Trẻ nhỏ ở trong máy lạnh lâu dễ bị mất nước, các bệnh về đường hô hấp. Do đó, bạn cần biết cách sử dụng máy điều hòa đúng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Chị Bích Loan (Q. Tân Phú, TP. HCM), sinh con vào mùa nóng, chị lo con không ngủ ngon nên thường xuyên mở máy lạnh. Thế nhưng, cho con nằm trong phòng lạnh thường xuyên dễ khiến con bị mất nước, mắc các bệnh về đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi), da khô, tiêu chảy… Bạn có thể sử dụng máy lạnh nhưng hãy chú ý một số
1. Nhiệt độ lý tưởng
Khi trẻ ngủ, nhiệt độ phòng giảm xuống có thể khiến trẻ dễ bị đau họng và sốt dẫn đến tiêu chảy. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lạm dụng điều hòa gây ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng và bên ngoài, ảnh hưởng không tốt đến trẻ.
Để giữ an toàn cho trẻ em, bạn chỉ nên để nhiệt độ phòng khoảng 25 – 27°C. Nếu sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng và bên ngoài tối đa là 7°C, trẻ không bị sốc nhiệt. Chỉ sử dụng máy lạnh ít hơn 4 giờ và tắt điều hòa 30 phút trước khi ra ngoài. Mở cửa để không khí lưu thông và trẻ có thể thích ứng với nhiệt độ bên ngoài.
2. Vệ sinh máy điều hòa
Bạn nên chú ý đến việc làm sạch máy điều hòa một cách đều đặn để tránh nấm mốc và mầm bệnh sinh sôi. Phòng máy lạnh cũng cần làm sạch. Khi không sử dụng, bạn nên mở cửa để phòng thoáng mát tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Hơn nữa, không nên để trẻ ở phòng máy lạnh cả ngày, 4 giờ liên tiếp vì trẻ bị khô da và đau họng. Bạn nên bế trẻ ra khỏi phòng máy lạnh 2 – 3 giờ/lần. Ngoài ra, không nên để trẻ vào phòng máy lạnh ngay khi vừa mới đi ngoài đường về để người bớt mồ hôi rồi mới bước vào phòng lạnh.
Bên cạnh đó, khi sử dụng máy lạnh không nên cho trẻ bước ra vào phòng nhiều lần tránh sự chênh lệch nhiệt độ. Bạn cũng nên sử dụng máy làm ẩm không khí để không gây viêm đường hô hấp ở trẻ.
3. Uống nước thường xuyên
Bạn nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là khi thời tiết nóng, khi ở trong phòng máy lạnh để ngăn ngừa mất nước. Nếu trẻ bị mất nước, cơ thể của chúng sẽ bị suy hô hấp và hệ miễn dịch bị suy yếu.
4. Cách chăm sóc trẻ trong phòng máy lạnh
- Trẻ em cần sử dụng thuốc nhỏ mũi để duy trì độ ẩm cần thiết cho cơ thể và ngăn ngừa khô mũi
- Cho trẻ uống các loại nước có khả năng làm mát cơ thể như nước chanh, cam…
- Khi trẻ đang ngủ, bạn quấn trẻ vào một tấm chăn mỏng, nên che bụng để ngăn ngừa các lỗ chân lông giãn nở có thể dẫn đến cảm lạnh
- Tránh để trẻ ở gần máy điều hòa để tránh nghẹt mũi, thở dốc, bệnh hô hấp và đau họng
- Khi trẻ thở hổn hển, bạn nên đưa con đến bác sĩ.
- Nếu thời tiết mát mẻ, bạn nên sử dụng quạt thay vì điều hòa.