Biến chứng suy tim: Lưỡi dao vô hình dẫn đến cái chết thầm lặng

(4.15) - 68 đánh giá

Nếu không theo dõi bệnh thường xuyên, những biến chứng suy tim thường xảy ra đột ngột có thể đẩy người bệnh vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Làm sao bạn có thể ngăn ngừa các biến chứng suy tim ngay từ bây giờ?

Biến chứng suy tim có thể ví như lưỡi dao vô hình đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh ở những thời điểm không lường trước. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ngăn ngừa nguy cơ đáng sợ này nhờ những tiến bộ của y học hiện đại và sự nhận biết sớm các dấu hiệu của biến chứng suy tim.

Những biến chứng suy tim bạn nên biết

Nếu bạn không phát hiện bệnh sớm hoặc điều trị đúng cách, tiến triển của bệnh suy tim sẽ ngày càng trầm trọng hơn theo thời gian.

Sau đây là các biến chứng suy tim nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải:

1. Nguy cơ hỏng van tim

Trái tim của bạn có bốn van tim để giữ cho máu chảy theo một chiều nhất định. Khi bạn bị suy tim, cấu trúc van tim có thể thay đổi theo thời gian do tim phải gắng sức để bù lượng máu bị thiếu hụt, khiến các dây chằng xung quanh van tim bị giãn hoặc bị đứt, làm hỏng van.

2. Cơ thể bị thiếu máu

Khi chức năng thận bị suy giảm, cơ thể bạn không được sản xuất đầy đủ hormone tạo hồng cầu trong tủy xương sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu. Ngược lại, tình trạng thiếu máu cũng khiến cho diễn tiến bệnh suy tim ngày càng trầm trọng hơn.

3. Tổn thương gan

Người bệnh suy tim, đặc biệt là suy tim phải, tim giảm khả năng hút máu, khiến gan phải tăng kích thước để chứa máu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, có thể gây xơ gan, cuối cùng suy gan.

4. Chức năng thận suy giảm

Khả năng bơm máu của tim bị giảm sút khiến thận không được cung cấp đầy đủ máu nên giảm chức năng lọc, đào thải độc tố, muối và nước ra khỏi cơ thể. Hậu quả là một lượng lớn muối bị giữ lại, gây tăng huyết áp, dẫn tới tình trạng phù nề ở người bệnh suy tim.

Các nghiên cứu còn cho thấy, chức năng thận suy giảm sẽ khiến người bệnh suy tim tăng nguy cơ biến chứng tim mạch cũng như tỷ lệ nhập viện và tử vong.

5. Phù phổi cấp và tràn dịch màng phổi

Chất lỏng bị tích tụ trong phổi sẽ gây ra tình trạng phù phổi cấp (chết đuối trên cạn) với các triệu chứng nghiêm trọng như làn da nhợt nhạt, khó thở, cảm giác như chết đuối, ho ra bọt màu hồng…

6. Rối loạn nhịp tim

Chứng rối loạn nhịp tim nghĩa là nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường. Các rối loạn nhịp tim thường gặp: rung tâm nhĩ, block nhánh trái, nhịp tim nhanh thất và rung thất.

7. Đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Đây chính là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của người bệnh suy tim khi chức năng bơm máu của tim bị suy giảm khiến một lượng máu bị ứ lại tại các buồng tim. Điều này tạo cơ hội thuận lợi hình thành cục máu đông có thể gây tắc nghẽn tại mạch máu não, dẫn tới đột quỵ, tắc nghẽn động mạch vành dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp.

Nếu không muốn bước vào cuộc đua với tử thần với các biến chứng suy tim, bạn cần theo dõi sát sao tình trạng cơ thể. Hãy tìm cách làm giảm nhẹ biến chứng suy tim khi nhận thấy các dấu hiệu suy tim trở nặng như mệt mỏi triền miên, khó thở ngay cả khi vận động nhẹ nhàng, cơ thể nặng nề vì bị phù…

Cách giảm nhẹ biến chứng suy tim

Để đẩy lùi các biến chứng suy tim, cách tốt nhất là bạn phải thấu hiểu những lưỡi dao tiềm ẩn này ngay bên trong cơ thể mình. Thay vì hoang mang ăn ngủ không yên hay nản lòng từ bỏ việc điều trị, bạn nên phối hợp các cách giảm nhẹ biến chứng suy tim sau đây:

Sử dụng thuốc điều trị

Khi bị bệnh suy tim nghĩa là bạn cần sử dụng thuốc suốt đời để sống chung với căn bệnh mãn tính này. Do đó, việc tuân thủ điều trị không chỉ giúp cải thiện triệu chứng suy tim mà còn giúp bạn sống lâu hơn và giảm nguy cơ tử vong đột ngột.

Can thiệp hoặc phẫu thuật tim mạch

Suy tim do bệnh van tim có thể phải nong van, sửa van hoặc thay van. Trong trường hợp bệnh suy tim có nguyên nhân là do bệnh mạch vành, bệnh van tim, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành, thay van tim. Tình trạng rung nhĩ hoặc rung thất có thể cần sử dụng máy khử rung tim cấy ghép dưới da. Giai đoạn cuối có thể cần điều trị bằng biện pháp tái đồng bộ cơ tim.

Thay đổi lối sống lành mạnh

Nhằm ngăn ngừa biến chứng suy tim, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn:

  • Thường xuyên hoạt động thể chất
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Ăn theo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim
  • Từ bỏ hút thuốc lá
  • Kiểm soát tốt huyết áp và bệnh tiểu đường

Kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Kết quả nghiên cứu về sản phẩm hỗ trợ cho người suy tim đăng trên tạp chí Khoa học toàn cầu Canada đã cho thấy một tín hiệu đáng mừng trong công cuộc ngăn chặn các biến chứng suy tim với Ích Tâm Khang (*). Sản phẩm chăm sóc sức khỏe này có thể giúp giảm các triệu chứng như ho, khó thở, mệt mỏi, đồng thời giảm nguy cơ phải nhập viện do các biến chứng suy tim.

Giáo sư Phạm Gia Khải – Nguyên chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, cho biết: “Ích Tâm Khang có những thành phần cấu tạo mà không những Đông y mà Tây y cũng công nhận về vai trò chống lại tác dụng co mạch và làm giãn mạch ra”.

Trong cuộc chiến giành lấy sức khỏe từ căn bệnh suy tim, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang có thể giúp bạn ngăn chặn các biến chứng suy tim ngay từ bây giờ. Hãy luôn chủ động trong quá trình điều trị và suy nghĩ lạc quan, bạn sẽ không phải đối mặt với những lưỡi dao vô hình này!

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Thảo Viên | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 cách để bạn siêng tập thể dục buổi sáng

(35)
Tập thể dục buổi sáng là cách tuyệt vời để thúc đẩy năng lượng và tâm trạng cho ngày mới hứng khởi. Nhưng liệu bạn đã biết cách tập đúng? Những ... [xem thêm]

5 vai trò bạn chưa hề biết về testosterone của nam giới

(27)
Testosterone là một hormone quan trọng của cơ thể, được sử dụng để điều trị các tình trạng như dậy thì chậm, liệt dương hoặc mất cân bằng hormone…Tìm ... [xem thêm]

Không để bản thân tái nghiện thuốc lá (giai đoạn 7)

(40)
Vấp ngã và tái nghiện thuốc lá là những điều chẳng ai mong muốn. Chúng vẫn diễn ra và quả thật, rất nhiều người trước khi dứt được cơn thèm thuốc ... [xem thêm]

Hiểu phác đồ điều trị tai biến mạch máu não giúp bạn sớm hồi phục

(39)
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) xảy ra khi máu không thể đến não và mang oxy cung cấp cho não do một mạch máu cung cấp máu cho não bị vỡ ... [xem thêm]

Sinh con liền nhau: bố mẹ chăm con như thế nào?

(36)
Mang thai và sinh con là niềm vui không dễ gì diễn tả được. Thế nhưng, nhiều gia đình lại rơi vào tình huống khá gian nan là tiếp tục sinh em bé sau khi bé ... [xem thêm]

Mẹo trò chuyện để “chuyện ấy” ngày càng thăng hoa

(76)
Giao tiếp khi quan hệ tình dục thường là một trong những thách thức lớn trong quan hệ của hai bạn. Và sự thật là không phải ai cũng có thể dễ dàng thể ... [xem thêm]

Làm thế nào chống lại mệt mỏi khi mắc bệnh ung thư vú?

(36)
Mệt mỏi là tình trạng mà những người bệnh thường xuyên gặp phải. Đây là một triệu chứng không đặc hiệu và người bệnh thường than phiền rằng họ ... [xem thêm]

Hở van động mạch chủ 1/4 kèm đau ngực, khó thở: Trị sớm kẻo nguy!

(47)
Hở van động mạch chủ 1/4 là mức độ nhẹ hở van tim, song nếu người bệnh chủ quan không điều trị thì sẽ có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Ở giai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN