Ho kéo dài

(4.01) - 40 đánh giá

Ho kéo dài được định nghĩa là ho dai dẳng không thuyên giảm kéo dài quá 4 tuần lễ liên tục. Ẩn dưới triệu chứng ho kéo dài có nhiều thứ bệnh. Một cách tổng quát có thể tóm gọn trong 2 nhóm nguyên nhân lớn

Ho do có bệnh thực sự

Trong nhóm này ta lại chia ra 2 nhóm:

Nguyên nhân tại phổi

Suyễn, lao phổi, viêm phổi ( nhất là nhóm viêm phổi do vi khuẩn không điển hình ), dị vật bỏ quên…

Nhóm nguyên nhân ngoài phổi

  • Có dịch chảy từ đường hô hấp trên xuống ( hội chứng chảy mũi sau ) gồm: viêm mũi dị ứng, viêm hệ thống xoang sau, viêm V.A xuất tiết dịch
  • Có dịch trào từ dưới lên: bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Bệnh tim bẩm sinh có ứ huyết phổi.

Ho do tâm lý

Trong chứng này trẻ chỉ ho khi thức. Không ho khi ngủ.

Cần lưu ý gì?

Bạn cần hiểu định nghĩa ho kéo dài là ám chỉ 1 đợt bệnh kéo dài quá 4 tuần. Ở trẻ em, nhiều đợt bệnh cảm liên tiếp nhau có thể dẫn tới triệu chứng ho dai dẳng mà chúng ta có thể nhầm lẫn với ho kéo dài

Bạn biết rằng một đợt bệnh cảm thường trẻ có thể ho trung bình 2 tuần lễ thậm chí 3 tuần lễ mới hết. Nếu 1 tháng trẻ bị cảm 2 đợt nhất là trẻ mới đi mẫu giáo hay vào mùa cuối năm thì dường như nguyên cả tháng trẻ đều có ho. Vậy làm sao phân biệt đây?

Với ho kéo dài (1 đợt bệnh) suốt 4 tuần lễ trẻ ho một cách hằng định hoặc tăng dần lên. Nghĩa là ngày nào trẻ cũng ho như nhau hoặc ngày càng tăng dần chứ không có ngày nào thuyên giảm hay ngưng ho cả.

Ngược lại, nếu bạn quan sát thấy con ho 1-2 tuần lễ sau đó có vẻ đang giảm giảm thì lại bị sổ mũi ra, ấm nhẹ và ho tăng lên thì đó là trẻ bị một đợt cảm mới. Đợt cũ chưa khỏi đợt mới lại chồng lên. Cứ vậy diễn biến giống như từng đợt sóng hình sin vậy.

Điều trị ho kéo dài như thế nào?

Nên nhớ ho chỉ là triệu chứng của bệnh. Phải tìm ra nguyên nhân gây ho để điều trị chứ không phải là dùng thuốc giảm ho. Nếu bạn dùng thuốc giảm ho trong ho kéo dài tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn, vì cái bệnh nền của trẻ không được giải quyết sẽ ngày càng nặng lên.

Bác sĩ có thể khảo sát từng bước hoặc làm luôn một lần tất cả các khảo sát để truy tìm ra nguyên nhân của bệnh. Các khảo sát bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Nội soi tai mũi họng
  • Chụp X-quang phổi
  • Đo chức năng hô hấp

Trong trường hợp không may mắn. Tất cả các khảo sát trên đều không tìm ra nguyên nhân bệnh bác sĩ buộc lòng phải điều trị thử. Cũng tuỳ bác sĩ, có người điều trị đồng loạt các chứng bệnh thường gặp gây ho kéo dài cũng có bác sĩ điều trị từng bệnh một. Tôi ưa thích điều trị từng bệnh một hơn. 4 bệnh thường gặp gây ho kéo dài ở trẻ mà tôi hay gặp bao gồm:

  • Suyễn
  • Viêm mũi xoang
  • Trào ngược
  • Viêm phổi không điển hình.

Trên đây là tổng kết khoảng 10 ca ho kéo dài trong vòng 1 năm qua. Ca ho dài nhất là hơn 6 tháng, ca ngắn nhất 5 tuần.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/745729182291271

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ứ nước đài bể thận ở trẻ

(34)
Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng khi biết con mình bị ứ nước thận có thể ngay từ giai đoạn bào thai hay nhờ siêu âm bụng tình cờ phát hiện ra, bài viết ... [xem thêm]

Viêm mũi dị ứng hay cảm lạnh?

(10)
Con tôi bị hắt hơi, sổ mũi kéo dài. Làm sao có thể biết được cháu bị viêm mũi dị ứng hay chỉ là chứng cảm lạnh? Đó là câu hỏi thường gặp của phụ ... [xem thêm]

Về việc sử dụng Corticoid đường toàn thân trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp

(93)
Nghiên cứu về tác dụng corticoid trong viêm tiểu phế quản cấp Đối với nhũ nhi và trẻ nhỏ khỏe mạnh trong đợt đầu của viêm tiểu phế quản cấp chúng ... [xem thêm]

Dùng đồng thời nhiều loại vaccine

(93)
Dùng đồng thời nhiều vaccine là gì? Dùng đồng thời nhiều vaccine được định nghĩa là chỉ định nhiều hơn 1 loại vaccine trong cùng 1 ngày khám ở những vị ... [xem thêm]

Màu sắc nước tiểu của trẻ

(99)
Nhân tiện về việc có bạn hỏi về màu sắc nước tiểu của con,mình đăng lại bài này nói về các rắc rối về màu sắc nước tiểu của trẻ. Thỉnh thoảng ... [xem thêm]

Tật dính thắng lưỡi ở trẻ

(42)
Dính thắng lưỡi là gì? Dính thắng lưỡi là một tật bẩm sinh thường gặp, do dây thắng lưỡi ngắn làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi. ... [xem thêm]

Những lưu ý để con có giấc ngủ lành mạnh

(32)
Thiết lập giờ đi ngủ cố định mỗi ngày. Giờ đi ngủ và giờ thức dậy không nên thay đổi bất kể ban ngày con có đi học hay không đi học nghĩa là đừng ... [xem thêm]

Hành động rập khuôn của trẻ không nên quá lo

(97)
Bé trai hay làm vậy hơn bé gái thường 4 tuổi sẽ hết. Bé cứ làm 1 việc, chơi 1 trò hoài, làm 1 việc tới lui mà chả có ý nghĩa gì mà chả thấy mệt không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN