Đau đầu hay đau lưng dai dẳng là dấu hiệu cảnh báo ung thư?

(4.1) - 86 đánh giá

Đau thắt lưng là một vấn đề phổ biến, nhưng nguyên nhân gây bệnh phần lớn không rõ. Hiểu rõ về bệnh đau thắt lưng cùng các triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Đau thắt lưng là một vấn đề rất phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường khiến người bệnh không thoải mái và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy bạn đã biết rõ về đau thắt lưng chưa? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Đau thắt lưng là gì?

Đau thắt lưng là tình trạng đau ở vùng lưng dưới. Cơn đau có thể từ mức độ nhẹ tới nặng hoặc gây khó chịu ở vùng lưng dưới.

Cơn đau có thể cấp tính (đột ngột và nghiêm trọng) hoặc mạn tính nếu kéo dài hơn 3 tháng.

Hầu hết mọi người đều bị đau thắt lưng một vài lần trong đời. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường là một vấn đề nghiêm trọng ở những người trẻ có công việc lao động nặng và ở người lớn tuổi.

Đa số các trường hợp, đau thắt lưng sẽ khỏi sau một vài tuần, nhưng cũng có vài trường hợp nó sẽ không bao giờ hết.

Nguyên nhân nào gây đau thắt lưng?

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ra đau thắt lưng vẫn không xác định được.

Khoảng 25% trường hợp, bác sĩ xác định nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh.

Thông thường, những người mắc phải các tình trạng sức khỏe như viêm khớp ở các khớp nhỏ (gọi là các mỏm khớp nối giữa các đốt sống); trượt đĩa đệm; xẹp hoặc gãy một hay nhiều đốt sống (tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi khi ngã, bị loãng xương hoặc xương giòn); vẹo cột sống hoặc tổn thương xương do khối u hoặc nhiễm trùng (hiếm gặp hơn).

Các triệu chứng của đau thắt lưng là gì?

Đôi khi, cơn đau vùng lưng dưới lan đến mông, sau đùi và háng. Cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi bạn chuyển động.

Khi bị bệnh, bạn nên hạn chế chuyển động cột sống, đặc biệt là cúi người về phía trước hoặc ngửa về phía sau. Các cơ xung quanh cột sống sẽ co thắt và làm cho cột sống bị cứng.

Với những cơn đau và co thắt nghiêm trọng, lưng có thể bị nghiêng sang một bên. Điều này sẽ làm thay đổi tư thế và khiến người bệnh bước đi khập khiễng.

Thỉnh thoảng, cơn đau thường đi kèm với cảm giác ngứa hoặc tê ở lưng, mông hoặc chân, có thể lan xuống dưới chân. Tình trạng này có tên gọi là đau thần kinh tọa và thường liên quan đến sự kích thích các dây thần kinh tọa chạy từ cột sống xuống hai chân.

Những dấu hiệu nào của đau thắt lưng là nguy hiểm?

Nếu bạn bất ngờ phát hiện mình không thể kiểm soát được việc đi tiêu hay đi tiểu hoặc nếu vùng lưng dưới và chân đột ngột tê hay yếu, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Nếu bạn bị đau lưng và nhận thấy không còn sức mạnh hay giảm sức cơ của 1 hoặc 2 chân, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ.

Những dấu hiệu cảnh báo này liên quan đến việc tổn thương ở cột sống có thể gây chèn ép tủy sống và/hoặc dây thần kinh từ cột sống. Vì vậy, việc điều trị sớm là rất cần thiết để tránh tổn thương vĩnh viễn.

Những biện pháp tại nhà nào giúp làm giảm cơn đau lưng?

Đau thắt lưng cấp tính

Bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau thông thường. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể kê toa các loại thuốc đặc biệt để giúp giãn các cơ ở lưng. Theo một số nghiên cứu, các thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) và thuốc giãn cơ giúp giảm đau hiệu quả hơn các thuốc giả dược.

Một số người dùng paracetamol để giúp giảm đau. Bạn cũng lưu ý rằng thuốc giảm đau nên dùng liên tục trong vài ngày, không nên chỉ dùng khi đau không chịu nổi.

Vận động cũng giúp làm giảm cơn đau. Bạn hãy cố gắng vận động trong giới hạn cho phép của mình. Điều này sẽ giúp các cơ hỗ trợ cột sống thêm vững chắc và ngăn ngừa hình thành các mô sẹo gây cứng cột sống.

Chườm ấm (bằng túi nóng hoặc thuốc bôi ngoài da Capsaicin) hoặc bơi trong hồ nước ấm cũng rất hữu ích trong việc làm dịu cơn đau. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nghỉ ngơi và nằm trên bề mặt bằng phẳng, tránh nằm ở những nơi gập ghềnh, co người và ngồi trên ghế thấp.

Bạn cần lưu ý rằng các cơn đau lưng hiếm khi do các bệnh nguy hiểm gây ra và thường hết trong vài ngày.

Đau thắt lưng mạn tính

Nếu cơn đau lưng kéo dài trong một khoảng thời gian dài, hơn một vài tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị đau thắt lưng kéo dài (hơn 6 tuần) có thể lựa chọn một trong những phương pháp điều trị sau:

  • Một chương trình tập luyện phù hợp
  • Liệu pháp trị liệu như vật lý trị liệu, nắn xương, nắn khớp xương.
  • Châm cứu.

Bên cạnh đó, vận động thường xuyên, chú ý tư thế và chỗ ngồi, các phương pháp điều trị đa mô thức sẽ giúp giảm cơn đau vùng thắt lưng. Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Không có bằng chứng cho thấy việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm, kéo lưng, tiêm trị khớp cột sống hoặc kích thích điện cơ có thể trị đau thắt lưng hiệu quả.

Đau thắt lưng được chẩn đoán như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh từ những thông tin mà người bệnh cung cấp, mặc dù nguyên nhân không thể xác định được.

Các bác sĩ chỉnh hình và các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng chuyển động của khớp ở xương sống, xương chậu và hông. Bạn sẽ được thực hiện các nghiệm pháp để kiểm tra xem các dây thần kinh nào bị chèn ép ở cột sống hay không.

Nhìn chung, bác sĩ hiếm khi đề xuất chụp X-quang, chụp cắt lớp hoặc xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân gây đau lưng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cần chụp X-quang và MRI cột sống để kiểm tra đĩa đệm, xương gãy và các dây thần kinh bị chèn ép.

Những phương pháp nào giúp điều trị đau thắt lưng?

Đau thắt lưng cấp tính

Theo các nghiên cứu, một số loại thuốc được dùng để điều trị đau thắt lưng như:

  • Các thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen.
  • Colchicine, thuốc chống trầm cảm.

Các phương pháp có khả năng giúp điều trị đau thắt lưng:

  • Các thuốc giảm đau khác như paracetamol
  • Xoa nắn cột sống

Giãn cơ là phương pháp vừa mang lại lợi ích nhưng cũng có hại cho cơ.

Những phương pháp vẫn chưa rõ tính hiệu quả: colchicine, thuốc chống trầm cảm, tiêm ngoài màng cứng, tiêm khớp cột sống, liệu pháp hành vi nhận thức, điện cơ, các bài tập cho lưng, phương pháp điều trị đa mô thức, nẹp hỗ trợ thắt lưng, vật lý trị liệu, kích thích điện qua da để giảm đau.

Bên cạnh đó, một số phương pháp có thể không hiệu quả hoặc gây hại cho người bệnh như: nghỉ ngơi trên giường, kéo lưng.

Đau lưng dưới mạn tính

Những phương pháp có lợi: các bài tập cho lưng, điều trị đa mô thức.

Những phương pháp có khả năng mang hiệu quả như: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không chứa steroid, tiêm vào điểm gây đau và dây chằng, liệu pháp hành vi nhận thức, xoa nắn cột sống.

Các phương pháp điều trị đau thắt lưng mạn tính vẫn chưa rõ sự hiệu quả như: colchicine, thuốc chống trầm cảm, giãn cơ, tiêm steroid, châm cứu, kích thích điện qua da để giảm đau, các phương pháp vật lý trị liệu, nẹp hỗ trợ thắt lưng, duy trì hoạt động.

Một số phương pháp có thể không có hiệu quả: nghỉ ngơi trên giường, kích thích điện cơ.

Các phương pháp không hiệu quả hoặc thậm chí gây hại cho người bệnh: tiêm khớp cột sống, kéo lưng.

Tóm lại bạn nên nhớ

Khi bị đau thắt lưng, tốt nhất bạn nên vẫn hoạt động bình thường và đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị sớm và chính xác.

Có một thực tế là những người có cơ lưng và cơ bụng yếu sẽ dễ bị đau lưng hơn. Vì vậy, bạn nên tập thể dục mức độ vừa phải để tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và cơ bụng.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 4 bước đẩy lùi các cơn đau thắt lưng
  • 5 tư thế yoga dành cho người bị đau thắt lưng
  • Các tư thế quan hệ tình dục dành cho người đau thắt lưng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 thực phẩm giúp no lâu và kiểm soát cân nặng

(86)
Bạn có cảm thấy mình no lâu hơn sau khi ăn trứng vào buổi sáng thay vì ăn gà rán? Sự thật là có một số thực phẩm giúp no lâu hơn vừa tốt cho sức khỏe ... [xem thêm]

6 hóa chất nguy hiểm ẩn mình trong nước tẩy rửa nhà bếp

(28)
Nước tẩy rửa nhà bếp là một cánh tay đắc lực với chị em nội trợ bởi giúp nơi giữ lửa của gia đình sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu bạn không cẩn thận khi ... [xem thêm]

5 cách làm gỏi ngó sen cho món khai vị cực ngon

(75)
Không chỉ là một loại cây đẹp mang vẻ thơ mộng trong các bài thi ca, cây sen còn cho bạn một loại thực phẩm là ngó sen với nhiều cách chế biến đa dạng, ... [xem thêm]

Dậy thì sớm ở trẻ: Cùng tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu

(69)
Việc phát hiện ra con đang bước vào giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ khiến bạn hoang mang, lo lắng. Liệu dậy thì sớm có ảnh hưởng đến sự phát triển ... [xem thêm]

7 tác hại của nước tăng lực với trẻ vị thành niên, bố mẹ đã biết?

(86)
Ngoài nước ngọt thì các bạn trẻ ngày nay, nhất là trẻ trong độ tuổi vị thành niên khá ưa dùng nước tăng lực. Theo thống kê, có đến 1/3 thanh thiếu niên ... [xem thêm]

Béo phì

(24)
Tìm hiểu chungBệnh béo phì không những khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là cách ... [xem thêm]

8 loại nước bù điện giải lành mạnh cho cơ thể

(38)
Hằng ngày chúng ta đều bị mất một lượng điện giải tự nhiên qua mồ hôi và chất thải của cơ thể. Tuy nhiên, trong nước lọc thông thường lại không ... [xem thêm]

Bạch cầu tăng là bệnh gì? Câu trả lời giúp bạn bớt lo lắng

(86)
Bạch cầu tăng là bệnh gì? Bạch cầu tăng có sao không? Mời bạn cùng tìm hiểu!Bạch cầu tăng, hay còn gọi là chứng tăng bạch cầu, là hiện tượng số ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN