Chụp CT cột sống thắt lưng cùng

(3.95) - 12 đánh giá

Tên kĩ thuật y tế: Chụp CT cột sống thắt lưng cùng

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Cột sống

Tìm hiểu chung

Chụp CT cột sống thắt lưng cùng là gì?

Chụp cắt lớp (CT) scan, hay thường được gọi là CT scan, là một thủ thuật X quang tạo ra những hình ảnh cắt ngang của một phần nào đó trong cơ thể. Chụp CT cột sống thắt lưng cùng là chụp CT vùng thắt lưng và các mô mềm xung quanh.

Khi nào bạn nên thực hiện chụp CT cột sống thắt lưng cùng?

Chụp CT sẽ cho bạn hình ảnh chi tiết về cơ thể một cách nhanh chóng. Chụp CT cột sống thắt lưng cùng có thể đánh giá gãy xương và những thay đổi của cột sống, ví dụ như viêm khớp.

Chụp này có thể sử dụng trong hoặc sau khi chụp X-quang tủy sống và rễ dây thần kinh tủy (chụp tủy sống) hoặc chụp X-quang đĩa đệm (chụp đĩa quang).

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện chụp CT cột sống thắt lưng cùng?

Thỉnh thoảng kết quả chụp CT của bạn có thể khác so với các loại X-quang khác, chụp cộng hưởng từ (MRI), hoặc siêu âm, vì chụp CT có thể cung cấp một góc nhìn khác.

Trẻ em trước khi tiến hành chụp CT cần nghe theo những chỉ dẫn đặc biệt. Nếu đứa trẻ còn quá bé để có thể ngồi yên hay cảm thấy sợ hãi, bác sĩ cần cho trẻ uống thuốc (an thần) để đứa trẻ cảm thấy thư giãn.

Nếu đứa trẻ được hẹn lịch chụp CT, bạn nên thảo luận với bác sĩ về tính cần thiết của việc chụp CT và rủi ro đối với đứa trẻ khi tiếp xúc với bức xạ.

MRI có thể cung cấp nhiều thông tin hơn chụp CT về đĩa đệm và tủy sống. Khi việc chụp CT cột sống được thực hiện cùng với chụp tủy sống, nó gọi là CT tủy sống. MRI cột sống thường được thực hiện thay cho của CT tủy sống.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện chụp CT cột sống thắt lưng cùng?

Chụp CT cột sống thắt lưng là một thủ thuật không xâm lấn.

Bạn có thể muốn mặc đồ rộng, thoải mái vì bạn sẽ được yêu cầu nằm trên một bàn. Bạn cũng sẽ được hướng dẫn cởi hết nữ trang và các vật kim loại khác trên người. Nói với bác sĩ nếu bạn có bất kì mảnh ghép kim loại nào từ các thủ thuật trước đây.

Trước khi chụp CT, báo với bác sĩ nếu bạn gặp các vấn đề như:

  • Dị ứng với thuốc cản quang đường uống (barít);
  • Tiểu đường, vì nhịn đói có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn;
  • Mang thai.

Quy trình thực hiện chụp CT cột sống thắt lưng cùng như thế nào?

Bạn sẽ được yêu cầu nằm trên một cái bàn hẹp có thể trượt vào vùng trung tâm của máy chụp CT. Bạn cần phải nằm ngửa trong thủ thuật này.

Một khi bạn đã nằm trong máy chụp, máy sẽ phóng ra các chùm tia X quay xung quanh bạn.

Những đầu dò nhỏ bên trong máy CT sẽ đo lượng tia X xuyên qua các bộ phận của cơ bạn trong quá trình chụp. Một máy tính sẽ lấy thông tin này và tạo ra nhiều hình ảnh, gọi là những lát cắt. Những hình ảnh này có thể được lưu trữ lại, xem qua màn hình máy tính, hoặc in ra thành phim. Chức năng dựng hình ba chiều vùng cột sống có thể được tạo ra bằng cách ghép các lát cắt lại với nhau.

Bạn sẽ vẫn phải ngồi yên trong suốt quá trình kiểm tra. Di chuyển có thể làm hình ảnh bị nhòe đi.

Bạn phải nằm yên trong suốt quá trình kiểm tra. Di chuyển có thể làm hình ảnh bị nhòe đi. Bạn có thể được dặn phải nín thở trong những quãng thời gian ngắn.

Trong một số trường hợp, một chất nhuộm màu gắn iốt, gọi là chất cản quang, có thể được tiêm vào tĩnh mạch của bạn trước khi hình ảnh được chụp. Chất cản quang có thể làm nổi bật những khu vực cụ thể bên trong cơ thể, tạo ra hình ảnh rõ nét hơn.

Trong một vài trường hợp khác, chụp CT cột sống thắt lưng cùng có thể được thực hiện sau khi tiêm chất cản quang vào ống sống trong lúc chọc tủy sống để xem có sự chèn ép lên các dây thần kinh hay không.

Thủ thuật này thường kéo dài trong vài phút.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện chụp CT cột sống thắt lưng cùng?

Sau khi kiểm tra, bạn có thể mặc đồ và sinh hoạt bình thường.

Kết quả chụp CT thường chỉ mất một ngày để xử lý. Bác sĩ của bạn sẽ đặt lịch cho cuộc hẹn kế tiếp để thảo luận về kết quả chụp hình của bạn và nói với bạn biết quy trình tiếp theo tùy thuộc vào kết quả của bạn. Bác sĩ có thể yêu cần nhiều hình chụp hơn, xét nghiệm máu, hoặc các xét nghiệm khác để giúp bạn có được một chẩn đoán chính xác và bắt đầu điều trị.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường

Kết quả được xem là bình thường nếu không có vấn đề gì được nhìn thấy trong vùng thắt lưng cùng trên hình ảnh.

Kết quả bất thường

Chụp CT cột sống thắt lưng cùng có thể cho thấy những tình trạng hay bệnh lý sau:

  • Nang;
  • Thoát vị đĩa đệm;
  • Nhiễm trùng;
  • Ung thư đã di căn cột sống;
  • Viêm xương khớp;
  • Nhuyễn xương;
  • Chèn ép dây thần kinh;
  • Khối u;
  • Gãy đốt xương sống.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đo đậm độ xương (DEXA Scan)

(46)
Chú ý: Đo đậm độ xương còn được gọi là đo mật độ xương, đo loãng xương, đo độ loãng xương. Những thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn chung. ... [xem thêm]

Xét nghiệm lẩy da nội bì

(92)
Xét nghiệm lẩy da thường được sử dụng để tìm nguyên nhân của một số dạng dị ứng. Quy trình xét nghiệm lẩy da Những mẫu dị nguyên nghi ngờ là nguyên ... [xem thêm]

Định lượng carboxyhemoglobin (COHb)

(44)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm định lượng carboxyhemoglobin (COHb)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu (function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ... [xem thêm]

Gen gây ứ sắt mô

(40)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm gen gây ứ sắt mô (xét nghiệm HFE)Bộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm gen gây ứ sắt mô là gì?Xét nghiệm ... [xem thêm]

Nội soi bàng quang

(21)
Chú ý: thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn tổng quát. Những trình tự, thao tác và cách thực hiện có thể khác nhau giữa các bệnh viện khác nhau. Bạn cần ... [xem thêm]

Xét nghiệm Pap

(97)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm PapBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Cổ tử cungTìm hiểu chungXét nghiệm Pap là gì ?Xét nghiệm Pap, hay còn gọi là xét nghiệm ... [xem thêm]

Điện não đồ (EEG)

(15)
Điện não đồ là một thử nghiệm hữu ích để giúp chẩn đoán bệnh động kinh. Nó ghi lại hoạt động điện của não. Tuy nhiên, một kết quả điện não ... [xem thêm]

Bilirubin

(52)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm BilirubinBộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm bilirubin là gì?Xét nghiệm Bilirubin dùng để kiểm tra nồng độ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN