Bệnh lupus có thể gây đột quỵ không?

(4.02) - 42 đánh giá

Bệnh lupus là gì?

Bệnh lupus là một bệnh lý phức tạp có thể ảnh hưởng đến cả đàn ông và phụ nữ tuổi trưởng thành. Nó là một bệnh lý mạn tính diễn tiến thay đổi, có nghĩa là bệnh kéo dài nhiều năm và có thể bùng phát hoặc ổn định trong thời gian dài.

Bệnh lupus là một rối loạn tự miễn dịch khởi phát khi hệ miễn dịch cơ thể tấn công một số mô của chính nó. Những người bị lupus có thể có nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau của cơ thể, bao gồm các khớp, cơ, các cơ quan tiêu hóa, tim, dây thần kinh và não.

Bệnh lupus gây ra các triệu chứng về thần kinh như đột quỵ giả và một số người bị bệnh lupus có thể tăng nguy cơ đột quỵ. Nói chung, bệnh lupus có thể kiểm soát được, và nếu bạn đang sống chung với lupus, bạn có thể sẽ biết được rất nhiều điều về chăm sóc sức khỏe cho mình tốt hơn.

Bệnh lupus có mang nguy cơ của bệnh đột quỵ không?

Có rất nhiều các nghiên cứu khoa học khác nhau suốt các năm đã lặp lại một kết quả rằng có sự gia tăng bệnh suất đột quỵ ở những người sống chung với bệnh lupus.

Hơn một nửa số người sống chung với bệnh lupus phải bị đột quỵ vài lần và đột quỵ được chú ý tới như một nguyên nhân tử vong trong 20-30% người mắc bệnh lupus.

Vì vậy, quan trọng là bạn phải biết làm cách nào để nhận ra đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) nếu bạn sống cùng bệnh lupus. Vì mọi người không giữ được khả năng giao tiếp khi bị đột quỵ hoặc TIA, bạn nên biết nhận ra được một cơn đột quỵ nếu bạn sống cùng với người bị bệnh lupus.

Tại sao lại có sự liên kết giữa bệnh lupus và đột quỵ?

Lupus làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, là bệnh lý của lớp áo trong các mạch máu, là chìa khóa của tiền đột quỵ.

Viêm, dấu hiệu cơ bản của bệnh lupus, đóng vai trò lâu dài trong các giai đoạn của đột quỵ. Những bệnh nhân mắc bệnh lupus có khuynh hướng mắc các bệnh về tim cao hơn bình thường, là một trong những nguyên nhân chính gây ra đột quỵ. Hơn thế nữa, thuốc điều trị được dùng để chữa bệnh lupus, như là steroids, có thể làm tăng các yếu tố nguy cơ đột quỵ, như đái tháo đường, tăng huyết áp và cholesterol cao.

Bạn có thể dự đoán được đột quỵ khi bạn mắc bệnh Lupus không?

Nghiên cứu cẩn thận có thể không hàm chứa hết những điểm quan trọng với bệnh nhân lupus có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn và thời điểm đột quỵ. Những bệnh nhân đang sống chung với bệnh lupus kèm theo tăng huyết áp, nồng độ lipid cao và bệnh tim, hay bệnh lý thần kinh (không nhất thiết là đột quỵ) thường có xu hướng mắc bệnh đột quỵ hơn so với những người mắc bệnh lupus nhưng không kèm những rối loạn này.

Một loại xét nghiệm máu khác được sử dụng để phân tích vài protein nhất định được gọi là kháng thể, có thể tăng ở những bệnh nhân lupus. Một phép đo nồng độ kháng thể cao trong máu là một cách dự đoán khác về nguy cơ đột quỵ tăng cao ở những người mắc bệnh lupus.

Biết được những yếu tố dự đoán đột quỵ này, các bác sĩ có thể làm việc cùng bạn để giúp kiểm soát những vấn đề này để làm giảm nguy cơ đột quỵ khi bạn có bệnh lupus.

Liệu phẫu thuật chữa bệnh lupus có gây đột quỵ?

Phẫu thuật là một nguy cơ gây đột quỵ khác cho bệnh nhân lupus, đặc biệt là những người phải nhập viện gần đây để chữa trị bệnh lupus. Thỉnh thoảng, phẫu thuật là cách tốt nhất để có thể chữa trị các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, vì nhập viện do lupus trong thời gian gần có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ sau phẫu thuật, điều quan trọng là bạn phải sắp xếp các phẫu thuật không cấp cứu, những phẫu thuật không cấp thiết hay phẫu thuật thẩm mĩ vào thời điểm bệnh lupus ít hoạt động – kể cả khi bạn cần lên lịch làm thủ thuật lại nếu bạn thấy bệnh lupus bùng phát.

Bạn nên nhớ điều gì?

Sống với bệnh lupus thật không dễ dàng. Đột quỵ là một trong những biến chứng mà người mắc bệnh lupus có thể gặp phải. Hiểu về nguy cơ mắc bệnh đột quỵ của chính mình, và làm việc với bác sĩ để làm giảm nguy cơ ấy, là một phần rất quan trọng để chăm lo cho sức khỏe của bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quan hệ tình dục có liên quan gì đến chứng đau nửa đầu?

(99)
Nếu bị đau nửa đầu do quan hệ tình dục, thường sẽ không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên trong vài trường hợp, chứng đau đầu sau khi quan hệ lại là dấu ... [xem thêm]

Thuốc ho và những điều bạn cần biết

(31)
Để điều trị ho, thuốc ho thường là lựa chọn đầu tiên của nhiều người. Có rất nhiều dạng thuốc ho trên thị trường. Tùy vào tình trạng mỗi người ... [xem thêm]

3 bài tập giảm đau thần kinh tọa trong vài phút

(39)
Đau thần kinh tọa thường gây ra những cơn đau khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật. Vậy đâu là cách điều trị đau thần kinh ... [xem thêm]

Hoang tưởng, tâm thần phân liệt và những điều bạn cần biết

(78)
Một người mắc bệnh tâm thần phân liệt có xu hướng gặp ảo tưởng. Tình trạng này kéo dài có thể phát triển thành chứng hoang tưởng. Những ảo tưởng ... [xem thêm]

Cách điều trị bệnh đau lưng ở nam giới

(57)
Các đấng mày râu thường thích chơi thể thao, làm các công việc nặng và mang vác đồ đạc nên rất dễ bị đau lưng. Nghiêm trọng hơn, bệnh đau lưng ở nam ... [xem thêm]

Làm gì để giảm ngứa do bệnh tổ đỉa?

(38)
Bệnh tổ đỉa, hay chàm tổ đỉa, là một bệnh da liễu với biểu hiện đặc trưng là nổi mụn nước trên lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay. Mụn rộp thường ... [xem thêm]

5 thói quen giúp gắn kết gia đình giữa bố mẹ và con cái

(90)
Muốn hình thành bất kỳ mối quan hệ tốt đẹp nào, bạn cần có thời gian để xây dựng. Tương tự vậy, muốn gắn kết gia đình, tạo sợi dây liên kết với ... [xem thêm]

Cách xác định hình dạng khuôn mặt chưa đầy 30 giây

(51)
Mỗi người đều có một dạng khuôn mặt khác nhau. Hiểu rõ mặt mình thuộc dạng nào sẽ giúp bạn lựa chọn phong cách từ kiểu tóc đến kiểu trang điểm phù ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN