Ưu và nhược điểm của sữa gạo đối với sức khỏe trẻ em

(4.2) - 87 đánh giá

Trào lưu cho con dùng sữa hạt, đặc biệt là sữa gạo, để thay thế cho các loại sữa từ động vật hiện đang được nhiều bà mẹ ủng hộ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng các loại sữa này vẫn tồn tại nhiều rủi ro nhất định nếu không được sử dụng đúng cách.

Sữa gạo là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bậc cha mẹ khi con bị dị ứng với sữa bò hay không thích uống sữa công thức hoặc sữa mẹ. Thế nhưng, liệu sữa gạo có thật sự là lựa chọn tốt? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy cùng Chúng tôi theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về lợi ích và rủi ro khi cho trẻ dùng sữa gạo nhé.

Sữa gạo là loại sữa được làm từ gạo, có vị ngọt tự nhiên, chứa nhiều tinh bột, đường và calo. Cụ thể, mỗi cốc sữa gạo không đường chứa khoảng 120 calo, 10g đường, 22g tinh bột, 2g chất béo và không có chứa chất đạm.

Có nên cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi uống sữa gạo không?

Tuy sữa gạo là một lựa chọn an toàn cho những trẻ dễ bị dị ứng nhưng theo các chuyên gia, bạn không nên cho trẻ sơ sinh dùng sữa gạo để thay thế hoàn toàn sữa công thức và sữa mẹ. Nguyên nhân là do sữa gạo là loại sữa có nguồn gốc từ thực vật nên có thể không cung cấp đủ lượng đạm, canxi và vitamin B12 mà trẻ cần. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống sữa gạo khi không còn sự lựa chọn nào khác, còn nếu không bạn vẫn nên cho trẻ uống các loại sữa khác giàu dinh dưỡng hơn.

Lợi ích khi cho trẻ uống sữa gạo

Dưới đây là một số lợi ích của sữa gạo đối với sức khỏe của trẻ:

  • Sữa gạo là loại sữa ít gây dị ứng nhất, kể cả những trẻ bị dị ứng với sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân thì vẫn có thể uống loại sữa này được. Chính vì vậy, với những trẻ dễ bị dị ứng, sữa gạo là một sự lựa chọn tốt mà bạn có thể cân nhắc.
  • Sữa gạo rất giàu vitamin E và magie nên rất tốt cho tim mạch, giúp ngăn ngừa chứng đột quỵ và các bệnh khác liên quan đến tim. Ngoài ra, trong sữa gạo còn chứa nhiều flavonoid, một chất chống oxy hóa, giúp tim khỏe mạnh.
  • Sữa gạo hoàn toàn không có chứa cholesterol và chứa rất ít chất béo, do đó trẻ sẽ ít có nguy cơ bị béo phì.
  • Sữa gạo chứa các khoáng chất cần thiết nên có tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh thông thường như dị ứng và nhiễm virus.
  • Đặc biệt, sữa gạo còn có thể được sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy vì loại sữa này rất dễ tiêu hóa.

Rủi ro có thể gặp phải khi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống sữa gạo

Tuy là một loại sữa không gây dị ứng nhưng sữa gạo cũng tiềm ẩn một vài rủi ro nhất định.

  • Không giống như sữa bò và sữa đậu nành, sữa gạo có rất ít chất đạm. Do đó, nếu trẻ uống sữa gạo thường xuyên hoặc dùng sữa gạo thay thế cho sữa bò, bạn nên chú ý bổ sung chất đạm cho trẻ thông qua các loại thực phẩm khác như thịt, trứng, các loại đậu.
  • Theo bác sĩ nhi Jatinder Bhatia, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, cho trẻ uống sữa gạo thường xuyên sẽ không an toàn vì hiện nay đang có nhiều lo ngại về lượng asen có trong các sản phẩm làm từ gạo có thể gây hại cho sự phát triển não bộ của bé. Do đó, bác sĩ khuyên rằng cha mẹ không nên cho trẻ dưới 5 tuổi uống sữa gạo quá thường xuyên.
  • Ngoài ra, nếu trẻ nhỏ uống sữa gạo thường xuyên cũng rất dễ bị thiếu sắt, kẽm và những axit amin thiết yếu do các vi chất dinh dưỡng trong thực vật thường khó hấp thu.
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sẽ cần một lượng chất béo nhất định nhưng sữa gạo không đáp ứng được nhu cầu này. Đã có không ít trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, da xanh xao do chỉ uống sữa gạo và sữa yến mạch.
  • Do sữa gạo có chứa nhiều carbohydrate và đường nên trẻ bị mắc bệnh đái tháo đường không nên dùng.
  • Với những trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ vẫn là sự lựa chọn tốt nhất và bạn không nên dùng sữa gạo để thay thế vì sữa gạo rất nghèo dưỡng chất, dễ gây thiếu chất.

Mách bạn cách làm sữa gạo cho bé đổi vị

Nếu bé cưng hay bị dị ứng hoặc bé tỏ ra chán sữa bò nên bạn quyết định cho trẻ dùng sữa gạo, bạn có thể chế biến loại sữa này theo phương pháp sau.

Nguyên liệu:

  • Gạo lứt: 1 chén
  • Nước: 4 ly
  • Vani: 1/2 ống
  • Đường, muối.

Cách thực hiện:

  • Bạn vo gạo thật sạch rồi cho vào nối nấu với chút muối. Lưu ý là bạn cần cho nhiều nước hơn so với nấu cơm gạo trắng. Để gạo lứt chín nhanh, bạn nên vo gạo và ngâm 30 – 45 phút trước khi nấu.
  • Sau khi cơm chín, trộn cơm với nước và một chút đường, sau đó cho vào máy xay nhuyễn.
  • Lọc hỗn hợp qua rây thật kỹ và bỏ xác cơm đi. Sau đó cho vào bình thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh.

Với công thức này, bạn có thể chế biến được khoảng 8 cốc sữa gạo. Để trẻ không bị thiếu hụt dinh dưỡng, bạn hãy cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe khác.

Ngoài sữa gạo, bạn còn có thể cho trẻ uống các loại sữa hạt nào?

Sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, sữa dừa là những loại sữa hạt tốt cho sức khỏe khác mà bạn có thể cho trẻ thử.

1. Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân là loại sữa được làm từ làm từ hạt hạnh nhân. Mỗi cốc sữa hạnh nhân có chứa khoảng:

  • 30 – 60 calo
  • 1g carbohydrate
  • 3g chất béo
  • 1g protein.

Tuy hạt hạnh nhân rất giàu protein và canxi nhưng sữa hạnh nhân thì không như vậy. Do đó, hiện nay, nhiều nhãn hiệu sữa đã bổ sung thêm canxi và vitamin D vào loại sữa này.

Ưu điểm:

  • Có lượng calo thấp, không chứa đường cũng như chất béo bão hòa.
  • Giàu vitamin A

Nhược điểm:

  • Chứa ít chất đạm.
  • Có thể chứa carrageenan, một chất gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

2. Sữa đậu nành

Giống như các loại sữa có nguồn gốc thực vật khác, sữa đậu nành không có chứa nhiều vitamin B12. Tuy nhiên, sữa đậu nành lại là một thực phẩm gây dị ứng khá phổ biến, do đó khi cho trẻ uống, bạn cũng cần theo dõi kỹ. Một cốc sữa đậu nành không đường có chứa khoảng:

  • 80 – 100 calo
  • 4g carbohydrate
  • 4g chất béo
  • 7g protein.

Ưu điểm:

  • Giàu vitamin A, kali và isoflavone. Ngoài ra, một số nhà sản xuất loại sữa này còn bổ sung thêm canxi và vitamin D vào sản phẩm.
  • Lượng protein có trong sữa đậu nành cũng nhiều như sữa bò nhưng lượng calo lại thấp hơn.
  • Sữa đậu nành chứa rất ít chất béo bão hòa.

Nhược điểm:

  • Uống nhiều sữa đậu nành có thể gây hại cho những trẻ mắc các bệnh về tuyến giáp.
  • Hiện nay, những mối lo ngại về đậu nành biến đổi gen (gien) đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh.

3. Sữa dừa

Ngoài sữa đậu nành và sữa hạnh nhân thì sữa dừa cũng có thể là một sự lựa chọn tốt mà bạn có thể cân nhắc. Sữa dừa chứa nhiều chất béo hơn các loại sữa hạt khác. Mỗi cốc nước sữa dừa không đường có chứa khoảng:

  • 50 calo
  • 2g carbohydrate
  • 5g chất béo

Sữa dừa tự nhiên không có chứa protein, canxi, vitamin A hoặc vitamin D. Tuy nhiên, nhiều loại sữa dừa được bày bán trên thị trường có thể được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng này.

Ưu điểm: Đây là loại sữa hiếm khi gây dị ứng.

Nhược điểm:

  • Có hàm lượng chất béo bão hòa cao.
  • Không chứa nhiều protein
  • Có thể chứa carrageenan, một chất gây ra các vấn đề tiêu hóa.

Chúng tôi tin rằng qua những chia sẻ ở trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về sữa gạo và các loại sữa làm từ hạt. Từ đó giúp bạn có biện pháp bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ nếu cho bé dùng các loại sữa này.

Ngân Phạm / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chi tiết về thuốc kháng viêm không chứa steroid NSAIDs

(19)
NSAIDs là nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng, bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Nhìn chung, ... [xem thêm]

Ăn uống hợp lý có tầm quan trọng như thế nào đến con trẻ?

(74)
Một chế độ ăn uống hợp lý có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sức khỏe của con yêu.Ngày nay , khi vấn nạn béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng ... [xem thêm]

Tại sao bạn mắc bệnh ung thư vú?

(67)
Các nhà nghiên cứu y tế chưa hoàn toàn hiểu được nguyên nhân tại sao bạn mắc bệnh ung thư vú. Giống như các bệnh ung thư khác, bệnh này có các tế bào ... [xem thêm]

Cấu trúc da thay đổi thế nào khi lão hóa?

(93)
Lão hoá da là một phần của cuộc sống con người xảy ra ở nhiều cơ quan, các mô và tế bào theo thời gian. Các dấu hiệu lão hóa trong cấu tạo da thường ... [xem thêm]

Lên kế hoạch chống lão hóa da hiệu quả

(12)
Các loại kem chống nhăn, Serum dưỡng mắt, cùng các sản phẩm chăm sóc chống lão hóa da khác có thể giúp giảm bớt những dấu hiệu lão hóa trên da. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Chữa trị thoái hóa khớp tay, “đánh nhanh, thắng nhanh” kẻo khớp biến dạng

(79)
Bàn tay là cơ quan hoạt động rất nhiều và phải chịu không ít áp lực, do đó rất dễ mắc phải tình trạng thoái hóa khớp tay (viêm khớp tay). Làm sao để ... [xem thêm]

Thực đơn dành cho người bệnh tăng áp động mạch phổi

(95)
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa thành công cho việc kiểm soát bệnh tăng áp động mạch phổi.Nếu đang phải đối mặt với một căn bệnh mãn ... [xem thêm]

5 thủ phạm khiến bạn mãi không giảm được cân

(35)
Nhiều người thắc mắc tại sao dù đã tập luyện vô cùng cật lực mà mãi chẳng giảm được kí lô nào. Đó là bởi họ đang theo những phương pháp ăn uống ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN