Phụ nữ mê shopping hơn khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đàn ông mê mùi hương của phái đẹp đang “đến tháng”… Còn rất nhiều điều bất ngờ về “ngày đèn đỏ” mà giới khoa học vừa công bố.
Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn biết thời gian rụng trứng, mất kinh hoặc chảy máu kinh nguyệt ngoài ý muốn. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ còn tiết lộ nhiều sự thật thú vị về sức khỏe giới tính, quan hệ tình dục và nhiều điều bất ngờ khác.
Dưới đây là một số thông tin hữu ích về chu kỳ kinh nguyệt mà bạn nên biết.
1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời gian hành kinh là giai đoạn mỗi tháng khi buồng trứng bắt đầu quá trình rụng trứng. Quá trình này sẽ gây chảy máu qua âm đạo, thường kéo dài khoảng 3-5 ngày và khác nhau ở mỗi người phụ nữ.
Chu kỳ kinh nguyệt cung cấp một loại hóa chất quan trọng giữ cho cơ thể khỏe mạnh được gọi là hormone. Thời gian hành kinh cũng là bước chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình thụ tinh, mang thai mỗi tháng. Sự lên xuống của lượng hormone trong cơ thể kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.
Vậy cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? Thời gian hành kinh không nhất thiết phải cùng một ngày mỗi tháng vì một chu kỳ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ trước cho đến ngày đầu tiên của kỳ tiếp theo. Nhiều người thường thắc mắc chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Thật ra, chu kỳ kinh trung bình dài 28 ngày. Chu kỳ dao động khoảng 21-35 ngày ở người lớn và 21-45 ngày ở thanh thiếu niên trẻ. Tất cả phụ nữ đều có kinh nguyệt. Thời kỳ kinh nguyệt đầu tiên có thể xảy ra khi bạn từ 8 -12 tuổi và kéo dài theo định kỳ hằng tháng cho đến khi mãn kinh khoảng 50 tuổi.
Các triệu chứng phổ biến của chu kỳ kinh nguyệt là:
- Chuột rút ở vùng bụng dưới
- Đau lưng
- Thay đổi về khẩu vị hoặc thèm ăn
- Ngực sưng, đau
- Nhức đầu
- Mệt mỏi
- Khó ngủ
- Đau khớp hoặc cơ bắp
- Căng thẳng, dễ bị kích thích, thay đổi tâm trạng, hay khóc
- Tiêu chảy
2. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?
Kinh nguyệt là một tình trạng sức khỏe bình thường mà mọi người phụ nữ đều phải trải qua do ảnh hưởng nội tiết tố. Trong nửa đầu của chu kỳ, nồng độ hormone nữ estrogen bắt đầu tăng.
Estrogen đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là giúp xương chắc khỏe đến khi bạn già đi. Estrogen cũng làm cho niêm mạc tử cung (dạ con) lớn và dày lên.
Đây là nơi nuôi dưỡng phôi thai nếu hiện tượng thụ tinh xảy ra. Đồng thời khi lớp niêm mạc của tử cung đang phát triển, một hay nhiều trứng trong buồng trứng bắt đầu trưởng thành. Vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ 28 ngày, trứng rời khỏi buồng trứng, quá trình này được gọi là sự rụng trứng.
Sau khi trứng đã rời khỏi buồng trứng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng đến tử cung. Mức độ hormone tăng lên giúp nội mạc tử cung chuẩn bị cho quá trình mang thai. Phụ nữ nhiều khả năng có thai vào ngày rụng trứng hoặc trước đó 3 ngày. Bạn hãy nhớ rằng, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài sẽ rụng trứng vào trước hay sau ngày thứ 14.
Phụ nữ mang thai khi trứng được thụ tinh với tinh trùng gắn vào thành tử cung. Nếu trứng không được thụ tinh, tinh trùng sẽ bị tiêu hủy. Sau đó, mức độ hormone giảm và niêm mạc của tử cung dày lên sẽ bị đào thải cùng trứng không được thụ tinh trong thời kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, bạn hãy nhớ rằng việc sử dụng một số phương pháp ngừa thai, chẳng hạn như thuốc tránh thai hay vòng tránh thai có thể ảnh hưởng đến “ngày đèn đỏ”. Khi gần mãn kinh, chu kỳ kinh của bạn có thể trở nên không đều đặn. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ khi nhận thấy bất kỳ điều gì bất thường để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
3. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều?
Thật tuyệt vời nếu “ngày đèn đỏ” của bạn vẫn xuất hiện đều đặn. Tuy nhiên, một số phụ nữ sẽ gặp phải những tình trạng như kinh ra quá nhiều hay quá ít, kinh không đều, đau bụng kinh dữ dội hay mất kinh. Những điều này là dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt và bạn cần đi khám bác sĩ. Chu kỳ kinh nguyệt không bình thường có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
– Căng thẳng, bệnh tật
– Tuổi tác ảnh hưởng đến phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản
– Các loại thuốc tránh thai
– Rối loạn ăn uống, giảm cân đột ngột hoặc tập thể dục quá sức gây rối loạn kinh
– Đang mang thai hoặc cho con bú
– Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
– Suy buồng trứng
– Bệnh viêm vùng chậu (PID)
– U xơ tử cung
– Có các u nhỏ hoặc bị dày lên của lớp niêm mạc tử cung
– Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp
– Sẹo nặng (dính) của lớp niêm mạc của tử cung, một tình trạng gọi là hội chứng Asherman;
4. Chu kỳ kinh không đều ảnh hưởng tới sự thụ thai
Chu kỳ kinh nguyệt càng không đều sẽ dẫn đến việc thụ thai của bạn sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Nếu chu kỳ của bạn không đều, ngày bạn có khả năng thụ thai cao nhất cũng sẽ không ổn định, từ đó bạn cũng sẽ khó khăn hơn để xác định thời điểm cho việc quan hệ tình dục để có thai. Ngoài nguy cơ vô sinh, kinh nguyệt không đều cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.
Vì vậy, hãy cố gắng kiểm tra và quan sát sự thay đổi trong chất nhờn của bạn mỗi ngày. Hãy quan hệ khi bạn nhận thấy mình ẩm ướt và có chất nhờn trơn trong hai hoặc nhiều ngày. Hoặc bạn có thể áp dụng một cách dễ hơn là vẫn quan hệ bình thường giữa các đợt kinh nguyệt.
Một số phụ nữ sử dụng bộ dụng cụ xác định rụng trứng hoặc phần mềm tính ngày rụng trứng để xác định thời gian sinh sản phù hợp nhất. Bộ dụng cụ này có khả năng tính toán được ngày đỉnh của hoàng thể tố(luteinising hormone, viết tắt là LH) – đây là một loại kích thích tố kích thích rụng trứng. Bằng việc sử dụng bộ dụng cụ này, bạn có thể tính ngày mà trứng rụng nhiều nhất trong chu kỳ, mặc dù cách tính chu kỳ kinh nguyệt hay tính ngày rụng trứng có chính xác hay không thì việc xác định thời gian để quan hệ này sẽ không tăng cơ hội mang thai tự nhiên cho bạn.
5. Cách điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều
Khi đi khám bệnh do kinh nguyệt không đều, bác sĩ sẽ khám lâm sàng trước tiên để tìm hiểu xem chu kỳ kinh nguyệt của bạn là bình thường hay bất thường. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn bất thường, bác sĩ sẽ làm tiếp xét nghiệm như khám phụ khoa, xét nghiệm máu, sinh thiết nội mạc tử cung, khám buồng tử cung và siêu âm.
Phương pháp điều trị và các thói quen sinh hoạt làm giảm các triệu chứng kinh nguyệt không đều có thể bao gồm:
- Sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen, naproxen để giảm đau
- Thay đổi phương pháp kiểm soát sinh đẻ
- Thay đổi lối sống, bao gồm cả việc giảm cân
- Liệu pháp hormone
- Làm phẫu thuật
- Đặt một miếng đệm ấm hay chai nước ấm vào lưng dưới hoặc bụng.
- Tắm nước ấm cũng có thể giúp giảm cơn đau bụng do kinh nguyệt
- Tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều caffeine và muối
- Tránh hút thuốc và uống rượu
- Massage lưng và bụng dưới
Điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ nếu bạn thường xuyên có quan hệ tình dục và bị nhỡ một chu kỳ kinh. Đây có thể là một dấu hiệu của việc mang thai. Bạn cũng nên gặp bác sĩ của bạn nếu bạn bắt đầu có kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, hay máu kinh nhiều, chu kỳ xảy ra thường xuyên hơn mỗi 21 ngày hoặc ít hơn mỗi 45 ngày, hoặc có kèm theo co thắt nặng hoặc đau bụng. Bạn cũng nên cho bác sĩ biết nếu bị chảy máu ở giữa những chu kỳ kinh.
Trong khi đó, nếu kinh nguyệt bạn không đều, hãy giữ một miếng lót hoặc băng vệ sinh dạng ống (tampon) trong ba lô của bạn, chỉ cần như vậy bạn sẽ thấy chúng hữu ích trong trường hợp chu kỳ của bạn đến không như mong đợi.
6. Chu kỳ kinh nguyệt khiến bạn trở nên hấp dẫn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng hormone mua sắm nhiều hơn vào khoảng 10 ngày trước khi chu kỳ của họ bắt đầu. Trong khảo sát với 500 phụ nữ về thói quen của bản thân khi đến chu kỳ, gần 2/3 phụ nữ thừa nhận rằng họ đã mua rất nhiều thứ vào giai đoạn gần cuối chu kỳ. Họ xem đây là một cách xả stress để làm dịu đi hội chứng tiền kinh nguyệt.
9. Lượng máu mất do chu kỳ khoảng 30ml đến 118ml
Tổng lượng máu trung bình đã bao gồm phần máu đông cơ thể bị mất trong chu kỳ chính xác vào khoảng 45ml. Nếu tổng lượng máu bằng 237ml hoặc nhiều hơn thì đó có thể là dấu hiệu bất thường và bạn cần được đi kiểm tra ngay.
10. Bạn vẫn có khả năng thụ thai trong chu kỳ
Khi tìm hiểu liệu chu kỳ kinh nguyệt và thụ thai có liên quan tới nhau không, bạn sẽ biết được việc này rất hiếm xảy ra, nhưng vẫn có khả năng vì tử cung của bạn đến tận 1 tuần. Khả năng có thai cao nhất khi bạn quan hệ trong giai đoạn cuối của chu kỳ.
11. Chu kỳ có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bạn
Một nghiên cứu được đăng trên tờ Ethology cho rằng chỉ thông qua giọng nói mà nam giới có thể biết được phụ nữ có đang trong chu kỳ hay không. Họ cho biết khi đang trong chu kỳ, giọng nói của phụ nữ nghe dữ và gằn hơn bình thường. Việc phát ra giọng nói có mối liên quan tương đối chặt chẽ đến sinh lý. Các tế bào ở thanh quản và âm đạo tương đối giống nhau và cho ra những thụ thể hormone giống nhau.
12. Liệu chu kỳ kinh nguyệt có bị “đồng bộ hóa”?
Mặc dù có tình trạng chu kỳ của bạn và những người thường tiếp xúc như bạn thân, mẹ, chị em gái có xu hướng ngày càng gần nhau hoặc thậm chí là giống nhau nhưng khoa học vẫn chưa có câu trả lời hoặc giải thích chắc chắn nào cho tình trạng này.
13. Không chỉ riêng tử cung bị chảy máu
Đây được gọi là hiện tượng kinh nguyệt thay thế, được phát hiện vào những năm 1800. Biểu hiện của tình trạng này là thay vì chảy máu ở màng nhầy tử cung như bình thường thì sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu ở những khu vực, bộ phận khác của cơ thể thường là ở mắt, tai, miệng, phổi thậm chí là trên da.
14. Chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu mang thai
Hiện tượng chảy máu âm đạo không hẳn là do bạn đến kỳ kinh. Trong giai đoạn đầu khi