Thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

(3.95) - 86 đánh giá

Mỗi tháng một lần, chu kỳ kinh nguyệt lại tìm đến bạn. Chuyện này xảy ra bình thường đến nỗi bạn chẳng mấy để tâm đến nó, dù đôi lúc nó gây ra những triệu chứng khó chịu cho cơ thể như đau lưng, đau bụng, mệt mỏi… Bạn có biết đó là một sai lầm?

Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt, mức độ của những cơn đau… có thể đem lại cho bạn cái nhìn tổng thể về tình hình sức khỏe của chính mình. Những câu hỏi sau đây sẽ cho biết bạn có thực sự hiểu rõ cơ thể mình, cụ thể là “người bạn hàng tháng” này hay không:

1. Một chu kỳ bình thường kéo dài không quá một tuần?

Thực ra là: Tùy mỗi người

Hầu hết phụ nữ trải qua thời kỳ kinh nguyệt từ 4–5 ngày. Cá biệt, một số người chỉ 2–3 ngày là hết nhưng có người phải mất đến 8 ngày. Điều đó nghĩa là chu kỳ dài hay ngắn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Bạn không thể thấy mình chỉ có kinh trong 5 ngày rồi nói người khác “bất thường” chỉ vì kỳ kinh của cô ấy kéo dài hơn một tuần.

Tuy nhiên, sẽ thực sự là bất thường khi bạn bị tắt kinh từ 3 tháng trở lên mà không phải do mang thai, hoặc bạn chảy máu âm đạo không rõ lý do. Đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, và bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.

2. Độ dài chu kỳ kinh nguyệt từ 25–31 ngày

Thực ra là: Không đúng.

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt – tính từ ngày đầu tiên xuất hiện chu kỳ cho đến chu kỳ tiếp theo – trung bình và lý tưởng nhất là 28 ngày. Tuy nhiên, một chu kỳ ngắn (21 ngày) hoặc dài (32–35 ngày) vẫn được xem là bình thường. Nếu có quan niệm “Chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn 28 ngày là không bình thường”, bạn cần loại bỏ ngay.

Bên cạnh đó, sự thay đổi nhẹ về độ dài giữa các chu kỳ là bình thường. Chẳng hạn, chu kỳ tháng này của bạn là 29 ngày nhưng sang tháng sau lại mất tới 32 ngày, điều này nằm trong phạm vi bình thường. Sẽ là bất thường nếu có sự lên xuống liên tục (21–35–22…), nghĩa là cơ quan sinh dục của bạn đang hoạt động không mấy trơn tru.

3. Dùng thuốc tránh thai hoặc vòng tránh thai là phương cách duy nhất để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt?

Thực ra là: Đúng nhưng chưa đủ.

Một tác dụng phụ rất đáng khen ngợi của thuốc tránh thai (loại hàng ngày) cũng như vòng tránh thai là giúp chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn hơn, và lượng máu kinh cũng ổn định hơn. Song đây không phải phương cách duy nhất. Còn có lựa chọn khác cho bạn là cắt bỏ nội mạc tử cung. Theo đó, bác sĩ sẽ bóc tách niêm mạc tử cung để kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.

Một lưu ý dành cho bạn là: Phương pháp này chỉ được khuyến nghị cho những phụ nữ đã hoàn tất nhiệm vụ sinh nở và không có ý định sinh thêm con.

Một trường hợp khác, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị polyp tử cung hoặc u xơ tử cung, khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, chúng cũng sẽ được cắt bỏ.

4. Phụ nữ chỉ mất một vài thìa máu trong một chu kỳ kinh nguyệt

Thực ra là: Đúng thế.

Việc phải thay băng mỗi 4–6 giờ/lần khiến bạn có cảm giác “một lượng máu khá lớn vừa mất đi sau khi kỳ kinh kết thúc”. Thực tế, một phụ nữ chỉ mất trung bình 2–3 thìa máu (khoảng 30–40ml), hoặc nhiều hơn là 4–6 thìa. Nếu bạn thấy mình phải thay băng vệ sinh mỗi giờ sau 2–3 giờ liên tục, hãy đi khám ngay lập tức.

Ngoài ra, cục máu đông nhỏ có thể xuất hiện trong ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai của chu kỳ. Nếu đó là một hoặc nhiều cục máu đông lớn thì mới là không bình thường.

5. Đôi khi chu kỳ kinh nguyệt gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và tinh thần bạn

Thực ra là: Không hẳn như vậy.

Các triệu chứng bình thường của một chu kỳ kinh nguyệt bao gồm: đau bụng dưới trước chu kỳ một ngày và vài ngày đầu tiên của chu kỳ, đau lưng/đau đầu nhẹ, nổi mụn nhiều hơn, căng tức ngực, khó ngủ, trở nên nhạy cảm hơn. Các triệu chứng này không diễn ra liên tục mà thỉnh thoảng mới lặp lại, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày của bạn.

Song, nếu bạn bị tác động mạnh (cả về sức khỏe và tinh thần) trong thời kỳ kinh nguyệt thì không còn là chuyện bình thường nữa. Ví dụ, đau đầu nhẹ là bình thường, nhưng thường xuyên bị đau nửa đầu thì nên đến gặp bác sĩ; đau quặn bụng (trong 1–2 ngày) là bình thường, đau đến mức không thể làm bất cứ việc gì là bất thường (có thể là triệu chứng của viêm màng tử cung, viêm vùng chậu…); tính tình thay đổi là bình thường, nhưng thay đổi đến mức hưng phấn tột độ hoặc trầm cảm thì là bất thường… Đối với các trường hợp này, không nên chủ quan chờ chúng tự hết mà cần tìm hiểu nguyên do để có hướng điều trị đúng đắn.

Máu kinh có mùi là điều hoàn toàn bình thường

Thực ra là: Đúng thế.

Nhiều người mặc định, mùi âm đạo nói chung và máu kinh nói riêng là dấu hiệu của nhiễm trùng, nhưng không phải như vậy. Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể nhận thấy mùi hôi, mùi tanh nhẹ… và đừng quá lo lắng về điều đó.

Thế nhưng, sẽ rất đáng lo nếu bạn nhận thấy một mùi khác lạ (như cay nồng hay rất tanh). Đây chính là dấu hiệu chứng tỏ bạn bị viêm nhiễm phụ khoa.

Lưu ý là không nên cố gắng che đậy mùi hương bằng chất khử âm đạo. Hầu hết các dung dịch giúp khử mùi đều ảnh hưởng đến chất nhầy cổ tử cung (làm giảm khả năng mang thai). Cứ để tự nhiên, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những điều bất thường liên quan đến bộ phận sinh dục của mình.

7. Giai đoạn hoàng thể trung bình từ 10–14 ngày

Thực ra là: Không đúng.

Giai đoạn hoàng thể là khoảng thời gian giữa ngày rụng trứng và ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Giai đoạn này thường là từ 12–14 ngày, nhưng có khi 16 ngày cũng được coi là bình thường. Chỉ khi nào giai đoạn hoàng thể ít hơn 10 ngày, bạn mới cần hỏi bác sĩ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc ức chế men chuyển: những điều bạn cần lưu ý

(46)
Thuốc ức chế men chuyển là một trong những loại thuốc phổ biến dùng trong quá trình điều trị tăng huyết áp. Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà nó ... [xem thêm]

Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bạn đã biết cách?

(96)
Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch ảnh hưởng thế nào đến cơ thể? Liệu bạn có thể kiểm soát hoàn toàn các nhân tố này hiệu quả?Phần lớn các ... [xem thêm]

Rối loạn định dạng giới và những điều nên biết

(16)
Rối loạn định dạng giới và những điều cần biết về bệnh giúp bạn có cách tiếp cận phù hợp và điều chỉnh các hành vi lệch lạc về giới tính. Rối ... [xem thêm]

Bạn cần biết những gì khi cho trẻ 8-12 tháng tuổi ăn?

(19)
Khi bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn thức ăn rắn sẽ có rất nhiều sự kiện quan trọng xảy ra. Sau đây là một số cột mốc quan trọng ấy.Cột mốc thứ 1: ... [xem thêm]

10 cách giúp bạn phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

(18)
Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể sinh sôi và phát tán rất nhanh nên có thể gây ra nhiều rủi ro không báo trước. Khi biết cách ngăn ngừa các bệnh ... [xem thêm]

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ của những bà mẹ yêu con

(41)
Mặc dù cho con bú mẹ được miêu tả là rất “tự nhiên” và “dễ dàng” nhưng với những bà mẹ chưa có kinh nghiệm, việc này có thể đem đến rất nhiều ... [xem thêm]

Các nhà khoa học Israel công bố một bước tiến mới trong điều trị ung thư

(64)
Như chúng ta đã biết, ung thư là một căn bệnh hết sức nguy hiểm. Theo Hiệp hội Ung thư Ailen (một tổ chức từ thiện tại Ailen) thì mỗi giờ ở Ailen có một ... [xem thêm]

Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị viêm vú

(73)
Cơ thể bạn trải qua rất nhiều thay đổi trong thời gian mang thai. Đối với những người lần đầu tiên làm mẹ, điều này khá là khó khăn. Thậm chí, đôi lúc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN