Bệnh sốt mò ở trẻ em

(4.15) - 10 đánh giá

Tình huống lâm sàng

Trẻ trai 9 tuổi tới khám vì sốt ngày thứ 12
Lâm sàng :

  • Sốt cao liên tục 39- 40 độ C.
  • Da xung huyết đỏ.
  • Môi khô nứt nẻ, mặt mũi phờ phạc, lưỡi trắng.
  • Hạch nách phải lớn 3 cm * 3.5 cm, đau , chắc.
  • Gan lách lớn.
  • Các cơ quan khác chưa thấy bất thường.
  • Vết loét hạ đòn phải .

Tìm hiểu về sốt mò

  • Tên gọi khác : Sốt bờ bụi, sốt rừng rú.
  • Nguyên nhân : Do con Orientia tsutsugamushi thuộc họ Ricketsia gây ra.
  • Vật trung gian truyền bệnh : ẤU TRÙNG CON MÒ.
  • Nơi hay có bệnh : Vùng rừng núi, nhiều cây cối rậm rạp, nhiều cỏ dại ,đất mùn ẩm ướt.
  • Ai hay bị sốt mò : Người làm rừng, làm rẫy, làm đường, khai hoang, săn bắn, đào vàng.
  • Mùa nào hay bị sốt mò : Tại Việt Nam hay gặp từ đầu đến cuối mùa mưa ( từ tháng 6 đến tháng 9 ).
  • Quá trình con người bị truyền bệnh như thế nào : Con mò đẻ ra trứng = > trứng nở ra ấu trùng = > ấu trùng bò lên ngọn cỏ = > ấu trùng mò đốt thú hoặc người => trong nước bọt ấu trùng mò có thể có tác nhân gây bệnh (Orientia tsutsugamushi), và thế là người nhiễm bệnh.

Triệu chứng

  • Trong giai đoạn sớm ( nung bệnh ) kéo dài 6-20 ngày chỉ thấy nốt mò đốt và sưng hạch cạnh nơi bị đốt.

Giai đoạn sau có các triệu chứng sau :

  • Sốt ( 100 % có sốt ) , xuất hiện đột ngột , mới đầu sốt nhẹ , sau vài ngày sốt cao liên tục 39-40 độ.
  • Nhức đầu , chóng mặt , đau mình , môi khô lưỡi bẩn, sốt cao nhưng mạch không nhanh ( điểm này giống bệnh thương hàn ).
  • Nốt loét do ấu trùng mò đốt : điển hình như trong hình , vị trí hay ở vùng da non, có nếp gấp : bẹn , bìu dái, bụng ….
  • Sưng hạch toàn thân
  • Phát ban : thường từ ngày 4 đến ngày 7 của bệnh, hồng ban không ngứa, không đau , tự hết.

Ngoài ra còn có :

  • Rối loạn thần kinh : li bì , mê sảng , hôn mê hoặc kích động.
  • Viêm cơ tim, viêm tắc mạch máu , tụt huyết áp vào cuối tuần thứ 2.
  • Viêm phổi.
  • Rối loạn tiêu hóa , gan lách to.
  • Viêm Thận.
  • Xuất huyết : Nôn ra máu, ỉa máu, ho ra máu.
  • Công thức máu : bạch cầu bình thường hoặc tăng, đa nhân trung tính ưu thế, tiểu cầu thường giảm.
  • Men gan tăng rất cao có khi tới vài trăm.
  • Test nhanh dùng phản ứng ELISA ( + ).

Diễn biến

  • Có thể tự khỏi sau 6 tuần, miễn dịch không bền vững.
  • Nếu không điều trị chết 7 %.
  • Nếu được điều trị đúng kháng sinh cho kết quả ngoạn mục.

Điều trị

Kháng sinh

  • DOXYCYCLIN 100 mg * 2 lần/ ngày
  • Chloramphenicol 50-100 mg/kg/24h, người lớn 500 mg * 4 lần/ ngày.
    Thời gian dùng thuốc : 15 ngày hoặc thêm 3 ngày sau khi cắt sốt.
    Kháng sinh thay thế : Tetracyclin hoặc Rifampicin, Azithromycin, trẻ con dùng AZITHROMYCIN.

Phòng bệnh

  • Xử lý ổ dịch.
  • Bảo vệ cá nhân.
  • Dự phòng bằng thuốc.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/410890602441799

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sốt siêu vi ở trẻ em

(21)
Xuất phát từ tình hình thực tế là nhiều phụ huynh rất lăn tăn với chẩn đoán sốt siêu vi của bác sĩ, nhiều người còn tỏ ra hoang mang, lo lắng sợ con mình ... [xem thêm]

Dùng phương tiện truyền thông quá mức

(24)
Khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kì Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kì khuyến khích các bậc phụ huynh giúp con mình hình thành những thói quen sử dụng các ... [xem thêm]

Chuẩn bị cho bé đi trẻ

(52)
Tâm lý Trò chuyện giải thích nếu bé hiểu, nếu bé không chịu đi có thể cho bé đi 1 buổi để tập làm quen rồi cả ngày. Về nhà quan sát, giải thích và trò ... [xem thêm]

Chân vòng kiềng, chân chữ X, bàn chân bẹt

(45)
Chân vòng kiềng (hay còn gọi chân chữ O) Trẻ nhỏ thường bị chân vòng kiềng, tức là 2 đầu gối xa nhau nhưng mắt cá chân lại sát nhau và ngón chân quặp (các ... [xem thêm]

Giải đáp một số thắc mắc về một số bệnh ở trẻ

(64)
Trẻ đồ mồ hôi nhiều Đổ mồ hôi nhiều không nhất thiết phải là thiếu canxi . Trong thực tế đa số là bình thường , do hệ thần kinh giao cảm và phó giao ... [xem thêm]

Kháng sinh không phải thuốc độc

(34)
Nhiều mẹ không muốn dùng kháng sinh cho con? Mấy ngày hôm trước tôi có khám cho 1 trẻ bị viêm tai giữa cấp 2 bên, màng nhĩ căng phồng ứ mủ bên trong, bé đau ... [xem thêm]

Làm gì khi bé bị sốt?

(24)
Trẻ sốt thì không có gì lạ: Thế nào bé cũng sẽ bị sốt nên sốt cũng không gì lạ Phải tập cặp nhiệt, biết lau mát, biết tính liều thuốc sốt vì thế ... [xem thêm]

Làm gì khi con bị bỏng?

(50)
Rửa vết bỏng bằng nước lạnh nhiều lần ngay lập tức. Để nước lạnh chảy qua chỗ bị bỏng trong thời gian đủ lâu nhằm làm mát vùng bị bỏng và giảm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN