Thử thai tại nhà

(4.18) - 43 đánh giá

Tên kĩ thuật y tế: Thử thai tại nhà

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Nước tiểu

Tìm hiểu chung

Thử thai tại nhà là gì?

Thử thai tại nhà là một xét nghiệm dùng que thử nhúng vào nước tiểu của bạn để xem thử bạn có thai hay không. Xét nghiệm này xác định có thai bằng cách tìm sự hiện diện của một hormone trong thai kỳ gọi là hCG (gonadotropin màng đệm ở người) trong mẫu nước tiểu. Nồng độ hCG sẽ tăng cao trong thai kỳ. Thử thai tại nhà có kết quả tương tự như thử thai tại hầu hết phòng mạch của bác sĩ nếu bạn dùng chúng chính xác như hướng dẫn.

Khi người phụ nữ mang thai, trứng thường được thụ thụ tinh với tinh trùng trong vòi trứng. Trong vòng 9 ngày sau khi thụ tinh, trứng di chuyển xuống vòi trứng để đi vào tử cung và đính vào (làm tổ) trong thành tử cung. Khi trứng thụ tinh đã làm tổ, nhau thai bắt đầu phát triển và bắt đầu phóng thích hCG vào máu người mẹ. Một phần lượng hCG này được thải qua nước tiểu. Trong vòng vài tuần lễ đầu thai kỳ, lượng hCG trong nước tiểu tăng rất nhanh – gấp đôi mỗi 2 đến 3 ngày.

Có hai loại thử thai tại nhà cơ bản:

Loại thường gặp nhất sử dụng que thử hoặc que nhúng nước tiểu. Một vùng trên que này sẽ đổi màu nếu có sự hiện diện của hCG, điều này nghĩa là bạn đang có thai.

Loại thứ hai là sử dụng cốc chứa nước tiểu với thiết bị thử. Để sử dụng loại xét nghiệm này, bạn phải nhỏ nhiều giọt nước tiểu vào một giếng trên thiết bị thử hoặc nhúng thiết bị thử vào trong cốc thu thập nước tiểu. Một vùng trên thiết bị này sẽ đổi màu nếu có sự hiện diện của hCG, điều này nghĩa là bạn đang có thai.

Mẫu nước tiểu đầu tiên buổi sáng (lấy từ bàng quang sau khi để qua đêm) là mẫu tốt nhất và có cho kết quả thử chính xác nhất.

Độ chính xác của thử thai tại nhà khác nhau với mỗi phụ nữ vì:

  • Chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng của một phụ nữ có thể thay đổi mỗi tháng;
  • Ngày làm tổ chính xác của trứng đã thụ tinh thường không được biết rõ;
  • Mỗi bộ thử thai tại nhà có độ chính xác khác nhau trong việc phát hiện hCG. Nếu nồng độ quá thấp, mẫu nước tiểu đầu tiên buổi sáng là mẫu có khả năng cho kết quả chính xác cao nhấ

Hiện nay có một số bộ thử thai tại nhà rất nhạy do đó có thể cho bạn biết bạn đã có thai chưa ngay từ ngày đầu tiên trễ kinh, tuy nhiên đa số bộ thử thai còn lại cho kết quả chính xác sau khoảng một tuần trễ kinh.

Khi nào bạn nên thực hiện thử thai tại nhà?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang mang thai hoặc bạn có những dấu hiệu có thai sau khi quan hệ không dùng các phương pháp tránh thai, bạn nên thử thai tại nhà trước khi đến bệnh viện hoặc đến gặp bác sĩ. Những dấu hiệu có thai là:

Bạn bị trễ kinh. Đây là dấu hiệu báo tin có thai xuất hiện đầu tiên và đáng tin cậy nhất. Bạn nên lưu ý là ngoài có thai, thì trễ kinh còn có thể do một số nguyên nhân khác như căng thẳng, chế độ ăn và một số bệnh lý bạn đang mắc phải.

Bạn bị đau bụng, cơn đau thường giống như là đau bụng khi tới kỳ kinh.

Ngực bạn căng lên, to hơn và bắt đầu cảm thấy đau tức.

Đôi khi bạn có thể buồn nôn, không muốn ăn, mệt mỏi và đi tiểu thường xuyên.

Tốt nhất là bạn nên làm xét nghiệm thử thai vào ít nhất là 1 tuần sau khi trễ kinh, vì thử vào thời điểm này là có kết quả chính xác nhất. Bạn nên lấy nước tiểu vào buổi sáng sớm. Mức độ chính xác của xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào:

Bạn có làm đúng theo hướng dẫn không.

Thời gian bạn làm xét nghiệm là bao nhiêu ngày sau trễ kinh.

Thời điểm bạn rụng trứng và thời điểm phôi làm tổ lên thành tử cung.

Mức độ nhạy của xét nghiệm.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện thử thai tại nhà?

Thử thai tại nhà có thể được sử dụng ngay từ ngày đầu tiên trễ kinh, nhưng kết quả của phương pháp thử sẽ chính xác hơn nếu bạn chờ thêm vài ngày. Nếu bạn thử ngay khi mới trễ kinh và kết quả cho thấy bạn không mang thai (kết quả âm tính), hãy thử lại sau 1 tuần nếu bạn vẫn không có kinh trở lại, hoặc đến phòng mạch bác sĩ để được thử thai.

Hầu hết phụ nữ sẽ có kết quả dương tính trong vòng vài ngày sau trễ kinh nhưng một vài phụ nữ có thể có kết quả âm tính ở giai đoạn sớm của thai kỳ.

Hormone hCG có thể được tìm thấy ở trong máu trước khi xuất hiện trong nước tiểu. Xét nghiệm máu có thể xác định có thai khoảng 6 ngày sau khi trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung (ngay cả trước khi trễ kinh).

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện thử thai tại nhà?

Bạn có thể mua bộ thử thai tại nhà ở hiệu thuốc hoặc tiệm tạp hóa. Bạn có thể mua bộ dụng cụ này mà không cần đơn của bác sĩ.

Bộ thử thường có các que nhúng hoặc que thử bằng nhựa và hướng dẫn sử dụng. Có một số bộ thử có cốc chứa nước tiểu và que để nhúng vào. Còn đối với bộ thử nước tiểu giữa dòng, nó sẽ chứa một que thử, bạn sử dụng bằng cách đưa que thử này vào trong dòng nước tiểu khi bạn đang tiểu ra trong vòng vài giây. Tất cả bộ thử đều cần phải chờ một khoảng thời gian trước khi đọc kết quả.

Quy trình thực hiện thử thai tại nhà như thế nào?

Đọc kỹ hướng dẫn đi kèm với bộ thử tại nhà. Các hướng dẫn khác nhau tùy theo bộ thử. Hãy đảm bảo rằng bạn đọc kết quả vào đúng thời điểm được chỉ định trong hướng dẫn để có kết quả chính xác.

Nếu bạn có bộ thử yêu cầu dùng mẫu nước tiểu buổi sáng, thì nước tiểu bạn đem đi thử phải nằm ở trong bàng quang được ít nhất là 4 giờ. Mẫu nước tiểu đầu tiên buổi sáng (lấy từ bàng quang để qua đêm) cho kết quả thử chính xác nhất. Bạn phải thực hiện xét nghiệm ngay trong vòng 15 phút sau khi hứng nước tiểu.

Nếu bạn dùng bộ thử giữa dòng, tiểu một ít ra trước và sau đó đưa que nhúng vào trong dòng nước tiểu cho đến khi bạn tiểu xong. Thử mẫu nước tiểu theo hướng dẫn đi kèm với bộ thử.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện thử thai tại nhà?

Với bất kỳ bộ thử thai tại nhà nào, nếu kết quả cho thấy bạn có thai (dương tính), bạn cũng nên gặp nhân viên y tế để xác định lại kết quả thử bằng que có chính xác hay không. Tuy nhiên bạn nên lưu ý, nếu kết quả cho thấy bạn không có thai (âm tính), thì bạn vẫn có thể có thai. Bạn nên làm lại sau một tuần nếu không có kinh trở lại. Nếu kết quả làm lại lần thứ hai vẫn âm tính thì hầu như là bạn không có thai, nhưng bạn nên đi khám để xác định lý do tại sao bạn không có kinh.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Điều quan trọng là cần phải biết kết quả dương tính hay âm tính có ý nghĩa như thế nào.

Nếu bn có kết qu dương tính, bạn đang mang thai. Điều này là đúng bất kể độ đậm nhạt hay màu sắc của vạch và các dấu hiệu như thế nào. Nếu bạn có kết quả dương tính, bạn cần phải gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.

Trong s hiếm trường hp, bn có th có kết qu dương tính gi. Điều này nghĩa là bạn không mang thai nhưng que thử lại nói có. Bạn có thể có kết quả dương giả nếu có máu hay protein trong nước tiểu. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc an thần, thuốc chống động kinh hoặc thuốc ngủ cũng có thể gây dương tính giả.

Nếu bn có kết qu âm tính, bạn hầu như không mang thai. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể có thai nếu:

  • Que thử đã hết hạn sử dụng;
  • Bạn sử dụng que thử sai cách;
  • Bạn thử thai quá sớm;
  • Nước tiểu quá loãng bởi vì bạn uống nước nhiều ngay trước khi thử;
  • Bạn đang uống một số thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu hoặc kháng histamine.

Nếu bạn có kết quả thử thai âm tính, thử làm lại sau khoảng một tuần. Một vài bộ thử thai tại nhà khuyên rằng nên làm như vậy bất kể kết quả là gì.

Nếu que th lúc dương tính, lúc thì âm tính, bn phi làm sao?

Hãy đến khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu, đây là xét nghiệm rất chính xác để phát hiện bạn có thai hay không.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nội soi ổ bụng: chẩn đoán và phẫu thuật

(54)
Nội soi ổ bụng chẩn đoán là một phẫu thuật sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi là đèn soi với mục đích là thám sát ổ bụng hoặc thực hiện các thao ... [xem thêm]

CST

(65)
Tên kỹ thuật y tế: Contraction Stress Testing (CST), Oxytocin Challenge test (OCT)Bộ phận cơ thể/mẫu thử: thai nhiTìm hiểu chungXét nghiệm CST là gì?Xét nghiệm CST (theo ... [xem thêm]

Agglutinins (yếu tố gây ngưng kết) nóng

(58)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm agglutinins (yếu tố gây ngưng kết) nóngBộ phận cơ thể/Mẫu thử: máuTìm hiểu chungXét nghiệm agglutinins (yếu tố gây ngưng kết) ... [xem thêm]

Agglutinins lạnh

(85)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm agglutinins lạnhBộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm agglutinins lạnh là gì?Agglutinins lạnh là kháng thể ... [xem thêm]

Chụp Positron cắt lớp (Chụp PET CT)

(38)
Chụp Positron cắt lớp (hay còn gọi là PET, PET Scan hoặc PET CT) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học tạo ra các hình ảnh thể hiện vị trí của các tế ... [xem thêm]

Xét nghiệm HbA1c

(79)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm HbA1c/Định lượng glycohemoglobin (HbA1c, A1c)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungHba1c là xét nghiệm gì?Định lượng ... [xem thêm]

Cộng hưởng từ tuyến vú

(44)
Cộng hưởng từ tuyến vú là gì? Cộng hưởng từ tuyến vú (hoặc MRI tuyến vú – breast MRI) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để phát ... [xem thêm]

Tiêm dưới da xác định bệnh lao

(67)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm tiêm dưới da xác định bệnh laoBộ phận cơ thể/Mẫu thử: DaTìm hiểu chungXét nghiệm tiêm dưới da xác định bệnh lao là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN