Bệnh celiac là một rối loạn tiêu hóa, do một phản ứng miễn dịch với gluten gây ra. Bệnh celiac còn được gọi là bệnh sprue, bệnh sprue không – nhiệt đới, không dung nạp gluten, bệnh ruột nhạy cảm gluten.
Nếu bạn bị tiểu đường, hãy lưu ý tránh sử dụng những thứ liên quan đến gluten.
Bệnh celiac là gì?
Gluten là một protein được tìm thấy trong các loại thực phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và lúa mì lai lúa mạch đen. Nó cũng được tìm thấy trong yến mạch chế biến tại các nhà máy chế biến các loại ngũ cốc khác. Gluten có thể được tìm thấy trong một số loại thuốc, vitamin và son môi.
Trong bệnh celiac, phản ứng miễn dịch với gluten tạo ra các độc tố. Chúng gây tổn thương cho nhung mao, là phần nhô ra có hình dạng như ngón tay nhỏ xíu bên trong ruột non. Tổn thương này làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này dẫn đến suy dinh dưỡng.
Điều trị bệnh celiac có nghĩa là loại bỏ tất cả các chế độ ăn có gluten. Điều này có nghĩa là tránh hầu hết các sản phẩm bánh mì, bánh ngọt và bánh quy, bia và các sản phẩm như kem mà gluten đôi khi được sử dụng như một phụ gia tạo sự ổn định cho kem.
Ai có thể bị bệnh celiac?
Bệnh celiac di truyền trong gia đình. Các thành viên trong gia đình của một người bị bệnh celiac có 1/22 nguy cơ mắc bệnh. Tại Hoa Kỳ, nguy cơ dân số nói chung là 1/133.
Những người mắc các bệnh miễn dịch khác và các rối loạn di truyền nhất định có nhiều khả năng mắc bệnh celiac. Một số rối loạn liên quan đến celiac bao gồm:
- Viêm khớp dạng thấp
- Tiểu đường tuýp 1
- Bệnh tuyến giáp
- Bệnh gan tự miễn
- Bệnh Addison
- Bệnh Sjogren
- Lupus
- Hội chứng Down
- Hội chứng Turner
- Không dung nạp lactose
- Ung thư ruột
- U lympho ruột
Mối liên hệ giữa gluten và tiểu đường là gì?
Khoảng 1/100 người có bệnh celiac, nhưng khoảng 10% số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng có bệnh celiac.
Nghiên cứu cho thấy có thể có một mối liên hệ về di truyền giữa bệnh celiac và bệnh tiểu đường tuýp 1. Một số dấu ấn sinh học trong máu khiến bạn có nhiều khả năng có bệnh celiac cũng có thể làm tăng tỷ lệ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1. Cả hai bệnh đều có một thành tố viêm, khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô của cơ thể hoặc cơ quan, ví dụ như ruột hoặc tụy.
Có vẻ như không có mối liên hệ giữa bệnh celiac và bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu bạn có cả hai bệnh trên, bạn nên cẩn thận gấp đôi trong chế độ ăn uống.
Làm thế nào bạn có thể nhận biết bệnh celiac?
Các triệu chứng của bệnh celiac có thể liên quan đến ruột và hệ thống tiêu hóa, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Trẻ em và người lớn có xu hướng có các triệu chứng khác nhau.
Các triệu chứng ở trẻ em
Trẻ em bị bệnh celiac dễ cáu kỉnh. Chúng có xu hướng nhỏ con hơn so với bình thường và chậm dậy thì. Chúng có thể có những khiếm khuyết men ở răng vĩnh viễn. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Sụt cân
- Nôn
- Đầy hơi
- Đau bụng
- Tiêu chảy kéo dài
- Phân nhạt màu, váng mỡ, có mùi hôi
Các triệu chứng ở người lớn
Người lớn mắc bệnh celiac có ít triệu chứng ở bụng hơn. Các triệu chứng liên quan đến các cơ quan khác nhiều hơn. Chúng bao gồm:
- Thiếu máu thiếu sắt
- Viêm khớp
- Đau xương và khớp
- Loãng xương và gãy xương
- Mệt mỏi
- Tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân
- Co giật
- Viêm loét miệng
- Kinh nguyệt không đều
- Vô sinh và sẩy thai
Viêm da dạng mụn rộp (DH) là một triệu chứng khác của bệnh celiac. DH là một chứng tạo ban bóng nước trên da gây ngứa mãnh liệt. Nó xảy ra trên da khuỷu tay, mông và đầu gối. Một phần tư số người mắc bệnh celiac có DH. Những người này thường không có triệu chứng tiêu hóa.
Người ta không biết em bé bú mẹ có thể ảnh hưởng đến sự khởi phát của các triệu chứng hay không, ví dụ bú sữa mẹ lâu hơn có thể trì hoãn sự khởi phát của các triệu chứng.
Các yếu tố khác đóng vai trò trong các triệu chứng là thời gian bị bệnh và lượng gluten trong chế độ ăn. Khi chẩn đoán bị trì hoãn, các biến chứng có nhiều khả năng xảy ra.
Một số người bị bệnh celiac không có triệu chứng. Tuy nhiên, họ vẫn có thể có những biến chứng lâu dài.
Các phương pháp điều trị bệnh celiac là gì?
Vĩnh viễn loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống là cách điều trị duy nhất cho bệnh celiac. Điều này cho phép các nhung mao ruột chữa lành và cải thiện sự hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Bác sĩ có thể khuyến cáo các vitamin và khoáng chất dinh dưỡng như những chất bổ sung nếu bạn không có được đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn không có gluten. Đối với một số người, một đợt điều trị steroid ngắn hạn là cần thiết.
Các triệu chứng có thể cải thiện trong vòng vài ngày khi loại bỏ gluten từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, bạn không nên ngừng ăn gluten cho đến khi chẩn đoán được thực hiện. Loại bỏ gluten sớm có thể khiến kết quả kiểm tra không chính xác.
Làm thế nào bạn có thể quản lý bệnh?
Nếu bạn không có bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten không phải bệnh celiac, bạn không cần phải theo chế độ ăn không có gluten. Nó không có bất kỳ lợi ích sức khỏe nào so với chế độ ăn khác được thiết kế đặc biệt dành cho những người bị bệnh tiểu đường.
Nếu bạn bị tiểu đường và bệnh celiac, bạn nên hoàn toàn ăn theo chế độ không gluten. Đó là cách duy nhất để tránh những đau đớn và tổn thương gây ra cho dù chỉ ăn một chút gluten.
Bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về việc chuyển sang một chế độ ăn không gluten. Nó là một sự chuyển đổi lớn, nhưng nếu có sự giúp đỡ sẽ dễ dàng hơn bạn nghĩ.
Duy trì một chế độ ăn không gluten là không dễ dàng. May mắn thay, ngày càng nhiều công ty đang làm các sản phẩm không gluten.
Nếu bạn bị bệnh celiac, điều quan trọng bạn phải biết thực phẩm nào là an toàn để ăn.
Tuyệt đối tránh những thực phẩm và đồ uống có chứa các thành phần:
- Lúa mì
- Lúa mì cứng (một loại lúa mì)
- Lúa mạch đen
- Lúa mạch
- Lúa mì lai lúa mạch đen
- Lúa mì bulgur
- Lúa mì cứng
- Bột ngũ cốc
- Bột graham
- Bột hòn
Các loại ngũ cốc và tinh bột sau đây không có gluten:
- Kiều mạch
- Ngô
- Rau dền
- Cây hoàng tinh
- Bột ngô
- Bột được làm từ gạo, đậu nành, ngô, khoai tây, đậu
- Bánh ngô tinh khiết
- Diêm mạch
- Gạo
- Bột sắn
Những loại thực phẩm không gluten và giúp thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng:
- Thịt tươi, cá, gia cầm chưa được tẩm bột, tráng hoặc ướp
- Trái cây
- Các sản phẩm từ sữa
- Khoai tây, bao gồm khoai lang
- Gạo
- Rau
- Rượu vang, rượu chưng cất, rượu táo và rượu mạnh
Các loại thực phẩm sau đây nên tránh, trừ khi trên nhãn hiệu nói rằng chúng không có gluten:
- Bia
- Bánh mì
- Bánh và bánh nướng
- Kẹo
- Ngũ cốc
- Bánh quy
- Bánh vụn
- Bánh rán
- Nước thịt
- Thực phẩm chay giả thịt hoặc giả hải sản làm từ đậu phụ
- Yến mạch
- Mì ống
- Thịt hộp chế biến
- Sốt dành cho xà lách
- Nước sốt (bao gồm nước tương)
- Thịt gia cầm phết mỡ
- Súp.