Tiêu chảy sau sinh mổ có nguy hiểm không?

(3.64) - 71 đánh giá

Sinh con luôn gắn liền với bất ổn về những cơ quan lân cận như đường tiết niệu và hệ tiêu hóa. Tiêu chảy là rắc rối ít phổ biến với những bà mẹ sinh mổ, nhưng vẫn có thể xảy ra với một vài người do hàng loạt các nguyên nhân khác nhau. Vấn đề này khá nhạy cảm và gây ngại ngùng cho các bà mẹ nên bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và tìm phương án giải quyết.

Tiêu chảy và “đi ngoài” không tự chủ sau sinh mổ

Đi ngoài không tự chủ (fecal incontinence) là một tình trạng rối loạn của hệ đường ruột, đôi khi giống với tiêu chảy. Mẹ bầu thường rơi vào trạng thái này sau sinh mổ. Mẹ có thể bị rỉ phân hoặc xì hơi hoặc thường xuyên cảm thấy cần phải đại tiện gấp.

Tiêu chảy sau sinh mổ liên quan đến thai kỳ

Có nhiều bà mẹ ưa thích sinh mổ hơn vì nhẹ nhàng, ít đau đớn mà lại an toàn hơn so với sinh thường. Nhưng thực tế không có bất kì báo cáo nào chứng minh được điều này. Nguyên nhân tiêu chảy hoặc đi ngoài không tự chủ cũng có thể do thời gian rặn của mẹ bầu trước khi sinh mổ cũng như các vấn đề khác liên quan đến thai kỳ.

Thai đặt nặng áp lực lên vùng chậu của mẹ bầu và có thể gây ra sa tạng vùng chậu cũng như stress không tự chủ.

Một nghiên cứu cho thấy những bà mẹ sinh mổ thường có nhiều vấn đề về đường ruột hơn những bà mẹ sinh thường, bao gồm tăng cân quá mức, tiêu chảy và táo bón.

Kháng sinh cũng có thể gây tiêu chảy sau sinh mổ

Có một lý do khiến các bà mẹ dễ bị tiêu chảy hơn sau sinh mổ là do lượng kháng sinh được đưa vào cơ thể trước và sau phẫu thuật. Kháng sinh được dùng trước khi mổ để tránh nhiễm trùng, nhưng hầu hết kháng sinh lại chính là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Kháng sinh phá vỡ sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, đồng thời cũng khiến cho những vi khuẩn có điều kiện để kháng kháng sinh phát triển nhanh chóng, tiết ra độc chất gây hại cho thành ruột và có thể làm viêm nhiễm trầm trọng. Dù hiếm nhưng việc thủng và bỏng tạng do các dụng cụ phẫu thuật có thể xảy ra, do đó bác sĩ phải bắt buộc sử dụng kháng sinh cho bạn để giảm thiểu khả năng nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc này lại gia tăng nguy cơ tiêu chảy cho các bà mẹ.

Điều trị tiêu chảy sau sinh mổ như thế nào?

Nếu bạn đang gặp bất kì rắc rối nào liên quan đến việc khó kiểm soát đường ruột, hãy đến bác sĩ để làm các xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy.

Các bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng và sử dụng loại thuốc tăng thời gian thức ăn lưu ở ruột. Điều này giúp tăng khả năng hấp thu nước từ thức ăn để phân trở nên cứng hơn. Bạn cũng nên bổ sung chất xơ hàng ngày để giúp hệ tiêu hóa tốt hơn. Các bác sĩ cũng có thể làm các thử nghiệm đo độ co thắt cơ vòng hậu môn và đưa ra những phương pháp vật lý trị liệu phù hợp.

Qua bài viết trên, Chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu thêm về các vấn đề đường ruột hậu sinh mổ. Tốt nhất là bạn hãy giữ một chế độ ăn uống lành mạnh và chọn sinh thường để đảm bảo ít gặp phải các biến chứng sau sinh nhé.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • Điều cần biết về nhiễm trùng sau sinh mổ (phần 1)
  • 6 lưu ý giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sau sinh mổ

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 cách chế biến yến mạch cực ngon bạn không thể bỏ lỡ

(58)
Bạn biết yến mạch tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân hiệu quả nhưng lại bối rối chẳng biết nên ăn thế nào? Chỉ cần tìm hiểu một chút, bạn có thể ... [xem thêm]

5 bí quyết làm đẹp da mặt của phụ nữ Nhật Bản

(61)
Bí quyết làm đẹp da mặt của phụ nữ Nhật Bản xuất phát từ lối sống và cách chăm sóc da đơn giản. Duy trì các thói quen dưới dây, bạn sẽ sớm sở hữu ... [xem thêm]

Đừng lầm tưởng uống sữa tốt cho xương

(92)
Bạn sẽ giật mình khi biết “uống sữa tốt cho xương” chỉ là một thông điệp quảng cáo quen thuộc của các nhãn hàng khi hiệu quả thực tế không đúng như ... [xem thêm]

Sinh thiết tủy xương và những điều bạn quan tâm

(57)
Sinh thiết tủy xương là thủ thuật cắt một mẫu mô mềm bên trong xương với mục đích phục vụ chẩn đoán và theo dõi điều trị các rối loạn về huyết ... [xem thêm]

Hạt cà phê xanh: Bí quyết bảo vệ sức khỏe và vóc dáng

(77)
Hạt cà phê xanh không những giúp bạn nhanh chóng có được vóc dáng như ý mà còn góp phần kiểm soát các bệnh nguy hiểm như tiểu đường hay Alzheimer. Bạn chỉ ... [xem thêm]

5 bước ngăn ngừa nhiễm trùng huyết khi bị nhiễm trùng

(62)
Nhiễm trùng huyết (còn gọi là nhiễm trùng máu) là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm trùng. Bệnh có thể tiến triển chỉ với một vết ... [xem thêm]

Cách phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết

(17)
Sốt rét và sốt xuất huyết đều là những bệnh cần được quan tâm do chúng có ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng. Theo ước tính của WHO, số người tử ... [xem thêm]

Bé không chịu bú mẹ: Nguyên nhân và cách khắc phục

(40)
Bé không chịu bú mẹ có thể đến từ nhiều nguyên nhân và sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con nếu tình trạng này không được cải thiện.Tình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN