Có nên dùng hormone tăng trưởng chiều cao cho con không?

(4.05) - 92 đánh giá

Thiếu hormone tăng trưởng chiều cao ở trẻ nhỏ có thể là do nhiều nguyên nhân gây nên, từ đó khiến bé không đạt được mức phát triển như bạn bè cùng độ tuổi.

Khi được chẩn đoán bị thiếu hụt hormone tăng trưởng, chắc hẳn một loạt câu hỏi sẽ hiện lên trong đầu bạn, chẳng hạn như: Tình trạng này nguy hiểm không? Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trí thông minh của con? Trong bài viết sau, Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời cho những vấn đề trên.

Thiếu hormone tăng trưởng chiều cao là gì?

Thiếu hormone tăng trưởng chiều cao là một vấn đề phức tạp có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào từng người.

Hormone tăng trưởng chiều cao là một loại protein được sản xuất bởi tuyến yên, nằm gần đáy não và gắn vào vùng dưới đồi (một phần của não giúp điều chỉnh tuyến yên). Nếu tuyến yên hoặc vùng dưới đồi bị dị dạng hoặc bị tổn thương, tuyến yên sẽ không thể sản xuất hormone tăng trưởng. Khi tuyến yên thiếu quá nhiều nội tiết tố, tình trạng này được gọi là suy tuyến yên.

Mức độ tăng trưởng bình thường là gì?

Tốc độ tăng trưởng sẽ tùy thuộc vào cá nhân của trẻ. Nhưng nếu tính theo chiều cao thì mức độ phát triển trung bình sẽ được mô tả là:

  • 0 – 12 tháng: Trẻ tăng khoảng 24,5 cm/năm
  • 1 – 2 năm: Trẻ tăng khoảng 12,7 cm/năm
  • 2 – 3 năm: Trẻ tăng khoảng 8,9 cm/năm
  • 3 tuổi đến tuổi dậy thì: Trẻ tăng khoảng 5,8 – 6,32cm/năm

Nếu con bạn thấp hơn chiều cao ở trên, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ thiếu hụt hormone tăng trưởng chiều cao.

Biến chứng khi thiếu hormone tăng trưởng

Một số nghiên cứu cho thấy có những biến chứng do thiếu hụt hormone tăng trưởng, bao gồm:

  • Giảm mật độ xương
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Mức năng lượng giảm

Nguyên nhân trẻ tăng trưởng chiều cao kém

Thiếu hụt hormone tăng trưởng chiều cao bẩm sinh có thể xảy ra nếu có đột biến gen do các yếu tố quan trọng trong sự phát triển của tuyến yên hoặc các thụ thể phát triển bất thường. Đến nay, nguyên nhân của hầu hết các trường hợp trên vẫn chưa được phân loại rõ ràng. Ngoài ra, lý do khiến trẻ tăng trưởng chiều cao kém còn có thể do:

  • Khối u não ở dưới vùng đồi hoặc tuyến yên
  • Chấn thương vùng đầu
  • Xạ trị do bệnh ung thư, nếu khu vực cần điều trị bao gồm vùng dưới đồi và tuyến yên
  • Các bệnh thâm nhập vào vùng dưới đồi hoặc ảnh hưởng của bệnh lan tới tuyến yên, chẳng hạn như bệnh mô bào Langerhans
  • Một tình trạng tự miễn dịch (viêm tuyến lympho bào)

Một trong những vấn đề bố mẹ nên lưu ý là thiếu hụt hormone tăng trưởng chiều cao chỉ đóng một phần nhỏ trong những điều kiện có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của con bạn. Bé có vóc dáng nhỏ nhắn có khả năng do các hội chứng khác gây ra, chẳng hạn như suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, các bệnh làm tăng nhu cầu chuyển hóa hoặc suy giáp.

Dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng chiều cao

Vì sự tăng trưởng diễn ra trong nhiều năm và trẻ em lớn lên với tốc độ khác nhau, nên các triệu chứng thiếu hụt hormone tăng trưởng có thể khó xác định. Ngoài việc bé thấp hơn đáng kể, bé còn có các dấu hiệu sau:

  • Ngoại hình quá non nớt so với bạn bè đồng trang lứa
  • Cơ thể mũm mĩm
  • Trán nhô lên
  • Sống mũi kém phát triển

Thiếu hụt hormone tăng trưởng chiều cao không ảnh hưởng đến trí thông minh trẻ em. Những triệu chứng này có thể giống với các loại bệnh khác. Vì vậy, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra thể chất một cách kỹ càng nhất.

Thiếu hormone tăng trưởng chiều cao có chữa được không?

Câu trả lời là có. Quá trình điều trị thiếu hụt hormone tăng trưởng chiều cao sẽ bao gồm việc tiêm hormone cho bé theo định kỳ mỗi ngày. Thời gian điều trị thường kéo dài vài năm dù kết quả thường được nhận ra sau 3 – 4 tháng bắt đầu tiêm hormone tăng trưởng.

Chữa bệnh càng sớm, con yêu càng có cơ hội đạt được chiều cao trưởng thành như người bình thường hoặc gần với số liệu tiêu chuẩn. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em đều đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc tăng chiều cao.

Ngoài việc dùng thuốc, bạn có thể cho con dùng những thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên hay cho con tập luyện 4 bài tập giúp con có chiều cao lý tưởng.

Liệu cao hơn thì có thật sự tốt?

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vóc dáng cao lớn có những lợi thế xã hội nhất định. Nam giới và phụ nữ cao lớn có mức lương cao hơn. Chiều cao cũng trở thành yếu tố ưu tiên của nam giới và phụ nữ khi họ chọn bạn đời. Một điều thú vị nữa là nhiều người dường như thích các nhà lãnh đạo cao hơn người có vóc dáng nhỏ bé hoặc khiêm tốn.

Với tất cả lợi thế trên, bạn có thể nghĩ rằng những bé có chiều cao thua hẳn so với các bạn sẽ cảm thấy buồn bã và bị cô lập. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không phải trường hợp nào cũng thế. Cụ thể, các bác sĩ cũng đưa ra ý kiến rằng những trẻ có chiều cao thua kém bạn bè vẫn có thể hòa đồng với những bé phát triển bình thường.

Bác sĩ nội tiết nhi khoa David Allen tại Đại học Y Wisconsin, Mỹ, cho biết hầu hết trẻ em có chiều cao thấp vẫn có thể học tập và hoạt động bình thường cũng như không bị khuyết tật về tâm lý. Thế nhưng, nhiều bố mẹ thường lo lắng quá mức về vấn đề này hơn là bản thân con.

Ông cũng chia sẻ một số bệnh nhân tỏ ra rất lo lắng vì chiều cao không phát triển quá nhiều dù đã đến tuổi trưởng thành. Tuy vậy, việc kê đơn thuốc hormone để điều trị không gặp quá nhiều khó khăn.

Một số câu hỏi thường gặp khi điều trị thiếu hormone tăng trưởng

Điều trị thiếu hụt hormone tăng trưởng có an toàn không?

Dù có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn, đặc biệt là nếu thuốc tăng trưởng chiều cao được sử dụng để điều trị cho những trẻ không bị thiếu hụt hormone thực sự, các nhà nghiên cứu thường đồng ý rằng phương pháp này khá an toàn và hiệu quả.

Thiếu hụt hormone tăng trưởng có ảnh hưởng đến trí thông minh của bé không?

Sự thiếu hụt hormone tăng trưởng chiều cao không ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.

Tuy thiếu hormone tăng trưởng chiều cao chưa hẳn là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng trẻ vẫn cần được quan tâm đúng mức. Nếu để tình trạng thiếu hormone tăng trưởng này quá lâu, bé sẽ không đạt được mức phát triển cần thiết và phản ứng không tốt với quá trình trị liệu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách làm trà chuối giúp bạn dễ ngủ

(33)
Trà chuối không những là món nước có tác dụng cung cấp chất chống oxy hóa, giảm đầy hơi và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đây cũng một loại trà giúp dễ ... [xem thêm]

12 thực phẩm giúp hạ huyết áp trong thai kỳ

(18)
Tăng huyết áp là một triệu chứng thường gặp trong thời gian mang thai. Có rất nhiều thực phẩm giúp hạ huyết áp mà bạn nên biết để phòng ngừa triệu ... [xem thêm]

Lên kế hoạch rèn con ngoan hơn chỉ trong 1 tuần

(22)
Trẻ nhỏ dường như luôn hiếu động và thường có những cách thể hiện cảm xúc quá đáng khiến bố mẹ bực bội, tức giận. Thế nhưng, bố mẹ không nên ... [xem thêm]

Điểm danh các loại bệnh ung thư máu

(58)
Bệnh ung thư máu có nhiều loại với những biểu hiện và triệu chứng riêng. Đối với mỗi bệnh, phương pháp điều trị ung thư máu cũng khác nhau.Ung thư máu ... [xem thêm]

Nhổ răng khôn khi cho con bú, an toàn là trên hết!

(28)
Nhổ răng khôn khi cho con bú sẽ an toàn cho cả bạn và bé nếu bạn trao đổi kỹ vấn đề với nha sĩ và có cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.Từ lâu, răng khôn ... [xem thêm]

10 cách giảm stress công việc giúp bạn cân bằng cuộc sống

(56)
Stress công việc có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên mất cân bằng như những viên đá chênh vênh xếp chồng chất nhau… Bạn có thể bị stress vì email, ... [xem thêm]

9 tác dụng của hạt lanh khiến bạn muốn dùng ngay

(100)
Hạt lanh là một thực phẩm ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn kiêng nhờ lượng protein lành mạnh và chất xơ dồi dào. Những tác dụng của hạt ... [xem thêm]

Ưu và nhược điểm của sữa gạo đối với sức khỏe trẻ em

(87)
Trào lưu cho con dùng sữa hạt, đặc biệt là sữa gạo, để thay thế cho các loại sữa từ động vật hiện đang được nhiều bà mẹ ủng hộ. Tuy nhiên, ít ai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN