Bạn đã biết đến tuyệt chiêu trị sẹo mụn bằng nha đam?

(3.61) - 63 đánh giá

Nha đam (hay còn được gọi là lô hội) là một loại cây đã được ứng dụng trong lĩnh vực y tế qua hàng ngàn năm, cụ thể là để làm dịu kích ứng da và vết thương. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách dùng nha đam trị sẹo sao cho đúng, hậu quả là da bị dị ứng, nổi mẩn ngứa khó chịu. Bài viết sau giới thiệu cho bạn những thông tin nghiên cứu về công dụng của nha đam đối với làn da, cũng như các bí quyết trị sẹo mụn bằng nha đam an toàn và hiệu quả.

Nha đam giúp ngăn ngừa sự hình thành của sẹo mụn

Những nghiên cứu cho thấy rằng, nha đam có tác dụng đặc biệt lên sẹo do bỏng và phẫu thuật. Thêm vào đó, loại thực vật này còn là một ứng viên tiềm năng trong việc “xóa sổ” sẹo do mụn gây nên. Hiệu quả các phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào “độ tuổi” của sẹo mụn, sẹo càng lâu năm càng khó chữa trị. Nhưng may mắn rằng, một số bằng chứng khoa học cho thấy nha đam có khả năng làm mờ các vết sẹo đã tồn tại trên da trong thời gian dài.

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy những công dụng của nha đam lên các vết sẹo mụn bao gồm:

Đẩy mạnh phản ứng miễn dịch: Một bài báo được công bố trên International Journal of Natural Therapy vào năm 2009 báo cáo rằng nha đam làm tăng phản ứng của hệ miễn dịch đối với tình trạng viêm nhiễm. Do đó, nó có thể làm giảm sự xuất hiện của sẹo mụn.

Tăng cường sự sản xuất collagen và elastin: Những sợi này có trách nhiệm “sửa chữa” các vùng da bị tổn thương. Dùng nha đam thoa lên da có thể giúp kích thích sản xuất hợp chất collagen, theo Iranian Journal of Medical Sciences. Bên cạnh đó, việc tăng cường sản sinh các sợi collagen và elastin cũng góp phần giảm những dấu hiệu lão hóa da.

Giảm viêm: Thoa nha đam lên những vùng da bị tổn thương có thể giúp giảm viêm – nguyên nhân gây ra sẹo mụn, dựa trên công bố của Pharmacognosy Review.

Nha đam giúp làm mờ vết sẹo, thâm mụn

Một nghiên cứu năm 2018 phát hiện ra rằng, hợp chất trong nha đam tên là aloesin có thể giúp giảm sắc tố ở vết sẹo do mụn gây nên. Aloesin giúp giảm sự sản xuất melanin quá mức – nguyên nhân khiến thâm mụn xuất hiện.

Các tác giả đã thực hiện thí nghiệm thoa hỗn hợp nha đam và arbutin lên da 4 lần/ngày trong 15 ngày để tìm ra tác dụng làm mờ thâm. Kết quả cho thấy, khi hai hợp chất này kết hợp với nhau sẽ mang đến tác dụng làm mờ sẹo, thâm hiệu quả hơn so với khi sử dụng riêng lẻ.

Mất bao lâu để nha đam có thể làm mờ sẹo, thâm?

Quá trình hình thành sẹo mụn gồm có 3 bước:

1. Ổ viêm được hình thành: Khi một vùng da bị hư hại, việc đầu tiên nó làm là phản ứng lại tổn thương bằng cách thắt chặt các mạch máu để hạn chế lưu lượng máu đến khu vực này. Hiệu ứng này kích thích cơ thể sản xuất melanin và khiến các vùng da bị tối màu. Sau đó, ổ viêm ở vết thương biến thành vùng bị sẹo.

2. Sẹo được hình thành: Da thay thế các mô bị tổn thương và tạo ra các mạch máu nhỏ mới. Collagen được sản sinh trong khoảng 3-5 ngày sau khi vết thương xuất hiện. Trong khi làn da khỏe mạnh có khoảng 20% sợi collagen loại I thì da bị sẹo mụn có đến 80% loại collagen này.

3. Hình thành bề mặt vết thương: Mất cân bằng trong protein có thể tạo ra các mô dư thừa trên bề mặt da, gây ra sẹo lồi, sẹo phì đại. Khi hệ thống collagen và elastin bị đứt gãy nghiêm trọng, phần da tổn thương không được lấp đầy như cũ, sẹo lõm sẽ xuất hiện.

Thật không may, quá trình hình thành sẹo lại diễn ra nhanh hơn so với quá trình điều trị sẹo vì chu kỳ tái tạo tế bào da diễn ra trong 28 ngày (tùy thuộc vào độ tuổi). Do đó, bạn thường phải sử dụng những hợp chất như nha đam 2 lần/ngày (hoặc nhiều hơn) trong vòng từ vài tuần cho đến vài tháng để có thể thấy được hiệu quả làm mờ sẹo.

Cách trị sẹo mụn bằng nha đam an toàn, hiệu quả

Bạn có thể kết hợp nha đam vào chu trình chăm sóc da hàng ngày cho cả vùng mặt và cơ thể. Các bước thực hiện:

1. Làm sạch da với sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm.

2. Thoa sản phẩm dưỡng da dạng gel hoặc dạng kem có chứa nha đam lên vùng da cần điều trị. Bạn có thể chỉ sử dụng trên những đốm sẹo mụn hoặc thoa lên toàn bộ vùng da xung quanh.

3. Tiếp tục các bước dưỡng da sau đó như bình thường.

Những sản phẩm nha đam thường được sử dụng để trị sẹo mụn

Bạn có thể dùng lá nha đam tươi, ép lấy phần thịt bên trong lá và thoa lên vùng da bị sẹo, thâm. Có nhiều công thức kết hợp giữa loại thực vật này và những thành phần thiên nhiên khác để loại bỏ sẹo và thâm do mụn gây nên.

Hoặc bạn có thể tìm mua những sản phẩm dưỡng da có chứa nha đam tại các cửa hàng mỹ phẩm và trang web trực tuyến. Tuy nhiên, bạn nên xem bảng thành phần kỹ lưỡng để có thể chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.

Chú ý các nhãn:

♦ Fragrance-free: không hương liệu

♦ Non comedogenic: không có chất làm tắc nghẽn lỗ chân lông

♦ Suitable for face and body: phù hợp với da mặt và cơ thể

Một số sản phẩm từ nha đam có chứa chất gây tê để làm giảm cảm bỏng rát khi da bị cháy nắng. Chúng không thích hợp để dùng cho da mặt. Vì vậy, hãy tìm kiếm các sản phẩm có nhãn: 100 percent pure aloe vera gel – 100% gel nha đam tinh khiết.

Trị sẹo mụn bằng nha đam và cây phỉ (witch hazel)

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về công dụng trị sẹo mụn từ hỗn hợp nha đam và tinh chất cây phỉ. Đây là hợp chất được chiết xuất từ hoa, lá, hạt của cây phỉ, có thuộc tính nổi trội trong việc làm dịu da và sát khuẩn nhẹ. Tinh chất này thường được ứng dụng để làm giảm sưng, viêm, se khít lỗ chân lông và làm sạch da.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng hợp chất này thực sự có tác dụng trong việc điều trị sẹo do mụn gây nên. Chúng thường có hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá nhờ khả năng làm giảm tiết dầu trên da.

Một số người gặp phải tình trạng kích ứng khi sử dụng chiết xuất cây phỉ, tình trạng thường gặp nhất là da bị khô, bong tróc và châm chích. Do đó, một số chuyên gia da liễu không khuyến khích dùng tinh chất cây phỉ để điều trị sẹo mụn.

Thảo My/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các nguyên nhân có thể làm bạn đau ngực phải

(14)
Đau ngực phải thường ít được nói đến hơn đau ngực trái, nhưng cũng là triệu chứng thường gặp. Tức ngực phải hiếm khi liên quan đến các bệnh lý tim ... [xem thêm]

10 cách chăm sóc “cậu bé” các đấng mày râu nên biết

(12)
Khi chăm sóc “cậu bé” đúng cách, bạn không những sung mãn khi bước vào cuộc yêu mà còn đảm bảo sức khỏe cho bản thân nữa đấy!“Cậu bé” (dương ... [xem thêm]

Yếu tố nguy cơ của bệnh đa hồng cầu

(17)
Đa hồng cầu (PV) là một căn bệnh về máu khiến cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu. Hệ quả là máu của bạn trở nên quá đặc, kéo theo hàng loạt ... [xem thêm]

Không thể bỏ qua 6 lợi ích của thanh long với bà bầu

(19)
Lợi ích của thanh long với bà bầu khi bạn ăn loại quả này trong thời gian mang thai gồm cung cấp thêm vitamin C, ngừa dị tật bẩm sinh và đẩy lùi chứng táo ... [xem thêm]

Ăn gì tốt cho bệnh thoái hoá khớp gối?

(81)
Đối với một số người bị thoái hóa khớp gối, việc kiểm soát bệnh có thể rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu chỉ cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng trong chế ... [xem thêm]

Bệnh ghép chống chủ: Con dao hai lưỡi đến từ ghép tủy

(75)
Bệnh ghép chống chủ là một trong những biến chứng phổ biến của ghép tủy. Chúng có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư tái phát, nhưng cũng có khả năng đe dọa ... [xem thêm]

Chồng không muốn có con, trăn trở không biết tỏ cùng ai

(64)
Chồng không muốn có con trong khi bạn rất muốn tình yêu đơm hoa kết trái bằng sự diện diện của một thiên thần nhỏ. Những chia sẻ sau sẽ giúp bạn giải ... [xem thêm]

Khi nào nên cho bé ăn các sản phẩm làm từ sữa?

(85)
Các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, sữa bò, phô mai mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe trẻ em. Tùy thuộc vào từng loại thức ăn và độ tuổi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN