Vì sao bạn nên làm bơ cho bé ăn dặm?

(3.96) - 53 đánh giá

Bằng cách làm bơ cho trẻ ăn dặm, bạn sẽ nhận thấy nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của bé như tiêu hóa tốt, ngon miệng…

Sau những tháng đầu cho bé bú mẹ, lúc này bạn đã có thể bắt đầu tập cho bé ăn một vài món được rồi đấy. Có rất nhiều loại trái cây và rau củ tốt cho sức khỏe của bé và quả bơ là một trong số đó. Nếu bạn muốn thêm về những lợi ích sức khỏe từ cách cho trẻ ăn dặm với trái bơ thì hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Khi nào cho trẻ ăn dặm là tốt nhất?

Ăn dặm là một trong những cột mốc phát triển thú vị của trẻ. Thông thường, khi bước sang tháng thứ 6 bé sẽ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Vì trong 6 tháng đầu, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và cung chất đầy đủ nhưng chất cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này. Mặt khác, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Mặc dù, Cơ quan Y tế không không khuyến khích việc cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, tuy nhiên, mỗi bé sẽ có đặc điểm và tốc độ phát triển khác nhau. Bạn cũng nên lưu ý rằng tuổi sớm nhất được khuyến cáo cho việc ăn dặm là 17 tuần.

Lợi ích khi làm bơ cho bé ăn dặm là gì?

Bơ đem đến rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bé. Tuy nhiên, trước khi làm bơ cho bé ăn dặm, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến với bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, để chắc chắn rằng bé không bị dị ứng, trong vài ngày đầu bạn nên cho bé ăn ít. Dưới đây là một số lợi ích về sức khỏe của trái bơ:

1. Quả bơ chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết

Bơ chứa nhiều vitamin cần thiết như vitamin A, C, E, K và vitamin B6, folate, thiamin, niacin. Ngoài ra, nó còn rất giàu khoáng chất như sắt, magiê, canxi, kali, natri và kẽm. Tất cả các khoáng chất và vitamin này đều giúp sự tăng trưởng và phát triển của bé.

2. Công dụng của quả bơ trong việc giúp trẻ dễ tiêu hóa

Bơ rất dễ tiêu hóa dù bé có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Ngoài ra, bơ còn giúp kiểm soát các dấu hiệu khó tiêu mà bé có thể bị ảnh hưởng trong vài tháng đầu khi mới tiếp xúc với các loại thức ăn đặc. Quả bơ còn giúp ngăn ngừa đau dạ dày và đầy hơi. Đây sẽ là một lựa chọn tốt nếu bé bị đau bụng.

3. Ăn bơ giúp làm lành vết thương

Ăn bơ cũng là cách để giúp vết thương của bé lành nhanh hơn. Bạn có thể dễ dàng tránh được việc cho bé uống thuốc và kháng sinh trong những trường hợp này bằng cách cho bé dùng bơ.

4. Ăn bơ giúp bảo vệ gan

Bơ là một loại quả rất tốt cho sức khỏe của gan. Khi bạn cho bé ăn thường xuyên, bơ sẽ giúp ngăn ngừa gan bị tổn thương và giữ nó luôn trong tình trạng tốt nhất. Đây là cách tuyệt vời để bảo vệ bé khỏi các bệnh như vàng da và viêm gan.

5. Quả bơ giàu chất chống oxy hóa

Bơ chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất hoạt động bình thường.

6. Bơ giàu chất béo không bão hòa

Bơ rất giàu chất béo không bão hòa. Điều này rất tốt cho sự phát triển của não và thị lực của bé.

7. Ăn bơ giúp hạn chế bị viêm nhiễm

Ăn bơ thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm. Nguyên nhân khiến bé bị viêm có thể là do tổn thương mô, kích thích và mầm bệnh. Da của bé sẽ rất mềm và nhạy cảm, ngay cả những vết xước nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến viêm nặng. Ăn bơ sẽ giúp hạn chế tình trạng này.

Một số lưu ý về cách làm bơ cho bé ăn dặm

Cách cho trẻ ăn dặm với bơ sẽ quyết định rất lớn đến sự phát triển và hiệu quả bữa ăn mang lại. Bơ mang lại nhiều lợi ích nhưng bạn cần cho trẻ ăn đúng cách mới mang lại kết quả tốt. Dưới đây là một vài điểm lưu ý về cách cho bé ăn dặm với bơ:

1. Cho bé ăn bơ tươi

Cho bé ăn bơ tươi thay vì nấu chín vì khi nấu lên chúng sẽ không còn chất dinh dưỡng nữa. Bơ rất mềm và thơm, bé sẽ rất thích món ăn này đấy.

2. Chọn bơ tùy thuộc vào thời gian ăn

Khi bơ được hái, chúng sẽ chín nhanh. Nếu bạn muốn cho bé ăn ngay sau khi mua, hãy chọn những trái chín. Còn nếu bạn định để vài ngày thì hãy chọn những trái mới chín.

3. Bảo quản bơ

Nếu bạn cất bơ trong tủ lạnh, nó sẽ không chín nữa. Vì vậy, nếu bạn mua bơ đã chín một phần và cất trong tủ lạnh thì quả bơ sẽ không đủ mềm cho bé ăn. Vì vậy, bạn chỉ cất bơ trong tủ lạnh khi bơ đã chín thôi nhé.

4. Cho bé ăn sống hoặc trộn với các loại trái cây khác

Khi cho bé ăn bơ, bạn chỉ cần gọt, lấy phần thịt và cho bé ăn. Hoặc bạn cũng có thể trộn bơ với các loại trái cây và rau củ hấp chín.

Cách chế biến quả bơ cho bé ăn dặm

Bạn có thể tham khảo những cách chế biến quả bơ cho bé ăn dặm dưới đây để lựa chọn được loại bé yêu thích như:

1. Salad trái cây bơ hoặc sinh tố

Nguyên liệu:

  • 3 quả bơ chín
  • 3 quả lê hấp
  • 3 trái chuối chín
  • Sữa chua

Cách thực hiện:

Cắt bỏ hạt bơ và lê, gọt vỏ và cắt thành từng miếng lớn. Cho tất cả vào máy và xay nhuyễn cho đến khi mịn. Thêm 1 thìa sữa chua và trộn đều. Nếu bé đang tập nhai thì bạn không cần phải xay mà chỉ cần cắt thành từng miếng nhỏ và cho sữa chua vào là có thể cho bé dùng.

2. Bơ trộn xoài

Nguyên liệu:

  • 1 trái bơ chín
  • 1 trái xoài

Cách thực hiện:

Rửa sạch bơ và xoài, bỏ hạt. Cắt thành từng khối nhỏ và xay nhuyễn. Bạn có thể thêm một ít nước, sữa chua để làm cho hỗn hợp mịn hơn.

3. Gà nghiền bơ

Nguyên liệu:

  • Ức gà
  • Nửa trái bơ
  • Dầu ô liu (nếu có)

Cách thực hiện:

Cắt ức gà thành những miếng nhỏ và luộc. Để nguội ở nhiệt độ phòng, sau đó cho vào máy xay nhuyễn. Thêm bơ và dầu ô liu, sau đó xay nhuyễn để hỗn hợp mềm và mịn.

Với những chia sẻ trên, Chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu hơn được cách làm bơ cho bé ăn dặm, nhờ đó có thể chế biến quả bơ phù hợp nhất với con.

Ngoài ra, bạn hãy tham khảo bài viết “Cùng lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng tuổi” để biết cách lên thực đơn cho con nhé!

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

14 công thức làm mặt nạ ngủ đơn giản tại nhà

(48)
Bạn muốn sáng sớm thức dậy với một làn da mịn màng và trẻ trung? Hãy thử đắp mặt nạ ngủ với các nguyên liệu tự nhiên, bạn sẽ trông tươi tắn hơn ... [xem thêm]

3 cách giúp bạn ăn kiêng đường một cách lành mạnh

(61)
Ăn kiêng đường sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm cân và còn làm cho làn da bạn trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên, đối với một số người, ... [xem thêm]

Mắc hội chứng Reye trẻ dễ bị tổn thương gan và não

(77)
Hội chứng Reye ít gây tử vong, nhưng vẫn để lại những tổn thương vĩnh viễn cho não. Bố mẹ nên đưa bé đến phòng cấp cứu ngay khi con có dấu hiệu lú ... [xem thêm]

8 cách đối phó tình trạng tăng tiết nước bọt khi mang thai

(63)
Tăng tiết nước bọt khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là trong 12 tuần đầu của thai kỳ hay đang ốm nghén. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu ... [xem thêm]

Tại sao giá đỗ chưa chín tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe?

(76)
Tính ngay: bạn nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ để em bé khỏe mạnh? Trong suốt thai kỳ, các chị em thường được bồi bổ rất nhiều thực phẩm được cho ... [xem thêm]

Chăm sóc da giai đoạn xạ trị cho thai phụ bị ung thư vú

(38)
Làn da không chỉ có chức năng bảo vệ cơ thể mà còn giúp bạn tự tin hơn vào ngoại hình của mình. Làn da khỏe mạnh là khởi đầu của cái đẹp. Bên cạnh ... [xem thêm]

5 màu sắc của rau củ quả giúp bạn ăn ngon miệng

(36)
Màu sắc của rau củ quả không chỉ giúp bữa ăn thêm rực rỡ và kích thích cảm giác ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Mỗi màu sắc của rau ... [xem thêm]

Tiền tăng huyết áp có phải là tình trạng báo động?

(57)
Tiền tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu (số trên) trong máy đo huyết áp nằm từ 120 mmHg-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương (số dưới) nằm từ 80 mmHg-89 ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN