Điểm danh các loại bệnh ung thư máu

(3.66) - 58 đánh giá

Bệnh ung thư máu có nhiều loại với những biểu hiện và triệu chứng riêng. Đối với mỗi bệnh, phương pháp điều trị ung thư máu cũng khác nhau.

Ung thư máu là một căn bệnh ác tính, có thể đe dọa tính mạng. Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư máu ngày càng tăng, ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán, người bệnh thường hoang mang vì ung thư máu có nhiều dạng, khiến họ khó phân biệt. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại ung thư máu.

Ung thư máu là gì?

Tình trạng các tế bào bạch cầu tăng cao trong tủy xương, dẫn đến ăn hồng cầu, được gọi là ung thư máu. Loại bệnh ung thư này khiến tủy xương và hệ bạch huyết tạo ra các tế bào máu không hoạt động tốt như bình thường, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và thiếu máu nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng.

Bạn có thể xem thêm: Những điều bạn nên biết về ung thư máu

Các loại bệnh ung thư máu

Ung thư máu được chia thành 3 nhóm chính: bệnh bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết và đa u tủy.

Bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu còn có tên gọi khác là bệnh máu trắng. Ở người mắc bệnh bạch cầu, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào bạch cầu không có khả năng chống nhiễm trùng. Bệnh bạch cầu được chia thành 4 loại, dựa vào loại tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng và tốc độ tiến triển của bệnh.

Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính

Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính xảy ra ở các tế bào bạch cầu (tế bào lympho) trong tủy xương. Những người mắc loại ung thư này sẽ có quá nhiều tế bào lympho, lấn át các bạch cầu khỏe mạnh. Bệnh có thể tiến triển nếu không được điều trị.

Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 3-5 tuổi. Tuy nhiên, người lớn trên 75 tuổi cũng có thể mắc bệnh này.

Trẻ sẽ dễ mắc loại bệnh ung thư máu này hơn nếu:

  • Có anh, chị, em ruột mắc bệnh này
  • Đã được điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị cho một loại ung thư khác
  • Tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ
  • Bị hội chứng Down hoặc rối loạn di truyền khác

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính bắt đầu ở các tế bào tủy (tế bào tủy sau đó phân dòng thành bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu). Do đó, bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính làm giảm số lượng tế bào máu khỏe mạnh trong cơ thể. Loại ung thư máu này thường tiến triển nhanh chóng, ảnh hưởng những người trên 60 tuổi, đặc biệt là nam giới.

Một số yếu tố làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính như:

  • Đã được điều trị một loại ung thư khác bằng hóa trị hoặc xạ trị
  • Đã tiếp xúc với các hóa chất độc hại như benzen
  • Hút thuốc lá
  • Bị rối loạn máu (như suy tủy hoặc đa hồng cầu) hay rối loạn di truyền như hội chứng Down

Bệnh bạch cầu dòng lympho mạn tính

Đây là loại bệnh bạch cầu phổ biến nhất ở người lớn. Giống như bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính, bệnh bắt đầu từ các tế bào lympho trong tủy xương, nhưng nó phát triển chậm hơn. Nhiều người mắc bệnh không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào cho đến nhiều năm sau.

Bệnh bạch cầu dòng lympho mạn tính chủ yếu ảnh hưởng đến những người từ 70 tuổi trở lên. Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư máu, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính

Tương tự như bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính, loại bệnh bạch cầu này bắt đầu ở các tế bào tủy, nhưng thường phát triển chậm. Bệnh hơi phổ biến hơn ở nam giới và ảnh hưởng chủ yếu đến người lớn. Tuy nhiên một số ít trường hợp, trẻ vẫn có thể mắc bệnh này. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu bạn có tiếp xúc với lượng phóng xạ cao.

Ung thư hạch bạch huyết

Ung thư hạch bạch huyết là một dạng ung thư máu ở hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết bao gồm các hạch bạch huyết, lá lách và tuyến ức. Nhiệm vụ của cơ quan này là lưu trữ và cung cấp các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Ung thư hạch bạch huyết bắt đầu trong các tế bào lympho. Có hai loại ung thư hạch bạch huyết chính:

  • Bệnh Hodgkin (u lympho Hodgkin hoặc Hodgkin lymphoma) bắt đầu trong các tế bào miễn dịch gọi là tế bào lympho B, hay tế bào B. Những tế bào này tạo ra protein kháng thể chống lại vi trùng. Những người mắc bệnh Hodgkin có các tế bào lympho lớn (tế bào Reed-Sternberg) trong các hạch bạch huyết.
  • U lympho không Hodgkin bắt đầu trong các tế bào B hoặc tế bào T (một loại tế bào miễn dịch khác). U lympho không Hodgkin phổ biến hơn ung thư hạch Hodgkin.

Cả hai loại ung thư hạch bạch huyết này đều có có nhiều phân nhóm nhỏ, tùy thuộc vào nơi bắt đầu ung thư và cách nó hoạt động.

Những người có hệ thống miễn dịch yếu sẽ dễ bị ung thư hạch hơn. Nhiễm virus Epstein-Barr, HIV hoặc vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) cũng làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ung thư hạch bạch huyết thường phổ biến ở những người từ 15-35 tuổi và người trên 50 tuổi.

Đa u tủy

Đây là một loại bệnh ung thư máu bắt đầu ở các tế bào plasma (tương bào) trong tủy xương. Tế bào plasma là một loại tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể.

Tế bào tủy lan rộng qua tủy xương. Chúng có thể làm tổn thương xương và lấn át các tế bào máu khỏe mạnh. Những tế bào này cũng tạo ra các kháng thể không thể chống lại nhiễm trùng.

Nam giới trên 50 tuổi có khả năng cao hơn mắc đa u tủy. Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này nếu:

  • Có người thân bị u tủy
  • Bị béo phì
  • Tiếp xúc với bức xạ trong thời gian dài

Các lựa chọn điều trị ung thư máu

Việc điều trị ung thư máu phụ thuộc vào loại ung thư, tuổi tác, mức độ tiến triển của ung thư và các yếu tố khác. Một số phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến bao gồm:

  • Ghép tế bào gốc. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ ghép tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh vào cơ thể để lấn át các tế bào máu bất thường. Tế bào gốc có thể được lấy từ tủy xương, máu lưu thông và máu cuống rốn.
  • Hóa trị. Hóa trị là sử dụng thuốc chống ung thư để can thiệp và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Hóa trị ung thư máu đôi khi liên quan đến việc dùng nhiều loại thuốc cùng nhau trong một phác đồ điều trị. Bạn cũng có thể cần làm hóa trị trước khi cấy ghép tế bào gốc.
  • Xạ trị. Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc để giảm đau hoặc khó chịu cho người bệnh. Bác sĩ cũng yêu cầu xạ trị khi cấy ghép tế bào gốc.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh ung thư máu.

Bạn có thể xem thêm: Ung thư máu có chữa được không?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 cách nghĩ sai lầm về bệnh cảm lạnh và cảm cúm bạn hay nghe

(37)
Thời tiết, gió lạnh, máy lạnh… là nguyên nhân khiến bạn mắc phải bệnh cảm. Bệnh cảm lạnh phải uống kháng sinh để ngăn ngừa chuyển thành bệnh cảm ... [xem thêm]

12 tác nhân đang dần giết chết ham muốn tình dục

(70)
Đa số thủ phạm làm giảm nhu cầu tình dục đều thuộc về tâm lý, bao gồm căng thẳng, tự ti về vóc dáng, rạn nứt tình cảm… Một số tác nhân khác có ... [xem thêm]

Mách bạn các bài tập chân tại nhà không cần dụng cụ

(50)
Bạn muốn có đôi chân thon thả và săn chắc hơn nhưng lại lười đến phòng tập gym? Chẳng cần đến những cái tạ nặng nề, máy chạy bộ cồng kềnh hay các ... [xem thêm]

9 món ăn nhẹ cho bé bạn nên chuẩn bị khi đi du lịch

(29)
Khi đi du lịch vào những ngày Tết, bố mẹ nên chuẩn bị trước một vài món ăn nhẹ cho bé ngoài sữa để con không cảm thấy nhàm chán mà vẫn hấp thụ ... [xem thêm]

Thủ dâm khi mang thai có nên hay không?

(47)
Mẹ bầu hoàn toàn có thể thủ dâm khi mang thai nếu biết cách thực hiện. Chưa kể đến. thủ dâm còn có thể đem đến một số lợi ích nhất định.Không ít ... [xem thêm]

Những điều nên làm sau khi tập yoga mà có thể bạn đã bỏ qua

(57)
Bạn thường làm gì sau mỗi buổi tập yoga để luôn cảm thấy khỏe khoắn, dẻo dai và tràn đầy năng lượng cho một ngày dài? Bạn có biết có những điều nên ... [xem thêm]

Cách ứng xử tinh tế với những người bị nghiện

(53)
Hãy học cách ứng xử với người nghiện để xua tan tâm lý bối rối và sợ hãi nhằm giúp đỡ họ có thể bình tâm quay trở lại cuộc sống bình thường.Bạn ... [xem thêm]

Viêm tai giữa kiêng ăn gì để tình trạng bệnh nhanh cải thiện hơn?

(84)
Khi bị viêm tai giữa, mủ và chất nhầy sẽ tích tụ sau màng nhĩ, gây tắc nghẽn ống Eustachian. Hiện tượng này sẽ khiến bạn đau nhiều và sưng tai. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN