc miệng.

Tránh các bình ngậm gây sâu răng

Bạn không nên cho trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ ngậm bình có chứa nước ép hoa quả hay bình sữa khi đi ngủ. Những chất lỏng có đường này sẽ bám vào răng bé, trở thành thức ăn cho vi khuẩn và gây ra sâu răng. Nếu con cần ngậm bình khi đi ngủ, bạn chỉ nên bỏ nước lọc vào trong.

Cắt giảm nước hoa quả

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng nước hoa quả là thức uống tốt cho sức khỏe suốt cả ngày dài. Tuy nhiên, chúng lại là những thứ có thể gây ra sâu răng ở trẻ. Bạn hãy hạn chế không cho con uống quá 115 ml nước hoa quả nguyên chất mỗi ngày.

Kiểm tra bình tập uống của trẻ

Bình tập uống giúp con chuyển uống từ bú bình sang uống bằng ly. Bạn đừng để con sử dụng nó cả ngày. Bé sử dụng loại bình này quá nhiều có thể dẫn đến sâu răng ở mặt sau răng cửa nếu đồ uống có chứa đường.

Bỏ vú giả trước khi con lên 2 hoặc 3 tuổi

Có nhiều lý do bạn cho bé ngậm vú giả, nhưng về lâu dài, nó có thể ảnh hưởng đến hàm răng của con sau này, thậm chí thay đổi luôn khuôn miệng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bé tiếp tục sử dụng vú giả khi lên 3 tuổi.

Coi chừng các loại thuốc có vị ngọt

Các loại thuốc dành cho trẻ em có thể có mùi vị và đường. Nếu chúng dính lại trên răng, bé có thể bị sâu răng. Trẻ phải uống thuốc do mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn hay bệnh tim mạch thường có nguy cơ bị sâu răng cao hơn.

Thuốc kháng sinh và một vài thuốc hen suyễn có thể gây ra sự phát triển quá mức của candida (một loại nấm), có thể khiến bé bị nhiễm nấm hay còn được gọi là bệnh nấm miệng. Những mảng đông đặc như sữa trên lưỡi hay bên trong miệng là dấu hiệu cho thấy bé đang nhiễm bệnh. Hãy hỏi nha sĩ về tần suất đánh răng nếu bé đang phải uống thuốc dài hạn. Có thể bé phải đánh răng 4 lần một ngày.

Kiên định trong việc tập cho con chải răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng

Nếu con khóc lóc ầm ĩ mỗi lần đến giờ chải răng, không chịu dùng chỉ nha khoa hay súc miệng, bạn nên nghiêm khắc với bé. Hãy nói rõ với bé rằng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc vệ sinh răng miệng thật kỹ.

Dưới đây là một vài mẹo dỗ con tự chải răng:

  • Kiên nhẫn. Bé có thể chải răng với sự giúp đỡ của bố mẹ khi được 2–3 tuổi và có thể tự làm một mình khi lên 6. Khi lên 10, bé đã có thể tự mình dùng chỉ nha khoa;
  • Đừng đợi đến cuối ngày. Khi con mệt, bạn không nên cương quyết bắt bé đánh răng, dùng chỉ nha khoa hay súc miệng. Do vậy, để tránh trường hợp bé quá mệt mà bỏ qua nhiệm vụ, bạn hãy nhắc con thực hiện 3 bước vệ sinh răng miệng này sớm và đừng quá sát giờ đi ngủ;
  • Để bé tự chọn loại kem đánh răng cho mình. Trẻ lên 5 hay lớn hơn có thể tự chọn kem đánh răng từ các gợi ý của bạn. Vì vậy, hãy để con tự chọn theo sở thích, bé sẽ có động lực hơn trong việc chăm sóc răng miệng;
  • Động lực. Một đứa trẻ có thể vui vẻ chải răng hơn nếu được bố mẹ trao thưởng một ngôi sao vàng trên biểu đồ việc tốt mỗi ngày. Bạn có thể để con đánh răng cùng bố mẹ. Bé sẽ thích tham gia hơn khi nhìn thấy người lớn chải răng đấy.

Chăm sóc răng miệng là thói quen cần được tạo lập khi trẻ còn bé để trẻ có một hàm răng sáng khỏe trong tương lai.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cho con ăn gì và không ăn gì để có hàm răng chắc khỏe?
  • Chăm sóc và ngừa sâu răng cho trẻ ở tuổi bú bình
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về mụn cóc sinh dục?

(34)
Mụn cóc sinh dục hay còn gọi là bệnh sùi mào gà (Genital warts) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất.Gần như tất cả những ... [xem thêm]

Dùng thuốc giảm đau acetaminophen trong thai kỳ: tốt hay xấu?

(64)
Acetaminophen có tác dụng hạ sốt và giảm đau, tuy nhiên có nên dùng thuốc khi mang thai hay không? Vào ngày 17–8–2016, một báo cáo liên quan đến vấn đề sử ... [xem thêm]

6 lợi ích khi tập boxing bạn không thể bỏ qua

(70)
Boxing là một môn thể thao mới lạ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và cả tinh thần. Không những vậy, việc tập boxing cũng giúp bạn có ... [xem thêm]

Bầm dập xương sau té ngã: Đừng xem nhẹ kẻo hối hận không kịp

(66)
Bầm dập xương sau té ngã được xem là vấn đề nhiều người mắc phải nhưng vẫn chưa biết xử lý sao cho đúng cách.Sau một cú té ngã hay chấn thương, tình ... [xem thêm]

Mẹ đã biết cách gội đầu cho trẻ sơ sinh chưa?

(88)
Lần đầu làm mẹ, bạn gặp rất nhiều lúng túng. Bạn có thể sẽ không biết cách gội đầu cho trẻ sơ sinh thế nào để nước không chảy vào mắt bé, chọn ... [xem thêm]

Nằm mơ thấy mang thai tiết lộ nhiều điều thú vị về cuộc sống của bạn

(30)
Nằm mơ thấy mang thai thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau xung quanh cuộc sống của bạn. Phân tích rõ giấc mơ mang thai sẽ cho bạn biết những sự thay đổi có ... [xem thêm]

Chuối rất tốt cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

(29)
Chuối nằm trong nhóm trái cây giàu dưỡng chất nhất như vitamin A, B, C, E và khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, kali, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, ... [xem thêm]

Bà bầu bị đau bụng có nguy hiểm không?

(97)
Bà bầu bị đau bụng có lúc chỉ là đau râm ran nhưng đôi khi lại đau quặn. Cơn đau này có khi không nguy hiểm, nhưng bạn cũng không nên chủ quan, nó có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN