Tác hại của quả bơ khi bạn ăn quá nhiều

(3.77) - 17 đánh giá

Quả bơ được biết đến là một loại trái cây bổ dưỡng với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể gặp tác hại của quả bơ nếu ăn loại trái cây này quá nhiều đấy.

Bạn hãy cùng tìm hiểu ăn bơ có tốt không và những tác hại của quả bơ khi bạn ăn quá nhiều loại trái cây này nhé.

Ăn bơ có tốt không?

Nhiều người thường hay thắc mắc: “ăn bơ có tốt không?”. Thực tế, đây là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe nếu bạn ăn điều độ bởi có chứa 25 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. Dưới đây là những tác dụng của quả bơ với sức khỏe để bạn không bỏ lỡ nguồn dinh dưỡng này:

• Tốt cho thị giác: Bơ chứa lutein và zeaxanthin có tác dụng bảo vệ mắt khỏi bị oxy hóa, giúp hạn chế các tổn thương cho mắt, kể cả tia cực tím.

• Ngừa loãng xương: Vitamin K từ bơ sẽ hỗ trợ xương bạn chắc khỏe hơn do tăng hấp thụ canxi và giảm bài tiết canxi trong nước tiểu.

• Ngừa ung thư: Tác dụng của quả bơ có thể giúp bạn ngừa ung thư đại tràng, dạ dày, tá tràng và béo phì và bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, ung thư ruột già.

Để nhận được những tác dụng của quả bơ với sức khỏe, điều bạn cần lưu ý là chỉ ăn ở mức điều độ, không nên ăn quá nhiều để tránh những tác dụng phụ của quả bơ nhé.

Tác dụng phụ của bơ khi bạn ăn quá nhiều

Nếu tác dụng của quả bơ là tốt cho sức khỏe như vậy thì bạn ăn nhiều bơ có tốt không? Thực tế, nếu tiêu thụ loại quả này quá mức, bạn chẳng những không nhận được nhiều lợi ích sức khỏe hơn mà còn gặp phải những tác hại của quả bơ đấy!

Dưới đây là 9 tác hại của quả bơ khi bạn ăn quá nhiều để cân đối lượng bơ bổ sung hàng ngày đúng cách hơn nhé.

1. Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ

Bà bầu ăn bơ có thể cung cấp cho cơ thể axit folic, hỗ trợ chữa thiếu máu, cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa ốm nghén. Tuy nhiên, phụ nữ ăn nhiều bơ khi đang mang thai hoặc cho con bú sẽ làm giảm sản xuất sữa, thậm chí gây tổn thương cho tuyến vú. Nếu mẹ đang cho con bú tiêu thụ bơ với số lượng lớn thì cũng có nguy cơ khiến bé bị đau bụng.

2. Không tốt cho người quá mẫn cảm với bơ

Những người bị mẫn cảm nên tránh ăn nhiều bơ vì có thể gây ra phản ứng trên da hoặc khiến bạn nôn mửa. Các triệu chứng dị ứng trên da thường là nổi mề đay, ngứa, đỏ da hoặc chàm.

3. Tác hại của quả bơ gây nhiều tình trạng bệnh

Nhiều người ăn bơ gặp một số tác dụng phụ như cảm cúm, tê liệt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đau nửa đầu, sốt, buồn ngủ và hen suyễn.

4. Tác hại của quả bơ gây tổn thương gan

Một trong những tác hại của quả bơ khi bạn ăn nhiều là gây tổn thương gan. Người bị bệnh về gan nên tránh ăn bơ và các sản phẩm làm từ bơ. Đặc biệt, một số loại dầu quả bơ có chứa estragole và anethole làm tăng nguy cơ ung thư và tổn thương gan.

5. Làm giảm nồng độ cholesterol trong máu

Bơ giúp ích trong việc làm giảm nồng độ cholesterol. Tuy nhiên, nếu bạn ăn bơ quá nhiều thì hoạt chất beta – sitosterol sẽ hấp thụ các cholesterol cần thiết và làm tăng rủi ro thiếu hụt cholesterol tốt cho cơ thể.

6. Ăn nhiều bơ khiến bạn dễ bị tăng cân

Bơ là loại thực phẩm có hàm lượng calo cao nên khiến bạn dễ bị tăng cân khi tiêu thụ quá nhiều. Vì vậy, bạn nên tránh ăn chúng mỗi ngày nếu đang ăn kiêng để giảm cân.

7. Tác dụng phụ của bơ gây dị ứng miệng

Việc tiêu thụ bơ quá số lượng khuyến cáo sẽ khiến bạn bị dị ứng vùng miệng với các triệu chứng như ngứa miệng và sưng lưỡi.

8. Bơ làm giảm hiệu quả của thuốc chống viêm

Bạn tiêu thụ bơ với số lượng lớn sẽ làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chống viêm, gây ra tình trạng loãng máu.

9. Tác hại của quả bơ đối với đường tiêu hóa

Khi ăn nhiều bơ, bạn có thể bị đau bụng hoặc đôi khi bị kích ứng đường tiêu hóa làm cho cơ thể khó chịu.

Bên cạnh những lợi ích sức khỏe, quả bơ cũng có thể gây ra dị ứng và ảnh hưởng đến phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, bạn nên tiêu thụ bơ ở lượng vừa phải để tránh các tác hại ngoài ý muốn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cây áo choàng của quý bà là thảo dược gì?

(78)
Tên thông thường: Alchemilla, Alquimila, Alquimilla, Feuilles d’Alchémille, Frauenmantel, Frauenmantelkraut, Lady’s Mantle, Leontopodium, Lion’s Foot, Manteau de Notre-Dame, Manto de la ... [xem thêm]

Diindolylmethane

(10)
Tìm hiểu chungDiindolylmethane dùng để làm gì?Diindolylmethane được hình thành trong cơ thể từ các chất chứa trong các loại rau như cải bắp, bắp cải Brussels và ... [xem thêm]

Cây hoa bướm dại là thảo dược gì?

(93)
Tên thông thường: cây hoa bướm dạiTên khoa học: viola tricolorTìm hiểu chungCây hoa bướm dại dùng để làm gì?Cây hoa bướm dại là một loại thảo mộc, các ... [xem thêm]

Dược liệu thiên niên kiện có công dụng gì?

(51)
Tên thường gọi: Thiên niên kiệnTên gọi khác: Sơn thục, bao kim, ráy hương, sơn phục…Tên khoa học: Homalomena occulta (Lour) Schott.Họ: Ráy (Araceae)Tổng quan về ... [xem thêm]

Dâu Lingon là thảo dược gì?

(28)
Tên thông thường: Cowberry, Dry Ground Cranberry, Foxberry, Lingen, Lingenberry, Lingon, Lingonberry,…Tên khoa học : Vaccinium vitis-idaea EricaceaeTìm hiểu chungDâu Lingon dùng để ... [xem thêm]

Liên kiều là thảo dược gì?

(37)
Tìm hiểu chungLiên kiều dùng để làm gì?Liên kiều là một loại thảo dược trong đó quả được dùng làm thuốc. Liên kiều thường được sử dụng để giảm ... [xem thêm]

Cải trời là thảo dược gì?

(18)
Tên thông thường: Acrid Lettuce, Bitter Lettuce, German Lactucarium, Green Endive, Lactuca virosa, Lactucarium, Laitue Amère, Laitue à Opium, Laitue Sauvage, Laitue Scariole, Laitue Serriole, ... [xem thêm]

Rau khúc là thảo dược gì?

(90)
Tìm hiểu chungRau khúc dùng để làm gì?Rau khúc là một loại thảo mộc, các bộ phận phát triển trên mặt đất được sử dụng để làm thuốc.Rau khúc được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN