Cơ thể bạn thay đổi thế nào khi ăn kiêng sản phẩm từ bơ sữa?

(4.19) - 67 đánh giá

Các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, sữa bò, phô mai mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe trẻ em. Tùy thuộc vào từng loại thức ăn và độ tuổi của trẻ để bạn cho trẻ ăn một cách thích hợp.

Khi nào tôi có thể cho bé ăn sữa chua, phô mai và sữa bò? Con tôi có bị dị ứng với sữa không? Tôi có thể thay sữa công thức bằng sữa bò không? Tôi có thể sử dụng thực phẩm làm từ sữa để cai sữa cho bé không? Đây là những băn khoăn hàng đầu của các bà mẹ khi cho bé cưng nhà mình sử dụng các thực phẩm làm từ sữa. Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé.

Khi nào bạn nên bắt đầu cho bé ăn các sản phẩm làm từ sữa?

  • Sữa bò/sữa nguyên kem
  • Sữa bò không được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng vì nó có thể dẫn đến thiếu sắt, mất nước và dị ứng. Bạn có thể bắt đầu cho bé dùng sữa nguyên kem sau khi bé được 1 tuổi. Hàm lượng chất béo cao trong sữa nguyên kem giúp bé phát triển trí não. Khi bé được 2 tuổi, bạn có thể cho bé dùng sữa ít béo. Sữa bò có chứa canxi và rất giàu vitamin D, cả hai đều cần thiết cho sự phát triển của xương và răng.

  • Sữa chua
  • Bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn sữa chua khi bé 8 tháng, miễn là trong gia đình không có ai bị dị ứng. Sữa chua cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng (protein, chất béo, canxi, kali…) và rất dễ tiêu hóa. Ngoài ra, sữa chua cũng rất giàu vitamin D. Bạn nên cho bé ăn sữa chua nguyên chất thay vì sữa chua ít béo, để bé có lượng chất béo cần thiết.

    Cho bé dùng sữa chua được làm ngọt tự nhiên thay vì những chất làm ngọt nhân tạo. Nếu bé không dung nạp lactose hoặc dị ứng với sữa, chàm hoặc bệnh suyễn, bạn cần phải đợi một thời gian dài hoặc kiểm tra với bác sĩ nhi khoa.

    Một khi bạn xác nhận rằng bé không bị dị ứng với sữa chua, bạn có thể thử những cách kết hợp sau để làm cho món sữa chua trở nên thú vị hơn:

    • Sữa chua với trái cây hoặc rau
    • Sữa chua với chuối
    • Sữa chua với táo
    • Khoai lang trộn với sữa chua
    • Cà rốt luộc và nghiền nhuyễn với sữa chua
    • Sinh tố sữa chua.
  • Phô mai
  • Nếu bạn cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức và không bị dị ứng với sữa, bạn có thể cho bé ăn phô mai sau 8 tháng tuổi. Xé nhỏ hoặc nghiền nhuyễn phô mai và quết lên bánh mì, rau hay thịt. Bạn cũng có thể cho bé dùng khoai lang với phô mai.

    Chế độ ăn uống của trẻ nên bao gồm các sản phẩm làm từ sữa để đáp ứng đủ các nhu cầu về calorie của cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé dùng quá nhiều.

    Nên cho bé ăn bao nhiêu các sản phẩm làm từ sữa?

    Lúc mới bắt đầu, cho bé ăn với một lượng nhỏ, sau đó tăng dần.

    • Sữa nguyên kem – không nhiều hơn 700ml: cho bé uống trong 2 năm đầu đời
    • Sữa chua – khoảng 250ml: phải mất một khoảng thời gian, bé mới có thể thích món ăn này nhưng đừng ngưng cho bé ăn khi bé không chịu ăn.
    • Phô mai – 15g: quan sát khi bé ăn để tránh bị mắc nghẹn.

    Nếu bé gặp khó khăn trong việc uống sữa nguyên kem, bạn có thể cho bé ăn sữa chua và phô mai. Tuy nhiên, bạn không nên thay sữa mẹ hoặc sữa công thức bằng sữa bò.

    Tại sao không nên thay thế sữa mẹ/sữa công thức bằng sữa bò?

    Bạn không nên thay sữa mẹ/sữa bột bằng sữa bò hoặc cho bé dưới 1 tuổi uống sữa bò vì những lý do sau:

    • Sữa bò không có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, kẽm và vitamin E như sữa mẹ và sữa công thức.
    • Sữa bò có hàm lượng chất sắt thấp. Do đó, bé dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt nếu bé uống sữa bò từ 4 đến 6 tháng tuổi.
    • Hàm lượng các chất dinh dưỡng như protein và casein cao khiến bé đi tiểu nhiều, dẫn đến mất nước.
    • Bé dễ bị dị ứng sữa trong năm đầu tiên.

    Tuy nhiên, bạn có thể trộn ngũ cốc với sữa bò hoặc dùng sữa bò để chế biến món ăn. Khi bạn nấu thức ăn chung với sữa, các protein sẽ bị phân hủy. Do đó, sữa bò an toàn cho trẻ trên 8 tháng tuổi.

    Khi bé 1 tuổi, bạn có thể cho bé uống sữa bò cùng với những món ăn rắn khác như rau, trái cây và thức ăn bốc.

    Dị ứng sữa

    Nếu gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng với sữa hoặc hội chứng không dung nạp lactose thì bạn không nên cho trẻ bú sữa dưới bất kỳ hình thức nào cho đến khi bé được 1 tuổi.

    Nếu không có tiền sử bị dị ứng sữa, bạn có thể thử phương pháp chờ ba ngày sau khi cho bé ăn thực phẩm làm từ sữa và không cho trẻ ăn những thực phẩm mới trong ba ngày đó. Bằng cách này, bạn sẽ biết được bé có bị dị ứng sữa hay không.

    Một số triệu chứng dị ứng thường là:

    • Xuất hiện các mảng đỏ ngứa
    • Sưng môi hoặc mắt
    • Nôn mửa trong vòng hai giờ sau khi ăn thực phẩm mới

    Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn hãy ngừng cho bé ăn thức ăn mới và kiểm tra ngay với bác sĩ.

    Những điều cần ghi nhớ

    Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà bạn cần biết trước khi cho bé ăn các sản phẩm làm từ sữa:

    • Hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho bé ăn.
    • Trẻ dị ứng với các sản phẩm làm từ sữa có xu hướng bị dị ứng với thực phẩm như đậu nành.
    • Chỉ cho bé ăn một thực phẩm mới tại một thời điểm, để bạn có thể xác định được thực phẩm nào gây dị ứng.
    • Không dung nạp lactose ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu bé không dung nạp lactose thì sữa chua vẫn có thể tốt cho bé bởi các vi sinh vật có trong sữa chua giúp phân hủy đường lactose, nên dễ tiêu hóa hơn.

    Nếu bé không có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào sau khi ăn các thực phẩm làm từ sữa thì bạn cứ để bé ăn. Khi bé lớn hơn một chút, bạn có thể thử nhiều công thức chế biến khác để thu hút sự chú ý của bé.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    8 thực phẩm bổ dưỡng khi ăn chay bạn nên cẩn trọng

    (18)
    Chế độ ăn chay trường đang ngày càng phổ biến hơn bởi những lợi ích sức khỏe từ những thực phẩm bổ dưỡng mang đến. Tuy nhiên, một số thực phẩm ... [xem thêm]

    Bật mí 3 trò chơi giúp tăng trí nhớ cho con yêu

    (49)
    Tuy toán học là một môn học khó nhưng lại rất thú vị với trẻ nhỏ. Tùy thuộc vào cách mà bạn mang các con số đến với trẻ, con sẽ yêu thích môn học này ... [xem thêm]

    7 lý do bạn nên lựa chọn dụng cụ nấu ăn bằng gỗ

    (86)
    Bạn cảm thấy ngại khi sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ vì giá thành khá cao nhưng lại khó làm sạch và bảo quản? Thật ra, dụng cụ này không chỉ an toàn ... [xem thêm]

    Cách ngăn ngừa và điều trị mụn trên đầu dứt điểm

    (85)
    Khi bạn bị nổi mụn trên đầu, chúng cũng đau và ngứa như mụn trên mặt hoặc lưng của bạn, nhưng khó điều trị hơn vì bị tóc che phủ. Chúng tôi sẽ ... [xem thêm]

    Công dụng bất ngờ khi bạn tắm muối epsom

    (60)
    Bạn đang phải chịu đựng những cơn đau đầu, nhức cơ bắp hay mất ngủ? Hãy thử ngay liệu pháp tắm muối epsom! Không chỉ rất tốt cho sức khỏe, ... [xem thêm]

    Mách bạn 4 cách chữa bệnh thận mạn phổ biến

    (67)
    Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh, cách chữa bệnh thận mạn ở mỗi người sẽ khác nhau. Tuy vậy, mục đích chung vẫn là kiểm soát tốt tình trạng bệnh ... [xem thêm]

    Tiên lượng sống khi ung thư vú âm tính với thụ thể hormone

    (58)
    Nếu bạn bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, một trong những điều đầu tiên bác sĩ làm là xác định liệu tế bào ung thư có những thụ thể với nội tiết ... [xem thêm]

    Uống nước dừa nhiều có tốt cho sức khỏe không?

    (32)
    Nước dừa được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi tính giải nhiệt mà còn cung cấp nhiều chất khoáng có lợi cho cơ thể. Thế nhưng, uống nước dừa ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN