Chụp X-quang chi

(3.95) - 16 đánh giá

Tên kĩ thuật y tế: Chụp X-quang chi

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Cánh tay, bàn chân, đầu gối, hông, chân

Tìm hiểu chung

Chụp X-quang chi là gì?

Chụp X-quang chi là chụp X-quang tại những vùng tay, cổ tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, hông, hoặc chân của bạn. Nó thường được thực hiện để xem liệu xương đã bị gãy hoặc bị trật khớp hay không. Phương pháp này cũng được sử dụng để kiểm tra chấn thương hoặc tổn thương do các bệnh như nhiễm trùng, viêm khớp, u xương, hoặc các bệnh xương khác, chẳng hạn như loãng xương.

X-quang là một dạng bức xạ giống như ánh sáng hoặc sóng vô tuyến. Trong đó bức xạ sẽ tập trung vào một chùm, giống như một chùm đèn pin. X-quang có thể đi qua hầu hết các vật thể, bao gồm cả cơ thể con người. X-quang hiện hình ảnh bằng cách tác động vào thiết bị phát hiện để tạo ra hình ảnh lên tấm phim hoặc gửi hình ảnh vào máy tính. Những mô dày đặc trong cơ thể chẳng hạn như xương sẽ hấp thụ nhiều tia X-quang và hiện thành màu trắng trên ảnh. Các mô ít dày đặc chẳng hạn như cơ bắp và các cơ quan nội tạng sẽ ngăn chặn ít tia X-quang hơn và hiện thành màu xám trên ảnh. X-quang sẽ xuyên qua không khí chẳng hạn như trong phổi và hiện thành màu đen trên ảnh.

Khi nào bạn nên chụp X-quang chi?

Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra xem bạn có bị các bệnh sau hay không:

  • Gãy hoặc bị nứt xương;
  • Nhiễm trùng;
  • Viêm khớp;
  • U xương;
  • Trật khớp;
  • Sưng tấy;
  • Tụ dịch trong khớp;
  • Dị tật xương.

Bạn cũng có thể cần chụp X-quang để kiểm tra xem các chấn thương như gãy tay đã lành chưa.

Điều cần thận trọng

Bạn nên làm gì trước khi chụp X-quang chi?

Bạn có thể hỏi bác sĩ về lượng phóng xạ được sử dụng trong quá trình chụp và các rủi ro liên quan đến tình hình sức khỏe cụ thể của bạn. Bạn nên ghi chép lại mình đã tiếp xúc với tia bức xạ bao nhiêu lần rồi, chẳng hạn như bạn đã chụp X-quang hoặc CT scan bao nhiêu lần, vào khi nào, sau đó đem thông tin này báo cho bác sĩ biết, nó sẽ rất có ích cho bạn. Những biến chứng liên quan đến phơi nhiễm phóng xạ phụ thuộc vào lượng X-quang tích lũy thời gian dài trong quá trình điều trị bệnh của bạn.

Nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ rằng bạn có thể mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ. Tiếp xúc bức xạ trong thời gian mang thai có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ. Nếu việc chụp X-quang chi là cần thiết, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc để giảm thiểu tiếp xúc với bức xạ cho thai nhi.

Bạn còn có thể đối mặt với những rủi ro khác tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn thảo luận kĩ với bác sĩ trước khi làm thủ thuật này.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi chụp X-quang chi?

Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai. Gỡ bỏ tất cả đồ trang sức ra khỏi khu vực sẽ được chụp. Bạn không cần phải làm thêm bất cứ điều gì khác trước khi chụp.

Trước khi bắt đầu chụp X-quang, kĩ thuật viên chụp X-quang có thể sẽ yêu cầu bạn mặc áo choàng của bệnh viện.

Quy trình thực hiện chụp X-quang chi như thế nào?

Việc chụp X-quang chi sẽ được thực hiện trong bộ phận X-quang của bệnh viện hoặc phòng mạch bác sĩ với người thực hiện là kỹ thuật viên X-quang. Bạn sẽ được yêu cầu gỡ bỏ bất kỳ quần áo và đồ trang sức trên phần cơ thể sẽ được chụp X-quang. Bạn sẽ được bố trí sao cho phần cơ thể cần được chụp X-quang được nằm phẳng trên bàn chụp. Bạn sẽ phải nằm yên và nín thở trong vài giây khi hình ảnh được chụp để ảnh không bị nhòa. Thủ tục chụp X-quang chi diễn ra rất nhanh và không gây đau đớn.

Bạn nên làm gì sau khi chụp X-quang chi?

Sau khi phim được chụp, kĩ thuật viên sẽ xử lý hình ảnh. Bạn có thể sẽ được yêu cầu ở lại phòng chụp trong giây lát để kĩ thuật viên đảm bảo rằng phim chụp của bạn đạt yêu cầu (chẳng hạn như phim không bị mờ). Nếu cần thiết, bạn có thể sẽ được yêu cầu chụp lại để có được một hình ảnh rõ nét hơn.

Trong trường hợp khẩn cấp, các bác sĩ có thể xem kết quả chụp X-quang trong vài phút. Nếu không, kĩ thuật viên chụp X-quang sẽ viết báo cáo chính thức và hoàn thành nó vào ngày hôm sau.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường

  • Các xương, khớp và các mô mềm bình thường. Không có sự hiện diện của các dị vật chẳng hạn như những mảnh kim loại hoặc thủy tinh;
  • Không bị nhiễm trùng và không có khối u nào;
  • Các khớp có cấu trúc bình thường, không có dấu hiệu trật khớp hoặc có dấu hiệu của các bệnh như viêm khớp;
  • Tất cả các bộ phận của khớp đều nằm ở vị trí chính xác.

Kết quả bất thường

  • Xương bị nứt;
  • Phát hiện các ngoại vật như những mảnh kim loại hoặc thủy tinh;
  • Phát hiện khối u;
  • Các dấu hiệu của chảy máu hoặc nhiễm trùng, chẳng hạn như tụ máu, mủ, hoặc khí;
  • Bị trật khớp;
  • Có dấu hiệu của tổn thương các bệnh như loãng xương, viêm xương khớp, bệnh gout, bệnh Paget hoặc viêm khớp bàn chân và bàn tay;
  • Mô bị sưng quanh xương mà xương có thể hoàn toàn bình thường;
  • Có bộ phận bị rời ra, bị mòn hoặc bị nhiễm trùng ở khớp nhân tạo;
  • Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xạ hình (Radionuclide Scan hoặc Isotope Scan)

(85)
Xạ hình là gì? Xạ hình (Radionuclide Scan hoặc Isotope Scan) là một phương pháp ghi hình xương, cơ quan và các phần khác của cơ thể bằng cách dùng một liều nhỏ ... [xem thêm]

Chụp CT cột sống thắt lưng cùng

(12)
Tên kĩ thuật y tế: Chụp CT cột sống thắt lưng cùngBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Cột sốngTìm hiểu chungChụp CT cột sống thắt lưng cùng là gì?Chụp cắt lớp ... [xem thêm]

Xét nghiệm máu tổng quan

(84)
Thành phần của máu bao gồm những gì? Huyết tương (plasma), phần chất lỏng của máu, chiếm khoảng 60% khối lượng của máu. Huyết tương chủ yếu được làm ... [xem thêm]

Thử thai tại nhà

(43)
Tên kĩ thuật y tế: Thử thai tại nhàBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Nước tiểuTìm hiểu chungThử thai tại nhà là gì?Thử thai tại nhà là một xét nghiệm dùng que ... [xem thêm]

Định lượng glucose sau khi ăn

(54)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn (PPG)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm định lượng glucose sau khi ăn là ... [xem thêm]

Aldolase

(44)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm aldolaseBộ phận cơ thể/Mẫu thử: máuTìm hiểu chungXét nghiệm aldolase là gì?Xét nghiệm đo nồng độ enzyme aldolase có ích nhất ... [xem thêm]

Điện di Hemoglobin

(49)
Tên kỹ thuật y tế: Điện di Hemoglobin (điện di huyết sắc tố)Bộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm điện di huyết sắc tố là gì?Huyết ... [xem thêm]

Soi và sinh thiết cổ tử cung

(83)
Tên kỹ thuật y tế: Soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cungBộ phận cơ thể/mẫu thử: Cổ tử cungTìm hiểu chungSoi và sinh thiết cổ tử cung là gì?Soi cổ tử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN