Công thức máu và các chất phản ứng viêm trong phase cấp ở bệnh nhi bị viêm phổi cộng đồng

(3.8) - 35 đánh giá

Sự biến đổi của công thức máu (CMT) và các chất phản ứng viêm trong pha cấp có thể cung cấp các bằng chứng để giúp chúng ta phân biệt viêm phổi là do virus hay vi khuẩn. Nhưng chúng ta không nên sử dụng nó như 1 tiêu chuẩn duy nhất hay cứng nhắc trong việc chỉ định kháng sinh theo kinh nghiệm. Kể cả khi bạch cầu bình thường và các chất phản ứng viêm có nồng độ thấp cũng không loại trừ được viêm phổi do vi khuẩn.

Công thức máu (CTM, CBC).

Trên công thức máu chúng ta sẽ quan sát được sự biến đổi của 3 dòng tế bào máu: bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Sai lầm của chúng ta thường gặp là quá chú trọng 1 dòng bạch cầu mà không đặt sự biến đổi của 3 dòng này trong một mối tương quan chung. Thường thì trong đợt bệnh nhiễm trùng có sốt, dòng hồng cầu sẽ giảm, thể hiện tình trạng thiếu máu giả tạo. Nhiều người đã vội vàng chẩn đoán trẻ bị thiếu máu mà không kiểm tra lại CTM vào một dịp khác, có khi còn cho sắt ngay trong đợt đợt nhiễm trùng. Tiểu cầu cũng sẽ thường có biến đổi trong đợt nhiễm trùng, tăng hay giảm. Sự sụt giảm trầm trọng của 2 hoặc 3 dòng tế bào này khiến chúng ta phải suy nghĩ thêm về hội chứng thực bào hay các bệnh máu ác tính khác. Ở đây sẽ bàn tới dòng bạch cầu trong Viêm phổi trẻ em.

CMT thường không cần thiết cho những trẻ bị nhiễm trùng hô hấp dưới nhẹ chỉ cần điều trị ngoại trú, trừ phi CTM cần để củng cố khả năng nhiễm vi khuẩn trước khi cho kháng sinh. Đối với trẻ bú bẹ và trẻ em yêu cầu phải nhập viện thì CMT là bắt buộc.

  • Nếu bạch cầu (WBC) < 15.000/ microL thì viêm phổi này gợi ý tác nhân không phải vi khuẩn, trừ phi nhìn tổng trạng đứa bé xấu, những đứa trẻ nặng nề thậm chí còn có bạch cầu trung tính giảm và có tế bào non.
  • Nếu bạch cầu > 15.000/ microL thì gợi ý viêm phổi này là do vi khuẩn. Tuy nhiễm, trẻ bị viêm phổi không điển hình (Mycplasma Pneumoniae), viêm phổi do virus cúm, hoặc adenovirus cũng có thể làm cho bạch cầu tăng trên 15.000.

Bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi có thể gia tăng ở những trẻ viêm phổi không sốt do nhiễm C.trachomatis (Trẻ dưới 4 tháng).

Những trẻ sốt cao, mà có bạch cầu tăng cao trên 20.000/ microL thậm chí là không có triệu chứng hô hấp (ho) cũng cần nghĩ tới viêm phổi và phải chụp Xquang phổi để loại trừ.

Quan sát số lượng tuyệt đối bạch cầu đa nhân trung tính theo từng lứa tuổi (bạn nên sử dụng bảng của MayoClinic) cũng giúp ích cho bạn chỉ định kháng sinh hay không.

Các chất phản ứng viêm trong pha cấp

Các chất phản ứng viêm trong pha cấp như tốc độ máu lắng (ESR),CRP, PCT không cần thiết phải thực hiện thường quy ở những trẻ được tiêm chủng đầy đủ bị viêm phổi điều trị ngoại trú. Tuy nhiên với những trường hợp nặng hơn yêu cầu phải nhập viện, việc định lượng các chất này giúp cung cấp các thông tin để đánh giá đáp ứng điều trị.

Việc đo nồng độ CRP huyết thanh cũng có thể giúp ích cho việc phân biệt được viêm phổi do virus hay viêm phổi 1 cách tương đối.

Một phân tích meta từ 8 nghiên cứu bao gồm 1230 bệnh nhân, gợi ý rằng viêm phổi do vi khuẩn thường gặp ở những trẻ có CRP từ 35- 60 mg/ L chiếm 41%. giá trị tiên đoán dương của CRP ở nhóm có nồng độ 40 – 60 mg/ L là 64%.

Sự gia tăng của nồng độ PCT thì có độ nhạy tương đương nhưng độ đặc hiệu cao hơn so với CRP trong việc phân biệt giữa viêm phổi vi khuẩn và viêm phổi virus

Các chất phản ứng viêm trong pha cấp không nên được sử dụng với mục đích chính là để phân biệt viêm phổi virus hay vi khuẩn mà nên sử dụng để theo dõi đáp ứng với liệu pháp điều trị thì hơn.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/753734001490789
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/4399688
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/….
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/….
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/….
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21890766
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Chọn tiêm chủng mở rộng hay vaccine dịch vụ?

    (96)
    Chọn tiêm chủng mở rộng hay vaccine dịch vụ? Trẻ có thể tiêm vaccine tiêm chủng mở rộng (TCMR) hay dịch vụ có thể đổi qua đổi lại, miễn sao tiện là ... [xem thêm]

    Trẻ từ 6 tháng – dưới 12 tháng tuổi tiêm phòng những gì?

    (93)
    Phế cầu (Synfloryx): bé nào đã tiêm được 2 mũi lúc 2 tháng và 4 tháng thì tiêm mũi thứ 3 trong độ tuổi này tốt nhất là lúc 6 tháng. Bé nào chưa được tiêm ... [xem thêm]

    Xổ mũi ở trẻ em

    (29)
    Con nít thế nào cũng có lúc bị xổ mũi , khụt khịt Xổ mũi Xổ mũi, nghẹt mũi sẽ làm bé khó ngủ, khó bú Xổ mũi thở mũi không được thở miệng sẽ làm ... [xem thêm]

    Các vi chất dinh dưỡng cho trẻ em

    (79)
    Vi chất dinh dưỡng là gì? Vi chất dinh dưỡng ở đây bàn tới các vitamin và các chất khoáng vi lượng, chất khoáng vi lượng là những chất mà nhu cầu mỗi ngày ... [xem thêm]

    Tật sức môi chẻ vòm (Hở hàm ếch)

    (65)
    Tật có thể phát hiện trong bào thai khi siêu âm, nếu không may bị thì cũng là chuyện đã rồi, lo lắng không giải quyết gì được. Tùy mức độ tật mà có ... [xem thêm]

    Tại sao trẻ hay ho về đêm

    (76)
    Than phiền thường xuyên của phụ huynh ”Con em cứ đêm là ho, ho đêm nhiều lắm, tại sao đêm lại ho nhiều vậy bác sĩ?” Khi đường hô hấp bị viêm nhiễm, ... [xem thêm]

    Chăm sóc trẻ sơ sinh

    (100)
    Khi mới sinh ra, bé cần phải có thời gian để thích nghi với môi trường sống mới, bên ngoài tử cung của người mẹ. Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của ... [xem thêm]

    Dùng phương tiện truyền thông quá mức

    (24)
    Khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kì Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kì khuyến khích các bậc phụ huynh giúp con mình hình thành những thói quen sử dụng các ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN