Khác với làn da của người lớn, da trẻ sơ sinh thường rất dễ bị tác động bởi các chất kích thích và dễ gặp những tổn thương như bị phát ban, chàm, rôm sảy. Thế nhưng, không ít các mẹ vẫn thắc mắc nguyên nhân khiến da bé nhạy cảm là gì để chữa trị cho con đúng cách hơn.
Nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh nhạy cảm
Da nhạy cảm của trẻ thường dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài như sản phẩm giặt giũ có chứa hóa chất trong quần áo bé, sản phẩm vệ sinh và chăm sóc da nhiều mùi hương nhân tạo, thời tiết nóng bức, quần áo vải len khó chịu… Bởi những tác nhân này, da bé có thể trở nên nhạy cảm hơn và dễ gặp các vấn đề về bệnh da liễu.
Dưới đây là những nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh nhạy cảm mà mẹ nên biết để chăm sóc làn da của con yêu đúng cách hơn.
1. Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh
Làn da chưa trưởng thành của bé sẽ khiến cho các chất kích ứng dễ hấp thụ qua da, khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương và làm làn da nhạy cảm hơn.
• Da bé có ít sợi đàn hồi hơn: Điều này khiến các chất kích ứng dễ đi qua da và làm da nhạy cảm.
• Lớp biểu bì mỏng manh: Lớp biểu bì (lóp ngoài cùng của da) mỏng hơn từ 3-5 lần so với người lớn và được tạo thành từ các tế bào nhỏ hơn nên làm tăng sự hấp thụ các chất kích thích khác vào cơ thể.
• Diện tích bề mặt da của bé lớn hơn: Diện tích bề mặt da của bé lớn hơn từ 3-5 lần so với người lớn xét theo cả trọng lượng cơ thể nên da sẽ dễ tập trung các chất gây kích ứng, dị ứng và vi khuẩn từ môi trường.
2. Ít có khả năng giữ được độ ẩm
Da trở sơ sinh thường khá khô nên rất dễ bị kích ứng bởi những tác nhân ngoài môi trường. Mặc dù trẻ lớn hơn (khoảng 8-24 tháng tuổi) phát triển làn da có độ ẩm tốt hơn so với người lớn nhưng mức độ ẩm lại giao động nhiều hơn nên da trẻ cũng có lúc rất khô.
Trong khi đó, tế bào da của người lớn có nhiều phân tử được xem là yếu tố giữ ẩm tự nhiên (NMF) nên giúp da hấp thụ nước tốt hơn, từ đó mà ít bị kích ứng hơn.
3. Độ pH tự nhiên dễ bị ảnh hưởng
Da trẻ sơ sinh có độ pH gần bằng trung tính sau khi sinh và khi lớn dần thì sẽ tăng thêm độ axit. Để làn da của bé khỏe mạnh hơn thì bạn cần nên đảm bảo được độ pH tự nhiên và cân bằng trên làn da bé.
Nhiều sản phẩm có chứa hóa chất và sản phẩm tạo bọt có tính kiềm có thể làm xáo trộn độ pH trên da bé và dễ gây kích ứng. Xà phòng kháng khuẩn và các sản phẩm có chứa cồn (ethanol hoặc rượu ethyl) cũng có thể phá vỡ độ pH của da và gây kích ứng da.
4. Da trẻ sơ sinh không có nhiều melanin
Melanin có thể giúp bảo vệ tế bào da khỏi tác hại bức xạ UVB và giảm nguy cơ ung thư da do hấp thụ ánh sáng hiệu quả và có thể làm tiêu tan hơn 99,9% tia UV hấp thụ.
Tuy nhiên, làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có chứa rất ít sắc tố này nên da bé dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời. Lớp ngoài mỏng của da bé cũng làm tăng nguy cơ hấp thụ tia cực tím quá mức.
5. Nhiệt độ cơ thể không duy trì ở mức ổn định
Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh thường không duy trì ở mức độ ổn định. Do đó, bạn cần chủ động về việc quản lý các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể của bé, đặc biệt là khi bé bị phát ban đỏ được kích hoạt bởi nhiệt. Trẻ sơ sinh cũng có ít tuyến mồ hôi hơn nên khó đổ mồ hôi để hạ nhiệt như người lớn.
Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm. Vì thế, bé luôn cần được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận để tránh được những yếu tố kích ứng xung quanh khiến bé bị đau, ngứa hoặc viêm…
6. Tiếp xúc với các yếu tố ngoài môi trường
• Điều kiện thời tiết: Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể khiến da bé bị kích ứng gây khô da.
• Kích ứng với sản phẩm tẩy rửa gia dụng: Da trẻ sơ sinh rất dễ bị kích ứng và nứt nẻ bởi các yếu tố như bột giặt quần áo, nước xả vải, hay chất ny-lon trong quần áo bé mặc.
• Kích ứng với sản phẩm chăm sóc da: Các sản phẩm Viêm da dị ứng có thể khiến cơ thể