Có nên bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ?

(4.48) - 85 đánh giá

Việc bổ sung thường quy các vitamin và khoáng chất cho trẻ em là không cần thiết đối với những đứa trẻ khỏe mạnh đang phát triển bình thường, tiêu thụ 1 chế độ ăn đa dạng thực phẩm, có tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời.

Trong 1 cuộc khảo sát về thói quen ăn uống ở trẻ nhỏ và trẻ trước tuổi đến trường tại Mỹ thấy rằng nhiều trẻ em những đứa được bổ sung chế phẩm có hàm lượng vitamin A, kẽm, Folate quá mức cần thiết so với trẻ không được bổ sung. Trong 1 cuộc khảo sát quốc tế khác, việc bổ sung vitamin và khoáng chất đã đóng góp vào việc làm gia tăng lượng vitamin A, C, sắt, kẽm, đồng, selenium, và acid Folic ở trẻ từ 2 – 18 tuổi.

Nếu các bậc cha mẹ mong muốn cho con họ được bổ sung thì 1 loại multivitamin + khoáng chất với liều khuyến cáo chuẩn cho trẻ em cũng không gây hại gì. Tuy nhiên việc tương tác với các thuốc nếu trẻ phải dùng thuốc để chữa bệnh là điều có thể xảy ra. Một liều lớn các vitamin hay liều của các chất dinh dưỡng khác nếu vượt quá mức độ khuyến cáo cho phép mỗi ngày nên được tránh vì tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc. Việc bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các viên kẹo nhai cho trẻ em cần lưu ý để xa tầm với của trẻ.

Chỉ định vitamin và khoáng chất cho trẻ

Vitamin và khoáng chất có thể chỉ định cho những trẻ em có nguy cơ về dinh dưỡng bao gồm:

  • Trẻ bị bỏ rơi hoặc sống trong môi trường thiếu thốn (neglected children)
  • Trẻ biếng ăn hoặc chế độ ăn không cân đối (anorexia and inadequate appetite)
  • Bị ngộ độc chì (lead poisoning)
  • Chậm tăng trưởng (failure to thrive)
  • Những trẻ không tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời và / hoặc không được cung cấp đủ vitamin D
  • Những trẻ chỉ ăn/ uống sữa bò và/ hoặc các sản phẩm từ sữa bò không giàu vitamin D
  • Những trẻ có bệnh mạn tính mà ảnh hưởng tới sự hấp thu dưỡng chất. Ví dụ trẻ bị bệnh gan làm không hấp thu được mỡ nên được bổ sung các vitamin tan trong mỡ như A,D,E,K. Những trẻ bị thiếu máu huyết tán thì nên được bổ sung acid folic
  • Những trẻ đang cố gắng giảm cân hoặc có 1 chế độ ăn kiêng quá khắt khe. Ví dụ những trẻ ăn chay trường (tránh tất cả các chế phẩm từ thịt, trứng, sữa, chế phẩm từ sữa) thì nên được cung cấp vitamin B12, sắt, vitamin D …..

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/653674851496705

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ngón tay cò súng ở trẻ em

(82)
Thường gặp ở ngón cái nhưng có thể gặp ở tất cả ngón cái. Ngón tay lúc nào cũng gập vào trong khó tự cữ động trong trong khi các ngón khác bình thường. ... [xem thêm]

Những vấn đề về khả năng đi của trẻ

(64)
Khi nào trẻ tập đi? Đa số trẻ nhỏ bước những bước đi đầu đời khi được 1 tuổi, cũng có trẻ sớm hơn hay trễ hơn 1 chút. Để có được những bước ... [xem thêm]

Công thức máu và các chất phản ứng viêm trong phase cấp ở bệnh nhi bị viêm phổi cộng đồng

(35)
Sự biến đổi của công thức máu (CMT) và các chất phản ứng viêm trong pha cấp có thể cung cấp các bằng chứng để giúp chúng ta phân biệt viêm phổi là do ... [xem thêm]

Bệnh sốt mò ở trẻ em

(10)
Tình huống lâm sàng Trẻ trai 9 tuổi tới khám vì sốt ngày thứ 12 Lâm sàng : Sốt cao liên tục 39- 40 độ C. Da xung huyết đỏ. Môi khô nứt nẻ, mặt mũi phờ ... [xem thêm]

Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn

(81)
Ép ăn, dọa nạt Cố gắng nhồi ép càng nhiều càng tốt, mặc dù con đã tỏ ra ngán, ngậm, ói….. có nhà còn dùng lời quát mắng, roi vọt để ép trẻ ăn theo ... [xem thêm]

Khói thuốc lá có hại gì cho bé?

(68)
Khói thuốc lá có hại gì cho bé Mẹ hút thuốc hay hít phải khói thuốc khi mang thai: Giảm tăng trưởng bào thai Giảm chức năng phổi Tăng đột tử ở trẻ sơ ... [xem thêm]

Thuyết vệ sinh và hen: Có phải dễ bị hen vì quá sạch sẽ?

(92)
Xã hội hiện đại đòi hỏi con người sống ngày càng vệ sinh hơn và thực sự chúng ta đang làm hết sức mình để tránh những thứ dơ bẩn hay mầm bệnh bằng ... [xem thêm]

Ho kéo dài

(40)
Ho kéo dài được định nghĩa là ho dai dẳng không thuyên giảm kéo dài quá 4 tuần lễ liên tục. Ẩn dưới triệu chứng ho kéo dài có nhiều thứ bệnh. Một cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN