Phát hiện sớm bệnh cứng lưỡi ở trẻ để can thiệp kịp thời

(4.33) - 99 đánh giá

Đôi khi nguyên nhân khiến con yêu bú kém không phải xuất phát từ người mẹ mà bé đang mắc phải tình trạng gọi là bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ. Điều quan trọng là bạn sớm nhận ra các dấu hiệu để can thiệp kịp thời.

Cho con bú đôi khi là cả một cuộc chiến với không ít chị em phụ nữ. Khi bé quấy khóc vì đói, mẹ có thể căng thẳng, lo âu và dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không thể bú mẹ được, một trong số đó là bệnh cứng lưỡi.

1. Bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ khá thường gặp nhưng lại dễ bị bỏ qua. Khoảng 4% trẻ mới sinh mắc phải bệnh này nhưng thường không được chẩn đoán sớm. Kết quả là bé sẽ bị cứng lưỡi nếu da dưới lưỡi ngắn hay kéo dài quá mức. Nếu không được phát hiện và điều trị, cứng lưỡi có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

2. Nguyên nhân của bệnh cứng lưỡi

Nguyên nhân thực sự của bệnh vẫn chưa được biết rõ nhưng tình trạng này thường do di truyền. Vì thế, gen có thể đóng vai trò quan trọng và bạn nên lưu ý nếu có trẻ nào trong gia đình mắc phải bệnh này.

3. Triệu chứng bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ

Nếu gặp khó khăn khi cho con bú, bạn nên đưa bé đi khám để xác định tình trạng này. Trẻ mắc bệnh cứng lưỡi có thể có biểu hiện sau:

  • Kích thích và quấy khóc
  • Khó ngậm vú mẹ
  • Không tăng cân hay sụt cân
  • Do khó bắt vú nên bé thường sẽ cắn núm vú mẹ khiến mẹ bị đau.

Nếu không được điều trị, cứng lưỡi sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Trẻ mắc bệnh cứng lưỡi khi lớn sẽ có những triệu chứng sau:

  • Thay đổi cấu trúc răng và mặt
  • Khó khăn khi ăn
  • Vấn đề về tiêu hóa
  • Chậm nói
  • Khó khăn với những hoạt động cần lưỡi như liếm kem.

Bên cạnh đó, khi kiểm tra toàn diện, bé sẽ biểu hiện:

  • Không thể đưa lưỡi qua môi
  • Không thể dùng lưỡi chạm vòm miệng
  • Đầu lưỡi hình vuông hay phẳng
  • Đầu lưỡi có hình khía hay hình trái tim.

4. Bệnh cứng lưỡi và cho con bú

Vấn đề nghiêm trọng của bệnh cứng lưỡi là khó khăn trong việc bú mẹ. Dĩ nhiên, người mẹ nào cũng nắm rõ về những lợi ích của việc bú mẹ không chỉ giúp trẻ sơ sinh khỏe mạnh mà còn là cách gắn kết giữa mẹ và bé.

Em bé bị cứng lưỡi sẽ không nhận được những ích lợi trên và khiến quá trình bú sữa mẹ trở nên mệt mỏi cho đến khi người mẹ phát hiện được bệnh này và chữa trị cho bé.

5. Điều trị bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ

Tin tốt là có nhiều trường hợp mắc bệnh cứng lưỡi sẽ tự khỏi trong 6 tuần đầu sau khi sinh. Nhiều em bé khác có thể sống bình thường với bệnh này nhưng vẫn có những trường hợp trẻ cần đến sự can thiệp của y khoa.

  • Phẫu thuật cắt bỏ hãm lưỡi (là dây chằng nối từ sàn miệng đến phía dưới lưỡi) có thể chữa được bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ sau khi đã xác định được bé mắc bệnh.
  • Tuổi không phải là vấn đề với quá trình phẫu thuật, bé mới 7 tuần tuổi hay 17 tuổi đều có thể phẫu thuật.
  • Phẫu thuật khá an toàn và hiệu quả. Bạn vẫn còn sự lựa chọn khác là phẫu thuật tạo hình hãm lưỡi, giúp giải phóng lưỡi bé nhưng phẫu thuật cắt bỏ hãm lưỡi có thể thực hiện mà không cần gây mê.
  • Vấn đề của những phẫu thuật này là 1/3 trẻ cần phải tái phẫu thuật để phục hồi hoàn toàn.

Bệnh cứng lưỡi không phải là bệnh nguy hiểm nhưng có thể khiến quá trình phát triển mặt của trẻ bị trì hoãn. Nếu nghi ngờ trẻ bị cứng lưỡi, hãy đưa bé đi khám để điều trị kịp thời nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về phẫu thuật biến dạng ngón chân cái?

(29)
Ngón chân của bạn có dấu hiệu đau nhức, biến dạng và thậm chí có máu tụ dưới móng? Bạn có thể đang bị gãy xương ngón chân. Đọc ngay bài viết sau để ... [xem thêm]

Thai nhi 15 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(93)
Sự phát triển của thai nhi 15 tuần tuổiThai nhi 15 tuần phát triển như thế nào?Thai nhi 15 tuần giờ đây có kích thước của một quả táo, nặng khoảng 75g và ... [xem thêm]

Mách nhỏ bạn bí kíp “vàng” đánh bay mụn

(36)
Mụn trứng cá thuộc loại bệnh da liễu rất thường gặp và có thể để lại sẹo sau khi lành lại. Sẹo khiến da trở nên xấu đi và mất vẻ mịn màng tự ... [xem thêm]

6 cuốn sách cho bà bầu: Người bạn đồng hành không thể bỏ qua

(30)
Mang thai và nuôi dạy con là một hành trình khó khăn, đặc biệt là bạn mang thai lần đầu. Vì vậy, bạn hãy trang bị cho mình một cuốn sách cho bà bầu đặt ở ... [xem thêm]

Cơ thể phụ nữ: Nhiều bí ẩn và đầy thú vị

(38)
So với cánh đàn ông, phụ nữ sở hữu một “khả năng phi thường” là mang thai và sinh nở, nhưng mặt khác vẫn còn rất nhiều điều thú vị về cơ thể phụ ... [xem thêm]

Cholesterol trong chế độ dinh dưỡng của bé

(96)
Các bác sĩ thường khuyến cáo mọi người không nên để chỉ số cholesterol trong máu tăng quá cao vì nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. ... [xem thêm]

Một số bài tập thở cho người bệnh COPD bạn nên biết

(31)
Bệnh COPD hay còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra các tình trạng khó khăn khi thở và có thể xấu dần đi theo thời gian. Tuy nhiên, bạn có thể ... [xem thêm]

Xỏ khuyên trên cơ thể

(68)
Xỏ khuyên trên cơ thể là gì? Xỏ khuyên trên cơ thể là mở một chiếc lỗ trên da hay xuyên qua cơ thể người để có thể đeo đồ trang sức vào đó. Có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN