Đau bụng khi mang thai tháng đầu có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

(3.73) - 84 đánh giá

Đau bụng khi mang thai tháng đầu là một hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, một số trường hợp đau bụng ở 4 tuần đầu mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề nếu không được xử lý đúng cách. Do đó, việc nhận thức được nguyên nhân của các cơn đau vùng bụng sẽ giúp mẹ bầu biết rõ khi nào nên đến bác sĩ.

Giai đoạn đầu thai kỳ là thời điểm cực kỳ quan trọng đối với những phụ nữ có tiền sử sẩy thai hoặc mắc những biến chứng thường gặp trong thai kỳ trước đó. Hãy nhớ rằng mỗi lần mang thai là mỗi lần khác biệt. Do đó, bạn nên chú ý đến thói quen và lối sống của mình để đảm bảo rằng thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.

Đau bụng khi mang thai tháng đầu tiết lộ điều gì?

Mức độ đau bụng trong giai đoạn này cũng giống như khi bạn đau bụng kinh. Điều này là do xương chậu và tử cung co bóp. Bạn có thể cảm thấy đau ở một bên nhiều hơn bên còn lại. Đôi khi, mẹ bầu cũng sẽ thấy đau khi đứng quá lâu, khi cười, hắt hơi hoặc ho do áp lực đè lên vùng bụng đang ngày càng tăng lên.

Mỗi phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy đau theo những cách khác nhau. Đó có thể là do cơn đau bất ngờ ở các cơ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc có những cảm xúc khác. Đối với các chuyên gia y tế, những cơn đau trong giai đoạn đầu của thai kỳ là dấu hiệu cho thấy tử cung đang bị áp lực lớn.

Tuy nhiên, những sự thay đổi này là cần thiết cho những tháng tới trong thời gian mang thai. Đau bụng khi mới mang thai tháng thứ nhất là một triệu chứng không thể tránh khỏi trong quá trình này. Dù việc chịu đựng cơn đau không dễ nhưng nếu biết nguyên nhân thì bạn sẽ dễ vượt qua hơn.

Các dấu hiệu nên lo lắng nếu bạn bị đau bụng khi mang thai tháng đầu

Đối với nhiều người, đau bụng khi mới mang thai là một điều bình thường nhưng với số khác thì đây lại là dấu hiệu đáng lo ngại. Đau bụng có thể là biểu ban đầu của sẩy thai. Ngoài ra, đau bụng còn cho thấy trứng thụ tinh không làm tổ ở tử cung mà ở một nơi nào đó trong xương chậu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Bạn nên lưu ý khi có các tình trạng như:

  • Xuất hiện cơn đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu đen như bã cà phê đồng thời có dấu hiệu đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy rất có thể mẹ bầu đang chửa ngoài dạ con
  • Đau bụng từng cơn, cảm giác đau quặn không có chiều hướng giảm nhưng lại tăng lên đáng kể, khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi và máu đông ở dạng cục. Đây là những dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy và sảy thai. Mẹ bầu sẽ hết đau bụng khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung

Theo Mayo Clinic , chỉ một số ít phụ nữ có hai hoặc nhiều lần sẩy thai: khoảng 25% phụ nữ bị đau bụng trong vài tuần đầu của thai kỳ và khoảng 10% có xu hướng sẩy thai. Tình trạng sẩy thai trong tuần thứ 4 của thai kỳ xảy ra ngẫu nhiên và có thể không gây ra bất kỳ biến chứng nào, thậm chí, bạn có thể không hề biết mình đã thụ thai. Do đó, ở lần mang thai tiếp theo, bạn có thể mang thai và sinh con bình thường.

Ngoài ra, đau bụng khi mới mang thai còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để có thêm các thông tin hữu ích mỗi khi đi khám thai.

Khi nào những cơn đau bụng khi mang bầu sẽ biến mất?

Tình trạng này sẽ được cải thiện khi tử cung và xương mở đủ rộng trong vùng chậu. Điều này có thể khiến các cơ và dây chằng chịu thêm áp lực, nên gây mệt mỏi.

Tuy nhiên, các cơn đau bụng có thể kéo dài trong suốt cả thai kỳ tùy thuộc vào cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tình trạng đau bụng dưới ở từng giai đoạn thai kỳ là do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Mẹ cần tìm hiểu kỹ về tình trạng này để có thể giảm bớt lo lắng khi các cơn đau cứ xuất hiện liên tục.

Biện pháp giúp vượt qua đau bụng khi mang thai tháng đầu

Trường hợp bị đau bụng khi mới mang thai tháng đầu tiên, bạn hãy:

  • Thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Việc ăn nhiều rau, trái cây có thể làm giảm các cơn đau.
  • Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ sung nào.
  • Vận động thường xuyên. Tập các bài yoga cho bà bầu để ngăn ngừa tình trạng các cơn đau trở nên trầm trọng.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng, tắm nước ấm và hạn chế mặc quần áo bó sát.
  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Mang thai là khoảng thời gian mà các bà bầu thường bị táo bón. Vì vậy, bạn chỉ nên tiêu thụ các thực phẩm giầu tinh bột như cơm, bánh mì trắng, mì ống… với lượng vừa phải.
  • Khi ngồi, cần dùng một chiếc ghế thấp để kê chân.
  • Không đứng quá lâu và cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt.
  • Ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung kali, canxi và nước trong giai đoạn này.

Bạn có thể kết hợp các phương pháp trên để hạn chế các cơn đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng khi mang thai tháng đầu trở nên trầm trọng hơn, bạn nên nằm xuống và nghỉ ngơi. Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng tăng lên, hãy đến bệnh viện để được thăm khám. Một số dấu hiệu đau bụng khi mới mang thai có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm của thai kỳ.

Mẹ bầu bị đau bụng khi mang thai nên đi khám khi nào?

Hiện tượng đau bụng từng cơn khi mang bầu trong 4 tuần đầu tiên được xem là bình thường tuy nhiên nếu bạn có các dấu hiệu đi kèm đau bụng như:

  • Có xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu âm đạo (Chỉ khoảng 20% ​​phụ nữ bị chảy máu trong 12 tuần đầu của thai kỳ theo WebMD)
  • Bạn thường xuyên cảm thấy không khỏe
  • Các triệu chứng mang thai trở nên bất thường.

Trường hợp có bầu bị đau bụng kèm một trong các dấu hiệu kể trên, bạn phải đến gặp ngay bác sĩ để được làm các xét nghiệm cần thiết và chẩn đoán kịp thời.

Mẹ bầu nên tuân thủ những mốc khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể biết được thai nhi có các dấu hiệu đáng lo ngại hay có đang phát triển có khỏe mạnh hay không? Ngoài ra, việc thăm khám thường xuyên còn giúp mẹ điều chỉnh được cân nặng của mình một cách hợp lí thông qua các lời khuyên của bác sĩ về các chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách tăng chiều cao ở tuổi 17: 7 yếu tố cần quan tâm

(63)
17 tuổi còn cao được không? Cách tăng chiều cao ở tuổi 17 là gì? Hello Bacsi sẽ mách bạn các yếu tố sau đây!Chiều cao là một trong những yếu tố ngoại hình ... [xem thêm]

Chuyện chăn gối: Nên nói gì trước, trong và sau khi “yêu”?

(57)
Những lời nói đúng lúc đúng chỗ có thể giúp cho chuyện chăn gối thêm thăng hoa. Hello Bacsi sẽ chia sẻ cho bạn những điều bạn nên nói trước, trong và sau khi ... [xem thêm]

10 tuyệt chiêu cho cánh mày râu khi vợ không mặn mà chuyện chăn gối

(14)
Khi vợ không mặn mà chuyện chăn gối, đừng đổ lỗi do công việc bận rộn. Đã bao lâu rồi bạn không có ý nghĩ muốn quyến rũ vợ?Phụ nữ luôn khao khát ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh da nhiễm nấm đa sắc

(32)
Bệnh da nhiễm nấm đa sắc là một căn bệnh khá phổ biến. Việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng là một trong những điều cần thiết đầu tiên để bạn ... [xem thêm]

Mạc cơ là gì?

(72)
Bao quanh các cơ là mạc cơ. Đây là bộ phận có chức năng đàn hồi của cơ. Do đó, sự tổn thương hay hạn chế của các mạc cơ cũng dẫn đến các tổn ... [xem thêm]

Giảm cân không ngừng trong 24 giờ, thật khó tin phải không?

(67)
Nếu bạn đang băn khoăn về tình trạng thừa cân của mình, hay gặp khó khăn vì chế độ ăn kiêng không hiệu quả, hãy thử đọc bài viết này nhé! Hello Bacsi ... [xem thêm]

Thần giao cách cảm là gì? 4 điều bí ẩn bạn chưa biết

(83)
Có bao giờ bạn gặp hai người hiểu nhau tới độ không cần mở lời cũng hiểu đối phương muốn nói gì? Nếu biết hiện tượng thần giao cách cảm là gì, ... [xem thêm]

Trào ngược acid có làm tim đập nhanh?

(26)
Các nguyên nhân thường gặp của chứng nhịp tim nhanh là stress, lo âu, dùng chất kích thích, sốt, thay đổi hormone, một số thuốc điều trị, mất nước, lượng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN