Con bạn có đang trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt?

(4.03) - 34 đánh giá

Trong năm đầu đời của bé, sẽ có những giai đoạn mà bạn cảm thấy con đột ngột tăng cân, dài hơn rất nhiều và chu vi vòng đầu lớn thêm một cách thật ấn tượng. Lúc này, các chuyên gia gọi là giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt (growth spurts), thường xảy ra vào lúc con 2 tuần, 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng tuổi. Tùy cơ địa từng bé mà giai đoạn này kéo dài nhanh hay lâu. Một số bé chỉ đột ngột “lớn bổng như Thánh Gióng” trong 1-2 ngày, vài trẻ khác thì kéo dài cả tuần.

Khi đang trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt, con bạn sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng để phát triển, vì vậy bé sẽ có vẻ mau đói hơn so với bình thường. Trong giai đoạn này, bạn có thể nhận thấy rằng bé sẽ bú thường xuyên và bú lâu hơn, và có thể quấy khóc khi bú mẹ. Bé sẽ có thể vẫn cảm thấy đói sau khi bú sữa công thức, hoặc ăn nhiều hơn nếu bé đang ăn dặm. Tuy nhiên, miễn là bé nhìn chung vẫn khỏe mạnh thì những dấu hiệu này thường không có gì đáng lo ngại. Khi giai đoạn phát triển nhảy vọt của bé giảm dần, sức bú của bé sẽ trở lại bình thường.

Không phải em bé nào cũng đều bú nhiều hơn trong giai đoạn phát triển nhảy vọt, một số bé còn không có sự tăng trưởng đáng kể nào. Bạn đừng nên quan tâm quá nhiều đến cách bé tăng trưởng trong giai đoạn ấy, miễn là con vẫn vui khỏe và tăng cân đều đặn là được.

Có nên đổi cách cho em bé bú trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt?

Nếu bạn đang cho con bú, bạn nên cho bé bú khi nào bé muốn, và cho bé bú ngay khi bé trông có vẻ đói. Trong thời gian phát triển nhảy vọt, bé sẽ bú rất thường xuyên, có thể lên đến 18 lần trong vòng 24 giờ. Bé càng bú nhiều thì sữa của bạn sẽ tiết ra nhiều hơn và sẽ điều chỉnh theo nhu cầu của bé sau một hoặc hai ngày.

Bạn cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi nếu có thể. Cho con bú trong thời gian bé phát triển nhảy vọt có thể rất mệt mỏi vậy nên bạn hãy cố gắng dành thời gian để ngủ, nghỉ và ăn uống đầy đủ nhé. Bạn cũng có thể thử các tư thế cho bú khác nhau. Cho bé bú lâu có thể khiến cả hai mẹ con đều không được thoải mái. Để tránh bị căng cơ, bạn hãy cho bé bú trong khi nằm, hoặc ngả lưng trên ghế.

Nếu bạn đang cho bé bú sữa công thức, bạn không cần phải thay đổi nhiều gì cả. Hãy đảm bảo rằng bạn cho bé uống đủ lượng sữa hằng ngày theo cân nặng của bé. Ngoài ra, bạn nên lưu ý không pha sữa quá đặc hoặc quá loãng. Điều này sẽ không tốt cho bé. Bạn cũng không nên cho bé bú quá nhiều. Nếu bạn chỉ cho bé bú thêm sữa khoảng một hoặc hai ngày thôi thì được, nhưng nếu bạn cho bé nhiều hơn lượng sữa cần thiết, bé có thể sẽ bị thừa cân đấy.

Đối với bé dưới sáu tháng tuổi, cho dù bé có vẻ còn đói sau khi bú, bạn không cần phải cho bé ăn dặm do sữa mẹ hoặc sữa ngoài đều có chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà bé cần. Nếu bạn muốn bắt đầu cho bé ăn dặm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước bạn nhé.

Làm thế nào để biết bé đã bú đủ ở giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt?

Đôi lúc, bé bú thường xuyên cũng có nghĩa là bé chưa bú đủ. Một số dấu hiệu khác cho thấy bé chưa bú đủ là: bé có vẻ bơ phờ và chỉ thay ít hơn sáu tã một ngày (nếu bé lớn hơn năm ngày tuổi). Da bé sẽ trông vàng hơn và không đàn hồi nhanh khi bạn véo nhẹ vào da bé. Bé sẽ không tăng cân, hoặc chỉ tăng được một chút.

Nếu bạn nhìn thấy bất kỳ dấu hiệu nào trên đây, hãy mang bé đến gặp bác sĩ để được nhận tư vấn và hỗ trợ nhé.

Bạn cũng có thể kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề nào có ảnh hưởng lớn đến cách bé bú không. Nếu bạn đang cho con bú, hãy kiểm tra xem bé có ngậm vú tốt không và hãy cho bé bú bất cứ khi nào bé đói. Điều này cũng sẽ giúp cung cấp đủ lượng sữa bé cần.

Nếu bạn đang cho bú sữa công thức, hãy kiểm tra xem bạn có đang pha sữa đúng liều lượng hay không. Pha quá nhiều nước sẽ khiến cho sữa của bé bị lỏng và có thể làm giảm đi các chất dinh dưỡng.

Nếu con bạn không bú đủ sữa, đừng quá lo lắng. Hãy đưa con đến bác sĩ để cùng tìm ra giải pháp hợp lý để đảm bảo bé có đủ dinh dưỡng cần thiết nhé.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • 12 siêu thực phẩm phụ nữ cho con bú không thể bỏ qua
  • Bú sữa mẹ chưa được xem trọng ở Việt Nam

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác hại của thuốc lá đến sức khỏe – bạn đã biết?

(11)
Bạn thường nghe “hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” nhưng cụ thể tác hại của thuốc lá đến sức khỏe con người như thế nào?Theo Trung tâm kiểm soát và ... [xem thêm]

Dinh dưỡng, lối sống và tập luyện hiệu quả cho người bị bệnh hen suyễn

(56)
Đối với những người bị bệnh hen suyễn, ăn uống tốt, tập thể dục điều độ và sống lành mạnh sẽ làm giảm các triệu chứng hen và nâng cao chất ... [xem thêm]

Thai 42 tuần chưa sinh: Mẹ bầu đừng quá lo lắng

(51)
Thai 42 tuần chưa sinh tương đương với việc em bé đã ở trong bụng mẹ được khoảng 9 tháng và vẫn đang tiếp tục phát triển. Nếu bạn đang mang thai ở tuần ... [xem thêm]

Khám phụ khoa lần đầu

(99)
Khi nào nên đi khám phụ khoa lần đầu tiên? Bác sĩ Sản phụ khoa là những bác sĩ chuyên về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Nên đi khám phụ khoa lần đầu từ ... [xem thêm]

21 công thức làm sinh tố protein cực nhanh

(49)
Nếu bạn đã ngán uống những loại sữa protein đơn điệu, hãy thử ngay công thức làm sinh tố protein thơm ngon hấp dẫn, bổ sung protein cần thiết giúp bạn tăng ... [xem thêm]

6 nguyên liệu đắp mặt nạ phổ biến bạn nên cẩn thận

(87)
Trước khi chọn nguyên liệu đắp mặt nạ, bạn nên hiểu rõ về các thành phần bên trong để tránh những nguy cơ làm tổn thương làn da mong manh.Bạn có thể ... [xem thêm]

Kiểm soát mãn dục nam: Bạn hoàn toàn có thể

(89)
Ý thức kiểm soát mãn dục nam cần bắt đầu ngay từ khi còn trẻ bởi nó không xảy ra đột ngột ở tuổi trung niên. Dấu hiện mãn dục nam có thể biểu hiện ... [xem thêm]

Vì sao sữa cuối lại quan trọng với trẻ sơ sinh?

(79)
Khi bé mới bú, sữa mẹ tiết ra lúc này gọi là sữa đầu. Sữa đầu có lượng sữa nhiều nhưng lại ít chất béo. Còn sữa bé bú vào giai đoạn gần cuối gọi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN